Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nghiên cứu của Oxford: Thường xuyên ăn thịt gà tăng nguy cơ mắc 3 loại ung thư?
Một nghiên cứu được đăng trên "Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng", đã phân tích dữ liệu của 470.000 đối tượng trong Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh và quan sát trong 5,7 năm. Kết quả cho thấy có 23.000 người mắc ít nhất một loại ung thư nào đó.
Khi bắt đầu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các đối tượng điền vào thói quen ăn uống hằng ngày của họ, sau đó sử dụng điều này để phân tích mối quan hệ giữa các loại thực phẩm khác nhau và sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Người ta thấy rằng, mỗi ngày ăn trên 50g thịt đỏ như thịt lợn, cừu, gia súc sẽ làm tăng 20% nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Và ăn thêm 20g thịt chế biến mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng 16%.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá 30g thịt gà và các loại thịt gia cầm khác mỗi ngày cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc u ác tính, ung thư hạch không Hodgkin và ung thư tuyến tiền liệt lần lượt là 20%, 26% và 11%.
Nhiều người hoang mang, vậy có nên tiếp tục ăn thịt gà hay không?
Về vấn đề này, Han Hongwei, Giám đốc Phòng Truyền thông Rủi ro, kiêm nhà nghiên cứu của Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc, trả lời: Nghiên cứu của Đại học Oxford về khả năng gây thư xác nhận mối tương quan giữa lượng thịt gia cầm ăn vào với bệnh ung thư, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu quan sát, kết quả thể hiện sự “tương quan” chứ không chứng minh mối quan hệ nhân quả, cũng như không thể khẳng định kết luận “ăn thịt gà sẽ gây ung thư”.
Thịt gà là loại thịt trắng có hàm lượng axit béo no thấp và hàm lượng axit béo không no cao. Thịt đỏ thì ngược lại. Axit béo bão hòa dễ gây béo phì và các bệnh về tim mạch, mạch máu não, do đó so với các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, cừu thì thịt gà thực sự tốt cho sức khỏe hơn.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi ích sức khỏe của thịt gà, chẳng hạn như:
Nghiên cứu do Mỹ, Singapore và các nước khác đồng thực hiện đã được công bố trên "Tạp chí Quốc tế về Ung thư", chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm (thịt trắng) và ít thịt động vật (thịt đỏ) không chỉ có thể bảo vệ cơ thể, mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản và Viện Y tế và Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp thực hiện cho thấy, một lượng thịt gà thích hợp có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Khi ăn thịt gà ăn ít 3 phần này, cơ thể sẽ “cảm ơn” bạn
1. Phao câu
Phao câu gà có rất nhiều chất béo và mô bạch huyết, bên cạnh đó chứa một lượng lớn vi trùng và chất chuyển hóa, vì vậy hãy ăn ít.
2. Lá lách
Lá lách gà có chứa các cơ quan bạch huyết ngoại biên, vì vậy không nên ăn
3. Phổi gà
Phổi dễ mang vi khuẩn gây bệnh nên tốt nhất nên loại bỏ.
Một nghiên cứu được đăng trên "Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng", đã phân tích dữ liệu của 470.000 đối tượng trong Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh và quan sát trong 5,7 năm. Kết quả cho thấy có 23.000 người mắc ít nhất một loại ung thư nào đó.
Khi bắt đầu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các đối tượng điền vào thói quen ăn uống hằng ngày của họ, sau đó sử dụng điều này để phân tích mối quan hệ giữa các loại thực phẩm khác nhau và sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Người ta thấy rằng, mỗi ngày ăn trên 50g thịt đỏ như thịt lợn, cừu, gia súc sẽ làm tăng 20% nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Và ăn thêm 20g thịt chế biến mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng 16%.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá 30g thịt gà và các loại thịt gia cầm khác mỗi ngày cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc u ác tính, ung thư hạch không Hodgkin và ung thư tuyến tiền liệt lần lượt là 20%, 26% và 11%.
Nhiều người hoang mang, vậy có nên tiếp tục ăn thịt gà hay không?
Về vấn đề này, Han Hongwei, Giám đốc Phòng Truyền thông Rủi ro, kiêm nhà nghiên cứu của Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc, trả lời: Nghiên cứu của Đại học Oxford về khả năng gây thư xác nhận mối tương quan giữa lượng thịt gia cầm ăn vào với bệnh ung thư, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu quan sát, kết quả thể hiện sự “tương quan” chứ không chứng minh mối quan hệ nhân quả, cũng như không thể khẳng định kết luận “ăn thịt gà sẽ gây ung thư”.
Thịt gà là loại thịt trắng có hàm lượng axit béo no thấp và hàm lượng axit béo không no cao. Thịt đỏ thì ngược lại. Axit béo bão hòa dễ gây béo phì và các bệnh về tim mạch, mạch máu não, do đó so với các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, cừu thì thịt gà thực sự tốt cho sức khỏe hơn.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi ích sức khỏe của thịt gà, chẳng hạn như:
Nghiên cứu do Mỹ, Singapore và các nước khác đồng thực hiện đã được công bố trên "Tạp chí Quốc tế về Ung thư", chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm (thịt trắng) và ít thịt động vật (thịt đỏ) không chỉ có thể bảo vệ cơ thể, mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản và Viện Y tế và Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp thực hiện cho thấy, một lượng thịt gà thích hợp có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Khi ăn thịt gà ăn ít 3 phần này, cơ thể sẽ “cảm ơn” bạn
1. Phao câu
Phao câu gà có rất nhiều chất béo và mô bạch huyết, bên cạnh đó chứa một lượng lớn vi trùng và chất chuyển hóa, vì vậy hãy ăn ít.
2. Lá lách
Lá lách gà có chứa các cơ quan bạch huyết ngoại biên, vì vậy không nên ăn
3. Phổi gà
Phổi dễ mang vi khuẩn gây bệnh nên tốt nhất nên loại bỏ.