Thanh Thúy
Well-known member
IBM và Viện Công nghệ và Khoa học Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản hợp tác, nhằm tìm cách sản xuất 1 máy tính lượng tử chứa 10.000 qubit vào năm 2029, vượt xa các máy 133 qubit hàng đầu hiện nay.
IBM đang rất tập trung vào lĩnh vực điện toán lượng tử vài năm gần đây. Cỗ máy 10.000 qubit này vượt xa so với lộ trình hiện tại của hãng, vốn thậm chí còn chưa đạt tới 2.000 qubit trong các sản phẩm thương mại cho đến năm 2033. Mục tiêu của hệ thống 10.000 qubit là chạy các phép tính lượng tử mà không cần siêu máy tính truyền thống làm dự phòng.
Hiện tại, máy 133 qubit hiện đại nhất vẫn thường mắc lỗi, cần có siêu máy tính hỗ trợ kiểm tra lại công việc tính toán của chúng.
Theo nguồn tin của Nikkei, IBM và AIST chuẩn bị công bố thỏa thuận bằng 1 biên bản ghi nhớ “trong những ngày tới”. Sự hợp tác này có một số mục tiêu chính đã được đặt ra. IBM và AIST sẽ tìm cách phát triển chất bán dẫn và mạch hoạt động ở nhiệt độ gần bằng 0 tuyệt đối. Máy tính lượng tử hoạt động hiệu quả và chính xác hơn khi chúng càng gần 0 Kelvin.
Những cỗ máy lớn nhất hiện nay đều phải có qubit và chip/mạch lắp đạt trong các phòng hoặc buồng riêng biệt. Vì vậy, việc tạo ra các bộ phận hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt là bước cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu lượng tử. AIST sẽ tận dụng các bằng sáng chế, nền tảng kiến thức AI và quan hệ của mình với nhiều nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản trong quá trình sản xuất. AIST cũng giúp đảm bảo các siêu máy tính lượng tử trong tương lai được giao đến tay doanh nghiệp và ngành công nghiệp Nhật Bản, thông qua cung cấp chương trình đào tạo và vận động hành lang để họ khai thác lượng tử.
Việc tiếp cận huyết mạch của ngành công nghiệp Nhật Bản được cho là lý do tại sao IBM thực hiện thỏa thuận này, thỏa thuận lớn nhất của công ty với một ngành công nghiệp của chính phủ trong lĩnh vực lượng tử. Dù vậy, họ vẫn chỉ ở bước sơ khai trên con đường chinh phục máy tính lượng tử thực sự. Vẫn còn một chặng đường dài trước khi nó trở nên hữu ích cho người tiêu dùng hoặc các chuyên gia.
IBM đang rất tập trung vào lĩnh vực điện toán lượng tử vài năm gần đây. Cỗ máy 10.000 qubit này vượt xa so với lộ trình hiện tại của hãng, vốn thậm chí còn chưa đạt tới 2.000 qubit trong các sản phẩm thương mại cho đến năm 2033. Mục tiêu của hệ thống 10.000 qubit là chạy các phép tính lượng tử mà không cần siêu máy tính truyền thống làm dự phòng.
Hiện tại, máy 133 qubit hiện đại nhất vẫn thường mắc lỗi, cần có siêu máy tính hỗ trợ kiểm tra lại công việc tính toán của chúng.
Theo nguồn tin của Nikkei, IBM và AIST chuẩn bị công bố thỏa thuận bằng 1 biên bản ghi nhớ “trong những ngày tới”. Sự hợp tác này có một số mục tiêu chính đã được đặt ra. IBM và AIST sẽ tìm cách phát triển chất bán dẫn và mạch hoạt động ở nhiệt độ gần bằng 0 tuyệt đối. Máy tính lượng tử hoạt động hiệu quả và chính xác hơn khi chúng càng gần 0 Kelvin.
Những cỗ máy lớn nhất hiện nay đều phải có qubit và chip/mạch lắp đạt trong các phòng hoặc buồng riêng biệt. Vì vậy, việc tạo ra các bộ phận hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt là bước cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu lượng tử. AIST sẽ tận dụng các bằng sáng chế, nền tảng kiến thức AI và quan hệ của mình với nhiều nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản trong quá trình sản xuất. AIST cũng giúp đảm bảo các siêu máy tính lượng tử trong tương lai được giao đến tay doanh nghiệp và ngành công nghiệp Nhật Bản, thông qua cung cấp chương trình đào tạo và vận động hành lang để họ khai thác lượng tử.
Việc tiếp cận huyết mạch của ngành công nghiệp Nhật Bản được cho là lý do tại sao IBM thực hiện thỏa thuận này, thỏa thuận lớn nhất của công ty với một ngành công nghiệp của chính phủ trong lĩnh vực lượng tử. Dù vậy, họ vẫn chỉ ở bước sơ khai trên con đường chinh phục máy tính lượng tử thực sự. Vẫn còn một chặng đường dài trước khi nó trở nên hữu ích cho người tiêu dùng hoặc các chuyên gia.