Thịnh Lê
Well-known member
Liệu người tiêu dùng có thực sự cần một chiếc iPhone 14 hay Galaxy S23 hay không?
Trong khoảng 1 năm qua, người dùng đã mải mê quay cuồng xung quanh iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max, Galaxy Z Fold 4 và Galaxy S23 Ultra. Điểm chung của cả 4 thiết bị này là đều được sản xuất bởi các “ông lớn” công nghệ - Apple và Samsung.
Các nhà sản xuất thường xuyên tung ra các dòng sản phẩm cao cấp với nhiều kích cỡ và mức giá khác nhau. Cả Apple và Samsung đều giới thiệu một phiên bản cao cấp nhất, một thiết bị hạng giữa và một thiết bị tiêu chuẩn.
Smartphone tiêu chuẩn có gì thú vị?
Ban đầu, công chúng chỉ có một chiếc iPhone. Sau này, Apple ngày càng tung ra nhiều phiên bản cho người dùng lựa chọn. Kết quả là dòng iPhone Plus đã ra đời và sau đó là dòng iPhone mini đã bị khai tử.
Thực tế, iPhone 13 mini không hơn kém nhiều so với iPhone 13 tiêu chuẩn. Thay vào đó, chúng phục vụ một mục đích khác và phục vụ cho một đối tượng khác. Sự song song tương tự có thể được rút ra giữa iPhone 14 và iPhone 14 Plus.
iPhone 13 mini và iPhone 13 Pro Max.
Nói rộng ra, sự khác biệt về giá giữa các phiên bản này chủ yếu phản ánh sự khác biệt về chi phí sản xuất. Xét cho cùng, một chiếc điện thoại thông minh có màn hình 5,4 inch sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với một chiếc smartphone có màn hình 6,7 inch. Việc định giá không được tạo ra để khuyến khích người dùng nâng cấp và vung tiền, điều này khiến chúng trở nên thân thiện với khách hàng hơn… và tiết kiệm chi phí sản xuất hơn.
iPhone 14 Pro và iPhone 14.
Đây là lý do tại sao các công ty đã chọn một cách khác biệt hóa sản phẩm, đẩy người dùng chi tiêu nhiều hơn cho iPhone Pro, iPhone Pro Max và tương lai là iPhone Ultra.
Sự khác biệt theo thứ bậc
Thực tế, dòng iPhone 14 bao gồm các thiết bị Cao cấp, Cao cấp hơn và Cao cấp nhất. Nhưng vấn đề với cách tiếp cận đó là gì?
Đầu tiên, việc tạo ra các bậc giúp giảm bớt một số căng thẳng tâm lý cho người dùng khi phải chi hơn 20 triệu đồng cho một chiếc điện thoại thông minh. Tạo ra nhiều lựa chọn hơn những gì thực sự cần thiết là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đây thực chất không phải là hiệu ứng chim mồi khét tiếng vì sự khác biệt về giá là đối xứng.
Bộ ba Galaxy S23.
Ví dụ, với dòng Galaxy S23, những ai có khả năng tài chính dưới 20 triệu, Galaxy S23 là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi đến cửa hàng và thấy Galaxy S23+ với màn hình lớn hơn và chỉ đắt hơn vài triệu đồng, người dùng sẽ bị cuốn hút hơn. Mặt khác, Galaxy S23 Ultra tạo cảm giác cao cấp nhất ngay từ tên gọi.
Thêm vào đó, các nhà phân phối còn tung chương trình trả góp hấp dẫn, khiến người dùng bớt áp lực chi trả 1 lần.
Vấn đề là cả ba phiên bản Galaxy S này đều được định vị là phân khúc cao cấp. Sự khác biệt chính nằm ở kích thước. Ví dụ, một số người thích một chiếc điện thoại thông minh bền hơn. Những người khác sẽ sẵn sàng sở hữu một thiết bị nặng hơn, đi kèm viên pin lớn hơn.
“Bí mật” đằng sau chiến lược đặt tên
Chung quy lại, cách đặt tên smartphone cho thấy tất cả các thành viên khác của dòng flagship đều kém hơn phiên bản cao cấp nhất. Sự thật là tất cả điện thoại thông minh Galaxy S23 đều đặc biệt. Tuy nhiên, một số phiên bản sẽ kém hấp dẫn hơn để những phiên bản đắt tiền hơn bán chạy hơn.
Các mẫu iPhone có khoảng cách ngày càng lớn.
Một phần lý do khiến công nghệ trên điện thoại thông minh chậm lại là vì các nhà sản xuất đang giữ các tính năng cao cấp lâu hơn, mở rộng khoảng cách giữa các phiên bản khác nhau.
iPhone 14 tiêu chuẩn có gì? Chúng cung cấp hiệu suất tương tự như bản tiền nhiệm, được ra mắt với cùng mức giá của iPhone 13 và hầu như không có các nâng cấp thú vị như iPhone 14 Pro.
Do đó, người dùng kém hào hứng với cả iPhone 14 và Galaxy S23 của Apple và Samsung, cố gắng "lên đời" Galaxy S23 Ultra và cặp iPhone 14 Pro.
Kết luận
Nói tóm lại, mỗi phiên bản sẽ phù hợp với từng người dùng. Một dòng smartphone nên được sắp xếp để mang đến cho người mua sự lựa chọn có ý nghĩa, không chỉ phụ thuộc vào mức giá.
Ảnh minh hoạ.
Tất nhiên, những người chịu chi cho một chiếc flagship rất dư giả tài chính. Nhưng khi một công ty giở đủ "chiêu" để khiến người dùng chi tiêu nhiều hơn cho chiếc smartphone cao cấp nhất trong dòng sản phẩm, những sản phẩm giá thấp hơn sẽ kém xịn hơn. Và người dùng vô hình chung đã bị mắc kẹt với những chiếc điện thoại kém cao cấp hơn với giá từ 20 triệu đồng.
Trong khoảng 1 năm qua, người dùng đã mải mê quay cuồng xung quanh iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max, Galaxy Z Fold 4 và Galaxy S23 Ultra. Điểm chung của cả 4 thiết bị này là đều được sản xuất bởi các “ông lớn” công nghệ - Apple và Samsung.
Ảnh minh hoạ.Các nhà sản xuất thường xuyên tung ra các dòng sản phẩm cao cấp với nhiều kích cỡ và mức giá khác nhau. Cả Apple và Samsung đều giới thiệu một phiên bản cao cấp nhất, một thiết bị hạng giữa và một thiết bị tiêu chuẩn.
Smartphone tiêu chuẩn có gì thú vị?
Ban đầu, công chúng chỉ có một chiếc iPhone. Sau này, Apple ngày càng tung ra nhiều phiên bản cho người dùng lựa chọn. Kết quả là dòng iPhone Plus đã ra đời và sau đó là dòng iPhone mini đã bị khai tử.
Thực tế, iPhone 13 mini không hơn kém nhiều so với iPhone 13 tiêu chuẩn. Thay vào đó, chúng phục vụ một mục đích khác và phục vụ cho một đối tượng khác. Sự song song tương tự có thể được rút ra giữa iPhone 14 và iPhone 14 Plus.
iPhone 13 mini và iPhone 13 Pro Max.
Nói rộng ra, sự khác biệt về giá giữa các phiên bản này chủ yếu phản ánh sự khác biệt về chi phí sản xuất. Xét cho cùng, một chiếc điện thoại thông minh có màn hình 5,4 inch sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với một chiếc smartphone có màn hình 6,7 inch. Việc định giá không được tạo ra để khuyến khích người dùng nâng cấp và vung tiền, điều này khiến chúng trở nên thân thiện với khách hàng hơn… và tiết kiệm chi phí sản xuất hơn.
iPhone 14 Pro và iPhone 14.
Đây là lý do tại sao các công ty đã chọn một cách khác biệt hóa sản phẩm, đẩy người dùng chi tiêu nhiều hơn cho iPhone Pro, iPhone Pro Max và tương lai là iPhone Ultra.
Sự khác biệt theo thứ bậc
Thực tế, dòng iPhone 14 bao gồm các thiết bị Cao cấp, Cao cấp hơn và Cao cấp nhất. Nhưng vấn đề với cách tiếp cận đó là gì?
Đầu tiên, việc tạo ra các bậc giúp giảm bớt một số căng thẳng tâm lý cho người dùng khi phải chi hơn 20 triệu đồng cho một chiếc điện thoại thông minh. Tạo ra nhiều lựa chọn hơn những gì thực sự cần thiết là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đây thực chất không phải là hiệu ứng chim mồi khét tiếng vì sự khác biệt về giá là đối xứng.
Bộ ba Galaxy S23.
Ví dụ, với dòng Galaxy S23, những ai có khả năng tài chính dưới 20 triệu, Galaxy S23 là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi đến cửa hàng và thấy Galaxy S23+ với màn hình lớn hơn và chỉ đắt hơn vài triệu đồng, người dùng sẽ bị cuốn hút hơn. Mặt khác, Galaxy S23 Ultra tạo cảm giác cao cấp nhất ngay từ tên gọi.
Thêm vào đó, các nhà phân phối còn tung chương trình trả góp hấp dẫn, khiến người dùng bớt áp lực chi trả 1 lần.
Vấn đề là cả ba phiên bản Galaxy S này đều được định vị là phân khúc cao cấp. Sự khác biệt chính nằm ở kích thước. Ví dụ, một số người thích một chiếc điện thoại thông minh bền hơn. Những người khác sẽ sẵn sàng sở hữu một thiết bị nặng hơn, đi kèm viên pin lớn hơn.
“Bí mật” đằng sau chiến lược đặt tên
Chung quy lại, cách đặt tên smartphone cho thấy tất cả các thành viên khác của dòng flagship đều kém hơn phiên bản cao cấp nhất. Sự thật là tất cả điện thoại thông minh Galaxy S23 đều đặc biệt. Tuy nhiên, một số phiên bản sẽ kém hấp dẫn hơn để những phiên bản đắt tiền hơn bán chạy hơn.
Các mẫu iPhone có khoảng cách ngày càng lớn.
Một phần lý do khiến công nghệ trên điện thoại thông minh chậm lại là vì các nhà sản xuất đang giữ các tính năng cao cấp lâu hơn, mở rộng khoảng cách giữa các phiên bản khác nhau.
iPhone 14 tiêu chuẩn có gì? Chúng cung cấp hiệu suất tương tự như bản tiền nhiệm, được ra mắt với cùng mức giá của iPhone 13 và hầu như không có các nâng cấp thú vị như iPhone 14 Pro.
Do đó, người dùng kém hào hứng với cả iPhone 14 và Galaxy S23 của Apple và Samsung, cố gắng "lên đời" Galaxy S23 Ultra và cặp iPhone 14 Pro.
Kết luận
Nói tóm lại, mỗi phiên bản sẽ phù hợp với từng người dùng. Một dòng smartphone nên được sắp xếp để mang đến cho người mua sự lựa chọn có ý nghĩa, không chỉ phụ thuộc vào mức giá.
Ảnh minh hoạ.
Tất nhiên, những người chịu chi cho một chiếc flagship rất dư giả tài chính. Nhưng khi một công ty giở đủ "chiêu" để khiến người dùng chi tiêu nhiều hơn cho chiếc smartphone cao cấp nhất trong dòng sản phẩm, những sản phẩm giá thấp hơn sẽ kém xịn hơn. Và người dùng vô hình chung đã bị mắc kẹt với những chiếc điện thoại kém cao cấp hơn với giá từ 20 triệu đồng.