Quang Minh
Well-known member
Khách du lịch Tết Giáp Thìn tăng mạnh so với Tết năm ngoái, trong đó nhiều tỉnh thành có lượng khách quốc tế tăng nhiều lần, góp phần mang lại doanh thu trên nghìn tỷ đồng.
Trong 7 ngày nghỉ Tết từ 8 đến 14/2, ngành du lịch ước đón 10,5 triệu lượt khách nội địa, tăng gần 17% so với cùng kỳ 2023. Khoảng 3,5 triệu trong số này là khách lưu trú, tăng 75%. Công suất phòng trung bình ước đạt 45-50%, tăng nhẹ so với 40-45% của năm ngoái, theo Cục Du lịch Quốc gia chiều 14/2.
Lượng khách tăng mang đến doanh thu du lịch tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đều đạt doanh thu nghìn tỷ đồng. Trong đó TP HCM ước đạt 6.550 tỷ đồng, Hà Nội đạt 2.350 tỷ đồng và Đà Nẵng đạt 1.580 tỷ đồng. Các tỉnh thành khác cũng đạt doanh thu cao so với năm ngoái như Kiên Giang thu về gần 930 tỷ đồng, Khánh Hòa gần 880 tỷ đồng, Ninh Bình 850 tỷ đồng, Thanh Hóa gần 600 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu 410 tỷ đồng.
Về lượng khách, TP HCM dẫn đầu với khoảng 1,8 triệu lượt khách, tăng gần 6%. Các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang và Thanh Hóa tăng từ 50% đến 64%. Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Kiên Giang tăng từ 21 đến 26% so với năm ngoái.
nghìn lượt: 653
Dịp Tết Nguyên đán cũng ghi nhận lượng khách quốc tế tăng cao ở nhiều địa phương so với Tết 2023 như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Ninh Bình. Kiên Giang ghi nhận mức tăng cao nhất với hơn 44.000 lượt, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ, tiếp đến là Ninh Bình với hơn 115.000 lượt, tăng gần 4 lần.
Cục Du lịch đánh giá lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng so với cùng kỳ nhờ hiệu ứng từ chính sách thị thực thuận lợi, định hướng đúng trong cơ cấu lại thị trường khách du lịch, nỗ lực của các doanh nghiệp và địa phương.
Bậc lên xuống của chùa Thiên Trù, chùa Hương đông kín người vào dâng hương ngày 14/2. Ảnh: Ngọc Thành
Thời tiết thuận lợi trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán giúp các hoạt động du lịch diễn ra sôi động trên cả nước. Khách du lịch năm nay có xu hướng chọn lựa các điểm đến di sản, tâm linh, văn hóa nổi tiếng. Các điểm đến vùng núi phía Bắc cũng thu hút đông khách nhờ hoa mận, mơ, đào rừng nở rộ. Xu hướng du lịch tự túc, nhóm nhỏ, gia đình, tự đặt dịch vụ tại điểm đến gia tăng, đặc biệt là ở các điểm đến gần với các thị trường Hà Nội, TP HCM.
Nhiều điểm đến chật kín lượng khách tham quan như Hà Nội, Tam Chúc, Tràng An, Sa Pa, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, TP HCM nhờ tổ chức các chủ đề đặc sắc, tạo hứng khởi cho khách du lịch ngày đầu năm mới.
Các địa phương có cảng biển quốc tế đã tổ chức đón khách du lịch tàu biển dịp Tết nhộn nhịp. Những tín hiệu tích cực từ du lịch tàu biển cho thấy một năm phục hồi nhiều khởi sắc của dòng khách quốc tế quan trọng này, trong đó có khách từ thị trường truyền thống Trung Quốc.
Hoạt động du lịch những ngày đầu năm mới cũng được đánh giá diễn ra suôn sẻ, gần như không có tình trạng tắc nghẽn, quá tải tại điểm đến. Tình hình an ninh trật tự ổn định, công tác niêm yết giá - bán đúng giá được kiểm soát, ít xảy ra tình trạng chặt chém.
Trong 7 ngày nghỉ Tết từ 8 đến 14/2, ngành du lịch ước đón 10,5 triệu lượt khách nội địa, tăng gần 17% so với cùng kỳ 2023. Khoảng 3,5 triệu trong số này là khách lưu trú, tăng 75%. Công suất phòng trung bình ước đạt 45-50%, tăng nhẹ so với 40-45% của năm ngoái, theo Cục Du lịch Quốc gia chiều 14/2.
Lượng khách tăng mang đến doanh thu du lịch tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đều đạt doanh thu nghìn tỷ đồng. Trong đó TP HCM ước đạt 6.550 tỷ đồng, Hà Nội đạt 2.350 tỷ đồng và Đà Nẵng đạt 1.580 tỷ đồng. Các tỉnh thành khác cũng đạt doanh thu cao so với năm ngoái như Kiên Giang thu về gần 930 tỷ đồng, Khánh Hòa gần 880 tỷ đồng, Ninh Bình 850 tỷ đồng, Thanh Hóa gần 600 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu 410 tỷ đồng.
Về lượng khách, TP HCM dẫn đầu với khoảng 1,8 triệu lượt khách, tăng gần 6%. Các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang và Thanh Hóa tăng từ 50% đến 64%. Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Kiên Giang tăng từ 21 đến 26% so với năm ngoái.
nghìn lượt: 653
Dịp Tết Nguyên đán cũng ghi nhận lượng khách quốc tế tăng cao ở nhiều địa phương so với Tết 2023 như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Ninh Bình. Kiên Giang ghi nhận mức tăng cao nhất với hơn 44.000 lượt, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ, tiếp đến là Ninh Bình với hơn 115.000 lượt, tăng gần 4 lần.
Cục Du lịch đánh giá lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng so với cùng kỳ nhờ hiệu ứng từ chính sách thị thực thuận lợi, định hướng đúng trong cơ cấu lại thị trường khách du lịch, nỗ lực của các doanh nghiệp và địa phương.
Bậc lên xuống của chùa Thiên Trù, chùa Hương đông kín người vào dâng hương ngày 14/2. Ảnh: Ngọc Thành
Thời tiết thuận lợi trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán giúp các hoạt động du lịch diễn ra sôi động trên cả nước. Khách du lịch năm nay có xu hướng chọn lựa các điểm đến di sản, tâm linh, văn hóa nổi tiếng. Các điểm đến vùng núi phía Bắc cũng thu hút đông khách nhờ hoa mận, mơ, đào rừng nở rộ. Xu hướng du lịch tự túc, nhóm nhỏ, gia đình, tự đặt dịch vụ tại điểm đến gia tăng, đặc biệt là ở các điểm đến gần với các thị trường Hà Nội, TP HCM.
Nhiều điểm đến chật kín lượng khách tham quan như Hà Nội, Tam Chúc, Tràng An, Sa Pa, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, TP HCM nhờ tổ chức các chủ đề đặc sắc, tạo hứng khởi cho khách du lịch ngày đầu năm mới.
Các địa phương có cảng biển quốc tế đã tổ chức đón khách du lịch tàu biển dịp Tết nhộn nhịp. Những tín hiệu tích cực từ du lịch tàu biển cho thấy một năm phục hồi nhiều khởi sắc của dòng khách quốc tế quan trọng này, trong đó có khách từ thị trường truyền thống Trung Quốc.
Hoạt động du lịch những ngày đầu năm mới cũng được đánh giá diễn ra suôn sẻ, gần như không có tình trạng tắc nghẽn, quá tải tại điểm đến. Tình hình an ninh trật tự ổn định, công tác niêm yết giá - bán đúng giá được kiểm soát, ít xảy ra tình trạng chặt chém.