'Khách Tây đi du lịch Việt Nam nhưng ăn lẩu Thái'

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Các món ăn du nhập từ nước ngoài trở thành trend có thể khiến những món ăn truyền thống lép vế.
Theo Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2023 do iPOS phát hành cuối tháng 3, gần 70% người Việt 'phát cuồng' với các trào lưu ăn uống. Tức là, cứ ba người Việt thì có ít nhất hai người "đu trend" ẩm thực đường phố. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này, suy cho cùng, cũng chỉ có lợi cho những người bán nguyên liệu, máy móc và mấy TikToker "câu view" chứ chẳng mang tới lợi ích gì lâu dài cho xã hội cả.

Thương hiệu không tạo dựng được, ẩm thực ngoại lai pha trộn và làm mất bản sắc của ẩm thực nội địa, nguyên liệu ngoại nhập không rõ nguồn gốc, người bán làm nghề tay ngang không qua đào tạo hay kiểm tra an toàn thực phẩm thường niên... đó là một thực tế đáng buồn từ các loại hình kinh doanh ẩm thực theo trend. Để rồi sau tất cả, khi trào lưu qua đi, người dân lại quay về với những món ăn hàng ngày.

Nhưng với du khách, họ sẽ hiểu rằng chúng ta chỉ toàn ăn mấy món ăn vặt của nước ngoài, chứ có thấy nói gì tới phở, bánh mì, bún chả... đâu". Và chính vì thế, nên chưa bao giờ món Việt được xem là một sự lựa chọn phổ thông khắp thế giới như các món của Thái Lan, Trung Quốc hay Nhật Bản... dù chẳng cần biết nó có ngon hơn hay không?


Đồ ăn của Việt Nam không ít lần được truyền thông, giới chuyên gia đánh giá thuộc top đầu trên thế giới. Chắc chắn cũng có không ít món Việt được nhận xét ngon hơn cả món của các nước có nền ẩm thực nổi tiếng như Hàn, Nhật, Trung Thái... Nhưng tiếc rằng, chúng ta vẫn chưa có một món nào có thể thực sự vươn tầm thế giới như Kimchi (Hàn Quốc), Ramen (Nhật Bản), Tom Yum (Thái Lan), Dimsum (Trung Quốc), Cà ri (Ấn Độ)... chứ đừng nói tới việc trở thành một dòng ẩm thực được ưa thích khắp mọi nơi như những nước kia.


Điều này một phần đến từ cách làm du lịch của ta không đi đôi với ẩm thực, thiếu những nơi quảng bá các món ăn truyền thống với khách hàng mục tiêu là du khách quốc tế như các khu chợ ẩm thực, khu ăn uống tại các Trung tâm thương mại và sân bay, khu chợ đêm... Và có lẽ, quan trọng hơn cả là chính tại những nơi đó, thứ ẩm thực mà các sạp hàng của người Việt bán cho du khách lại là các món ăn vặt du nhập từ nước ngoài, với cách nấu cải biên và giá cả cũng không hề hấp dẫn.

Thật buồn khi những món ẩm thực đường phố mà chúng ta vẫn tự hào suốt bao năm nay lại đang lép vế ngay tại sân nhà, rất khó tiếp cận được du khách quốc tế. Tất cả các lễ hội đường phố, chợ ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ ở Việt Nam đều đang gặp phải tình trạng này. Chung quy cũng chỉ là vị sự quản lý thiếu chặt chẽ, và thiếu định hướng của những người làm du lịch Việt.

Chẳng cần đi đâu xa đâu, cứ bật YouTube lên xem các chợ đêm ẩm thực của Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... lên mà xem họ đang làm thế nào mà học theo. Vậy mới là sức mạnh của ẩm thực đường phố. Chứ cứ hô hào ẩm thực đường phố của nước tôi ngon nhất, đa dạng nhất, rẻ nhất... rồi vào chỉ thấy bán cá viên, xúc xích, bánh gạo cay... thì chắc chắn chúng ta đã thua ngay trên sân nhà.
 
Bên trên