iPhone tương lai không cần ốp bảo vệ

VTTH.

Well-known member
Apple vừa được cấp bằng sáng chế cho vật liệu mới, kết hợp giữa kim loại và gốm có độ bền cao và khả năng chống xước tốt.

Thông thường, mặt lưng thiết bị di động như điện thoại, đồng hồ, máy tính được làm bằng kính, gốm hay nhựa để đảm bảo độ thẩm mỹ và không cản sóng điện từ. Tuy nhiên, chúng tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau dẫn đến trầy xước và mài mòn. Do đó, Apple đang phát triển một loại vật liệu mới để đảm bảo phần mặt lưng đẹp nhưng có độ bền và khả năng chịu mài mòn tốt.

iPhone 11 bị vỡ mặt lưng kính khi thử thả rơi. Ảnh:Toms Guide


iPhone 11 bị vỡ mặt lưng kính khi thử thả rơi. Ảnh:Tom's Guide


https://vutrugrowplus.nutifood.com....1&utm_term=MSix&utm_content=banner2_promotion
Trong bằng sáng chế vừa được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ cấp ngày 13/6, Apple mô tả công dụng cũng như hạn chế của các vật liệu khác nhau trong chế tạo thiết bị di động. Ví dụ, kim loại có khả năng chống va đập, trầy xước hoặc vỡ nhưng lại dễ làm nhiễu tín hiệu vô tuyến, trong khi gốm chống xước tốt và không cản sóng nhưng dễ vỡ.


Từ đó, Apple dự định kết hợp kim loại và gốm để tạo thành loại vật liệu mới có tên gọi Spatial Composites, vừa đảm bảo khả năng chống xước, chống va đập vừa không chắn sóng.

Hãng phát triển Spatial Composites bằng cách sắp xếp các chất liệu theo một ma trận xen kẽ với khoảng cách siêu nhỏ chỉ từ 10 đến 100 micron. Nhờ đó trong tương lai, người dùng sẽ không cần sử dụng case bảo vệ mặt lưng của iPhone.

Bằng sáng chế Spatial Composites thuộc về ba chuyên gia của Apple, trong đó có Christopher D. Preset, người phát mình ra thành phần gốm thủy tinh trong hệ thống sạc MagSafe giúp truyền dữ liệu cũng như điện năng hiệu quả hơn.
 
Bên trên