Võ Xuân Trường
Well-known member
Khách Tây đội mưa nghe thơ ca ngày xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Ngày Thơ Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo người yêu thơ, du khách trong nước và quốc tế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Chương trình khai mạc Ngày thơ Hà Nội diễn ra sáng 23.2, quy tụ đông đảo người yêu thơ, thu hút sự chú ý của du khách. Đây được xem là nội dung mở đầu quan trọng trong chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”. Trong ảnh là màn múa trống, múa rồng lân của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng trung ương khuấy động không khí ngày hội của các tác giả, nhà thơ nổi tiếng.
Bài thơ đầu tiên khán thính giả có cơ hội lắng nghe là “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua sự thể hiện của NSND Trần Quốc Chiêm. Ngày hội do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức. Đây là dịp tôn vinh những giá trị tốt đẹp của thơ ca và những đóng góp của các nhà thơ đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
Chương trình còn đem đến với công chúng màn trình diễn những tác phẩm xuất sắc về mùa xuân, đất nước và Thăng Long Hà Nội, được sáng tác và được phổ thơ của các nhà thơ đã in đậm dấu ấn trong lòng công chúng Thủ đô và cả nước.
Trả lời Lao Động, nhà thơ Nguyễn Thị Mai - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, cho biết Hội Nhà văn Hà Nội kỳ vọng Ngày Thơ Hà Nội 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho những ngày hội thơ lớn của Hà Nội. Bà hy vọng những Ngày Thơ Hà Nội sẽ tiếp tục được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi có bề dày lịch sử, lưu trữ những giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của đất nước.
Đông đảo các văn nghệ sĩ, người yêu thơ và du khách theo dõi các màn trình diễn thơ, ca tại Ngày Thơ Hà Nội.
Bà Chantal, nữ du khách đến từ Bỉ (trái), cùng chồng - ông Luc, tình cờ đến với ngày thơ khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 23.2. Bà cho biết chưa từng thấy một ngày hội thơ ca nào có quy mô hoành tráng như vậy và dành lời khen cho các tiết mục nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Bài thơ “Tây hồ hoài cổ” của Nguyễn Công Trứ qua giai điệu ca trù của Ca nương Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thúy Hòa. Trong lịch sử văn học Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Công Trứ ghi dấu ấn quan trọng. Sáng tác của ông chủ yếu thuộc thể loại hát nói và thơ Nôm, thể hiện một cuộc sống thanh bần, thích tự do, phóng túng, một tính cách ngang tàng, ngạo nghễ, một quan niệm xuất xử và hành lạc tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong con người một Nhà Nho tài tử.
Nghệ sĩ ưu tú Hồng Liên đem đến những giây phút trầm lắng với bài thơ “Tiễn Xuân” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ nói đến cảm xúc khi tiễn xuân đi, lòng người “khép mở tỏ bày”, “cầm lời mưa bay” ngậm ngùi quyến luyến.
Ngày thơ hòa chung không khí thơ ca Rằm Nguyên tiêu. Sau phần khai mạc, ngày hội tiếp tục diễn ra đến 17h ngày 23.2, với các cuộc thi Trình diễn thơ của các nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, thi Trưng bày quán thơ của các Câu lạc bộ thơ Thủ đô và các đơn vị báo chí trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Hội Nhiếp ảnh Hà Nội và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức trưng bày các tác phẩm xuất sắc về Hà Nội, mùa xuân và quê hương đất nước tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngày Thơ Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo người yêu thơ, du khách trong nước và quốc tế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-Ha-Noi-2.jpeg)
Chương trình khai mạc Ngày thơ Hà Nội diễn ra sáng 23.2, quy tụ đông đảo người yêu thơ, thu hút sự chú ý của du khách. Đây được xem là nội dung mở đầu quan trọng trong chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”. Trong ảnh là màn múa trống, múa rồng lân của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng trung ương khuấy động không khí ngày hội của các tác giả, nhà thơ nổi tiếng.
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho.jpeg)
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-Viet-Nam-4-02.jpeg)
Trả lời Lao Động, nhà thơ Nguyễn Thị Mai - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, cho biết Hội Nhà văn Hà Nội kỳ vọng Ngày Thơ Hà Nội 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho những ngày hội thơ lớn của Hà Nội. Bà hy vọng những Ngày Thơ Hà Nội sẽ tiếp tục được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi có bề dày lịch sử, lưu trữ những giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của đất nước.
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/IMG_0715-2.jpg)
![Bà Chantral, nữ du khách đến từ Bỉ, cùng chồng - ông Luc, tình cờ đến với ngày thơ khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 23.2. Bà cho biết chưa từng thấy một ngày hội thơ ca nào có quy mô hoành tráng như vậy và dành lời khen cho các tiết mục nghệ thuật truyền thống Việt Nam.](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-2024.jpg)
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-Ha-Noi-2024.jpeg)
![](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-Ha-Noi-2024-01.jpeg)
![Ngày thơ hòa chung không khí thơ ca Rằm Nguyên tiêu. Sau phần khai mạc, ngày hội tiếp tục diễn ra đến 17h ngày 23.2, với các cuộc thi Trình diễn thơ của các nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, thi Trưng bày quán thơ của các Câu lạc bộ thơ Thủ đô và các đơn vị báo chí trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Hội Nhiếp ảnh Hà Nội và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức trưng bày các tác phẩm xuất sắc về Hà Nội, mùa xuân và quê hương đất nước tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/2/23/1307216/Ngay-Tho-Ha-Noi-3.jpg)