Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Nhà sản xuất âm nhạc Mỹ Ryan Klos chuyển tới Đà Nẵng từ Đài Loan hai tháng trước để tìm cảm hứng mới và anh lập tức ấn tượng với thành phố này.
"Các món ăn phong phú, chất lượng tuyệt vời và giá rẻ hơn hầu hết nơi tôi từng ở", Klos, 32 tuổi và là dân du mục kỹ thuật số (vừa làm việc từ xa vừa du lịch) được 14 năm, nói.
Với hơn một USD, du khách Mỹ dễ dàng có bữa sáng với phở hoặc bánh mì. Mỗi ngày, Klos lại tìm một quán mới để thử nhưng anh nhận thấy "chẳng bao giờ có thể thử hết quán ngon ở Đà Nẵng". Giá mỗi lần cắt tóc nam ở Mỹ trung bình khoảng 28 USD nhưng Klos chỉ cần chi gần hai USD cho một lần cắt tóc tại Đà Nẵng.
Klos làm việc tại homestay ở Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Klos làm việc tại homestay ở Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Chi phí cũng là một phần lý do Ahmed Abd Alkhalek, người Ai Cập, làm việc trong lĩnh vực xuất bản, rời thành phố Suez để chọn Đà Nẵng vào tháng 7 năm ngoái. Ahmed nói Việt Nam không có chính sách thị thực ưu tiên cho dân du mục kỹ thuật số nhưng ông có thể chi tiêu thoải mái. Nếu tới sống ở một số nơi có visa cho du mục kỹ thuật số như Dubai, UAE, ông lo sẽ "cháy túi".
Đà Nẵng nằm trong top 10 thành phố lý tưởng của dân du mục kỹ thuật số, theo Freaking Nomads - website tư vấn dành cho nhóm này. Năm 2023, Nomad List, cơ sở dữ liệu phổ biến trong giới du mục kỹ thuật số, chỉ ra Đà Nẵng xếp thứ hai trong danh sách những điểm đến làm việc từ xa có tốc độ phát triển nhanh nhất, chỉ sau Tokyo, Nhật Bản.
"Không có gì bất ngờ, Đà Nẵng là thành phố đáng sống với những người như chúng tôi", Kay, nhà làm phim hiện sống ở Đà Nẵng, nói. Kay nhận xét tiếng Anh phổ biến ở thành phố và hầu như không có bất tiện gì trong giao tiếp hàng ngày. Với Kay, sự thân thiện của người địa phương là yếu tố khiến anh muốn dừng chân ở Đà Nẵng lâu hơn.
Khi xu hướng sống du mục kỹ thuật số phát triển mạnh toàn cầu, nhóm khách này bắt đầu nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ dân địa phương. Andy Sto, website cung cấp thông tin cho du mục kỹ thuật số toàn cầu với lượt truy cập 60.000-80.000 lượt mỗi tháng, chỉ ra giá thuê nhà ở Cape Town, Nam Phi năm 2024 chỉ tăng 4% so với năm trước; ở Mỹ tăng 4% và ở Australia tăng 8% trong cùng kỳ. Cả ba điểm này đều ít dân du mục kỹ thuật số vì chính sách thị thực bị thắt chặt, chi phí sinh hoạt cao.
Tuy nhiên, tại Medellin, Colombia - điểm nóng của du mục kỹ thuật số - giá thuê nhà một phòng ngủ hiện là 1.300 USD mỗi tháng; trong khi thu nhập trung bình hàng tháng của người dân là 300 USD. Ở Mexico, nhiều bức tường trên thành phố xuất hiện dòng chữ "Gringo Go Home", ám chỉ những du mục kỹ thuật số nên rời khỏi thành phố, đổ lỗi cho họ về vấn đề giá nhà tăng 245% sau 15 năm.
"Tôi chưa từng có trải nghiệm tệ nào với người địa phương", Kay nói, cho biết Đà Nẵng đem đến cảm giác như ngôi nhà thứ hai. Hiện anh thuê một ngôi nhà ở khu vực trung tâm, có hai phòng ngủ với giá 14 triệu đồng mỗi tháng. Kay nghĩ đó không phải số tiền quá lớn ở một thành phố du lịch. Nhiều bạn của Kay cũng thuê nhà ở Đà Nẵng với mức giá rẻ hơn 50% nhưng vẫn có vị trí tốt, đầy đủ tiện ích.
Theo Anton Verkooijen, người Hà Lan, sống tại Đà Nẵng từ năm 2020 và đang điều hành mô hình Co Working (chia sẻ không gian làm việc) ở khu vực Ngũ Hành Sơn, cho biết Đà Nẵng là cái tên "rất mới mẻ" hứa hẹn cho cộng đồng du mục kỹ thuật số. Lượng dân du mục kỹ thuật số đến thành phố chưa đủ nhiều để tác động đến giá thuê nhà như một số điểm nóng khác.
Klos có cảm giác thực sự là một phần của cộng đồng cư dân Đà Nẵng. Khi đi qua cửa hàng quen, nhân viên vẫy chào anh. Thỉnh thoảng, anh định qua con hẻm cách chỗ ở 5 phút nhưng cuối cùng lại mất tới hơn 30 phút vì người dân kéo lại nói chuyện. Nhịp sống năng động của Đà Nẵng khiến Klos tràn đầy năng lượng mỗi sáng để bắt đầu quá trình sáng tạo.
Cứ 5h, Thạch, chủ nhà trọ Klos thuê, đã thức dậy và ra biển bơi rồi trở về nhà ăn sáng, tiện khoe vừa bơi 2,4 km. Thạch và gia đình cũng thường xuyên dạy anh về cách ăn uống kiểu người Việt hay một số từ chưa biết, khiến mỗi ngày ở Đà Nẵng của Klos luôn mới mẻ.
Nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ chia sẻ có những bất cập trong cuộc sống tại Đà Nẵng. Đôi khi, anh cần thu âm nhưng nhà hàng xóm lại mở dàn karaoke. Tiếng chó sủa cũng khiến Klos mất tập trung. Dù vậy, đây không phải vấn đề lớn vì Klos luôn dễ dàng tìm được một nơi yên tĩnh ở khu Sơn Trà.
"Từ khi tới Đà Nẵng, tôi làm ít hơn nhưng sáng tạo nhiều hơn nhờ sự yên bình của thành phố", anh nói.
Với Kay, mọi thứ ở Đà Nẵng đều tốt nhưng anh thấy thiếu không gian làm việc và kết nối cộng đồng du mục kỹ thuật số. Một vấn đề lớn của nhóm du mục kỹ thuật số là thiếu sự kết nối xã hội do làm việc từ xa, sống ở nơi xa lạ. Ngoài ra, họ cũng cần không gian làm việc đủ tốt để duy trì sự tập trung.
Người Việt có thói quen mang laptop ra quán cà phê làm việc nhưng dân du mục kỹ thuật số cần nhiều hơn thế. Họ thường xuyên phải họp từ xa với đối tác ở bên kia bán cầu nên cần chất lượng Internet tốt, không gian yên tĩnh.
Không gian làm việc do Anton quản lý. Ảnh: Coworking Danang
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Không gian làm việc do Anton quản lý. Ảnh: Coworking Danang
Anton thấy nhiều khách du mục đã chuyển từ Bali, Chiang Mai tới Đà Nẵng vì yêu thành phố này nhưng đa phần than vãn về chất lượng các không gian làm việc chung. Mô hình Co Working của Anton mở hồi tháng 3 nhằm cung cấp nơi làm việc tốt như bàn ghế làm việc chất lượng, Internet tốc độ cao. Ngoài ra, anh còn xây dựng cộng đồng du mục số và tổ chức hoạt động hàng tuần để giúp họ khám phá thêm văn hóa Việt Nam cũng như gặp gỡ bạn mới. Theo anh, dân du mục số không đơn thuần chỉ làm việc, họ muốn khám phá nhiều hơn về thành phố, gặp gỡ người khác để muốn gắn bó lâu hơn với nơi ở.
Tuy nhiên, vấn đề lớn anh thấy các du mục số gặp phải ở Việt Nam là không có thị thực ưu tiên. Với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày, họ phải rời khỏi Việt Nam và nộp đơn xin thị thực lại, gây tốn thời gian. Ngoài ra, họ cũng gặp khó trong việc tìm chỗ ở vì giá thuê nhà thời hạn 1-3 tháng thường đắt hơn bình thường 30-40%. Nhiều nơi ở vị trí đẹp, dịch vụ tốt không muốn cho khách thuê ngắn ngày.
Ahmed tại cơ sở giáo dục anh làm việc. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ahmed tại cơ sở giáo dục anh làm việc. Ảnh: NVCC
Ahmed, người vừa kết thúc cuộc sống du mục kỹ thuật số vì tìm được việc làm lâu dài ở Đà Nẵng, nhận xét du mục kỹ thuật số đem lại lợi ích kinh tế cho điểm đến khi họ mang ngoại tệ tới, chi tiêu cho nhiều dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ để nhóm này muốn ở lại lâu dài.
Theo Anton, xu hướng làm việc từ xa ngày càng được ưa chuộng và ngành du lịch Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu thu hút được nhóm này. Anton ủng hộ chính sách thị thực riêng cho du mục kỹ thuật số, qua đó giúp nhóm khách này mạnh dạn bắt đầu các dự án kinh doanh, giúp phát triển kinh tế.
"Du mục số hầu hết là người năng động, sáng tạo và có thể tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam", anh nói.
"Các món ăn phong phú, chất lượng tuyệt vời và giá rẻ hơn hầu hết nơi tôi từng ở", Klos, 32 tuổi và là dân du mục kỹ thuật số (vừa làm việc từ xa vừa du lịch) được 14 năm, nói.
Với hơn một USD, du khách Mỹ dễ dàng có bữa sáng với phở hoặc bánh mì. Mỗi ngày, Klos lại tìm một quán mới để thử nhưng anh nhận thấy "chẳng bao giờ có thể thử hết quán ngon ở Đà Nẵng". Giá mỗi lần cắt tóc nam ở Mỹ trung bình khoảng 28 USD nhưng Klos chỉ cần chi gần hai USD cho một lần cắt tóc tại Đà Nẵng.
Klos làm việc tại homestay ở Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Klos làm việc tại homestay ở Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Chi phí cũng là một phần lý do Ahmed Abd Alkhalek, người Ai Cập, làm việc trong lĩnh vực xuất bản, rời thành phố Suez để chọn Đà Nẵng vào tháng 7 năm ngoái. Ahmed nói Việt Nam không có chính sách thị thực ưu tiên cho dân du mục kỹ thuật số nhưng ông có thể chi tiêu thoải mái. Nếu tới sống ở một số nơi có visa cho du mục kỹ thuật số như Dubai, UAE, ông lo sẽ "cháy túi".
Đà Nẵng nằm trong top 10 thành phố lý tưởng của dân du mục kỹ thuật số, theo Freaking Nomads - website tư vấn dành cho nhóm này. Năm 2023, Nomad List, cơ sở dữ liệu phổ biến trong giới du mục kỹ thuật số, chỉ ra Đà Nẵng xếp thứ hai trong danh sách những điểm đến làm việc từ xa có tốc độ phát triển nhanh nhất, chỉ sau Tokyo, Nhật Bản.
"Không có gì bất ngờ, Đà Nẵng là thành phố đáng sống với những người như chúng tôi", Kay, nhà làm phim hiện sống ở Đà Nẵng, nói. Kay nhận xét tiếng Anh phổ biến ở thành phố và hầu như không có bất tiện gì trong giao tiếp hàng ngày. Với Kay, sự thân thiện của người địa phương là yếu tố khiến anh muốn dừng chân ở Đà Nẵng lâu hơn.
Khi xu hướng sống du mục kỹ thuật số phát triển mạnh toàn cầu, nhóm khách này bắt đầu nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ dân địa phương. Andy Sto, website cung cấp thông tin cho du mục kỹ thuật số toàn cầu với lượt truy cập 60.000-80.000 lượt mỗi tháng, chỉ ra giá thuê nhà ở Cape Town, Nam Phi năm 2024 chỉ tăng 4% so với năm trước; ở Mỹ tăng 4% và ở Australia tăng 8% trong cùng kỳ. Cả ba điểm này đều ít dân du mục kỹ thuật số vì chính sách thị thực bị thắt chặt, chi phí sinh hoạt cao.
Tuy nhiên, tại Medellin, Colombia - điểm nóng của du mục kỹ thuật số - giá thuê nhà một phòng ngủ hiện là 1.300 USD mỗi tháng; trong khi thu nhập trung bình hàng tháng của người dân là 300 USD. Ở Mexico, nhiều bức tường trên thành phố xuất hiện dòng chữ "Gringo Go Home", ám chỉ những du mục kỹ thuật số nên rời khỏi thành phố, đổ lỗi cho họ về vấn đề giá nhà tăng 245% sau 15 năm.
"Tôi chưa từng có trải nghiệm tệ nào với người địa phương", Kay nói, cho biết Đà Nẵng đem đến cảm giác như ngôi nhà thứ hai. Hiện anh thuê một ngôi nhà ở khu vực trung tâm, có hai phòng ngủ với giá 14 triệu đồng mỗi tháng. Kay nghĩ đó không phải số tiền quá lớn ở một thành phố du lịch. Nhiều bạn của Kay cũng thuê nhà ở Đà Nẵng với mức giá rẻ hơn 50% nhưng vẫn có vị trí tốt, đầy đủ tiện ích.
Theo Anton Verkooijen, người Hà Lan, sống tại Đà Nẵng từ năm 2020 và đang điều hành mô hình Co Working (chia sẻ không gian làm việc) ở khu vực Ngũ Hành Sơn, cho biết Đà Nẵng là cái tên "rất mới mẻ" hứa hẹn cho cộng đồng du mục kỹ thuật số. Lượng dân du mục kỹ thuật số đến thành phố chưa đủ nhiều để tác động đến giá thuê nhà như một số điểm nóng khác.
Klos có cảm giác thực sự là một phần của cộng đồng cư dân Đà Nẵng. Khi đi qua cửa hàng quen, nhân viên vẫy chào anh. Thỉnh thoảng, anh định qua con hẻm cách chỗ ở 5 phút nhưng cuối cùng lại mất tới hơn 30 phút vì người dân kéo lại nói chuyện. Nhịp sống năng động của Đà Nẵng khiến Klos tràn đầy năng lượng mỗi sáng để bắt đầu quá trình sáng tạo.
Cứ 5h, Thạch, chủ nhà trọ Klos thuê, đã thức dậy và ra biển bơi rồi trở về nhà ăn sáng, tiện khoe vừa bơi 2,4 km. Thạch và gia đình cũng thường xuyên dạy anh về cách ăn uống kiểu người Việt hay một số từ chưa biết, khiến mỗi ngày ở Đà Nẵng của Klos luôn mới mẻ.
Nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ chia sẻ có những bất cập trong cuộc sống tại Đà Nẵng. Đôi khi, anh cần thu âm nhưng nhà hàng xóm lại mở dàn karaoke. Tiếng chó sủa cũng khiến Klos mất tập trung. Dù vậy, đây không phải vấn đề lớn vì Klos luôn dễ dàng tìm được một nơi yên tĩnh ở khu Sơn Trà.
"Từ khi tới Đà Nẵng, tôi làm ít hơn nhưng sáng tạo nhiều hơn nhờ sự yên bình của thành phố", anh nói.
Với Kay, mọi thứ ở Đà Nẵng đều tốt nhưng anh thấy thiếu không gian làm việc và kết nối cộng đồng du mục kỹ thuật số. Một vấn đề lớn của nhóm du mục kỹ thuật số là thiếu sự kết nối xã hội do làm việc từ xa, sống ở nơi xa lạ. Ngoài ra, họ cũng cần không gian làm việc đủ tốt để duy trì sự tập trung.
Người Việt có thói quen mang laptop ra quán cà phê làm việc nhưng dân du mục kỹ thuật số cần nhiều hơn thế. Họ thường xuyên phải họp từ xa với đối tác ở bên kia bán cầu nên cần chất lượng Internet tốt, không gian yên tĩnh.
Không gian làm việc do Anton quản lý. Ảnh: Coworking Danang
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Không gian làm việc do Anton quản lý. Ảnh: Coworking Danang
Anton thấy nhiều khách du mục đã chuyển từ Bali, Chiang Mai tới Đà Nẵng vì yêu thành phố này nhưng đa phần than vãn về chất lượng các không gian làm việc chung. Mô hình Co Working của Anton mở hồi tháng 3 nhằm cung cấp nơi làm việc tốt như bàn ghế làm việc chất lượng, Internet tốc độ cao. Ngoài ra, anh còn xây dựng cộng đồng du mục số và tổ chức hoạt động hàng tuần để giúp họ khám phá thêm văn hóa Việt Nam cũng như gặp gỡ bạn mới. Theo anh, dân du mục số không đơn thuần chỉ làm việc, họ muốn khám phá nhiều hơn về thành phố, gặp gỡ người khác để muốn gắn bó lâu hơn với nơi ở.
Tuy nhiên, vấn đề lớn anh thấy các du mục số gặp phải ở Việt Nam là không có thị thực ưu tiên. Với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày, họ phải rời khỏi Việt Nam và nộp đơn xin thị thực lại, gây tốn thời gian. Ngoài ra, họ cũng gặp khó trong việc tìm chỗ ở vì giá thuê nhà thời hạn 1-3 tháng thường đắt hơn bình thường 30-40%. Nhiều nơi ở vị trí đẹp, dịch vụ tốt không muốn cho khách thuê ngắn ngày.
Ahmed tại cơ sở giáo dục anh làm việc. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ahmed tại cơ sở giáo dục anh làm việc. Ảnh: NVCC
Ahmed, người vừa kết thúc cuộc sống du mục kỹ thuật số vì tìm được việc làm lâu dài ở Đà Nẵng, nhận xét du mục kỹ thuật số đem lại lợi ích kinh tế cho điểm đến khi họ mang ngoại tệ tới, chi tiêu cho nhiều dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ để nhóm này muốn ở lại lâu dài.
Theo Anton, xu hướng làm việc từ xa ngày càng được ưa chuộng và ngành du lịch Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu thu hút được nhóm này. Anton ủng hộ chính sách thị thực riêng cho du mục kỹ thuật số, qua đó giúp nhóm khách này mạnh dạn bắt đầu các dự án kinh doanh, giúp phát triển kinh tế.
"Du mục số hầu hết là người năng động, sáng tạo và có thể tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam", anh nói.