mihphg
Huỳnh Minh Phương
Lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với Huawei đã khiến công ty không còn nhiều sự ủng hộ, dẫn đến tình hình tài chính suy giảm đe dọa sự tồn tại của họ.
Huawei đã từng được coi là đối thủ hấp dẫn của Apple, Samsung và các hãng khác, nhưng việc bị Mỹ đưa vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2019 đã tước đi cơ sở cho những tham vọng đó. Ví dụ vào cuối năm 2019, Huawei đã dẫn đầu doanh số bán smartphone toàn cầu, với mức tăng trưởng hàng năm trong quý 3 của năm đó là 29%. Đối thủ smartphone lớn duy nhất báo cáo mức tăng trưởng tích cực là Samsung cũng chỉ đạt 8%.
Chính sự tăng trưởng này đã giúp Huawei xoay chuyển vị thế, thậm chí từng chiếm vị trí hàng đầu trên toàn cầu về doanh số smartphone bán ra trong một quý sau rất nhiều lần tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng giờ đây, một bức tranh rất khác đối với công ty này sau lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ. Huawei đã bán đứt thương hiệu phụ Honor nhằm giúp công ty này có thể tiếp tục tục thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp mà công ty mẹ cũ không thể thực hiện được. Trong khi đó, cảnh báo về doanh số smartphone giảm dần đã thành hiện thực khi doanh thu của công ty này trong nửa đầu năm 2021 chỉ là 49,6 tỷ USD.
Đó không phải là một con số nhỏ, nhưng nó đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ của một năm trước. Công ty cũng chỉ đạt mức lợi nhuận 9,8% - mức thấp nhất kể từ năm 2019.
Huawei gần đây đã công bố các điện thoại hàng đầu mới, gồm P50 và P50 Pro, với hứa hẹn nhiều hơn về khả năng chụp ảnh tính toán cao cấp so với các thiết bị P-series trước đó đã cung cấp. Vấn đề là, với những giới hạn nghiêm ngặt về những người có thể kinh doanh với công ty Trung Quốc, khả năng sẵn có có thể bị hạn chế.
Trong khi đã có hy vọng rằng Danh sách đen của Bộ Thương mại sẽ thay đổi khi tân tổng thống Joe Biden lên nắm quyền thay ông Trump nhưng ông Biden dường như không cảm thấy cấp bách phải làm điều đó. Thật vậy, Nhà Trắng hiện tại đã nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong một số lĩnh vực kinh doanh kể từ khi ông Biden lên nắm quyền. Gần đây nhất, những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện được coi là nguyên nhân chính dẫn đến các tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc công nghệ xe của Mỹ.
Huawei dường như đã cam chịu chờ đợi một thời gian trước khi bất kỳ điều gì thay đổi. Nói về mục tiêu chiến lược trong 5 năm tới, chủ tịch hiện tại của công ty, Eric Xu, cho biết “Mục tiêu của chúng tôi là tồn tại và đảm bảo sự bền vững”. Xu cũng đặt hy vọng đặc biệt vào các bộ phận nhà mạng và doanh nghiệp của Huawei, vốn đã phát triển ở cả Trung Quốc và quốc tế.
Huawei đã từng được coi là đối thủ hấp dẫn của Apple, Samsung và các hãng khác, nhưng việc bị Mỹ đưa vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2019 đã tước đi cơ sở cho những tham vọng đó. Ví dụ vào cuối năm 2019, Huawei đã dẫn đầu doanh số bán smartphone toàn cầu, với mức tăng trưởng hàng năm trong quý 3 của năm đó là 29%. Đối thủ smartphone lớn duy nhất báo cáo mức tăng trưởng tích cực là Samsung cũng chỉ đạt 8%.
Chính sự tăng trưởng này đã giúp Huawei xoay chuyển vị thế, thậm chí từng chiếm vị trí hàng đầu trên toàn cầu về doanh số smartphone bán ra trong một quý sau rất nhiều lần tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng giờ đây, một bức tranh rất khác đối với công ty này sau lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ. Huawei đã bán đứt thương hiệu phụ Honor nhằm giúp công ty này có thể tiếp tục tục thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp mà công ty mẹ cũ không thể thực hiện được. Trong khi đó, cảnh báo về doanh số smartphone giảm dần đã thành hiện thực khi doanh thu của công ty này trong nửa đầu năm 2021 chỉ là 49,6 tỷ USD.
Đó không phải là một con số nhỏ, nhưng nó đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ của một năm trước. Công ty cũng chỉ đạt mức lợi nhuận 9,8% - mức thấp nhất kể từ năm 2019.
Huawei gần đây đã công bố các điện thoại hàng đầu mới, gồm P50 và P50 Pro, với hứa hẹn nhiều hơn về khả năng chụp ảnh tính toán cao cấp so với các thiết bị P-series trước đó đã cung cấp. Vấn đề là, với những giới hạn nghiêm ngặt về những người có thể kinh doanh với công ty Trung Quốc, khả năng sẵn có có thể bị hạn chế.
Trong khi đã có hy vọng rằng Danh sách đen của Bộ Thương mại sẽ thay đổi khi tân tổng thống Joe Biden lên nắm quyền thay ông Trump nhưng ông Biden dường như không cảm thấy cấp bách phải làm điều đó. Thật vậy, Nhà Trắng hiện tại đã nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong một số lĩnh vực kinh doanh kể từ khi ông Biden lên nắm quyền. Gần đây nhất, những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện được coi là nguyên nhân chính dẫn đến các tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc công nghệ xe của Mỹ.
Huawei dường như đã cam chịu chờ đợi một thời gian trước khi bất kỳ điều gì thay đổi. Nói về mục tiêu chiến lược trong 5 năm tới, chủ tịch hiện tại của công ty, Eric Xu, cho biết “Mục tiêu của chúng tôi là tồn tại và đảm bảo sự bền vững”. Xu cũng đặt hy vọng đặc biệt vào các bộ phận nhà mạng và doanh nghiệp của Huawei, vốn đã phát triển ở cả Trung Quốc và quốc tế.