Võ Xuân Trường
Well-known member
Khách Tây nhăn nhó, lấy hết can đảm ăn nậm pịa ở Hà Giang
Hà Giang - Lặn lội lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Andrew đi tìm nơi bán nậm pịa từ phân non dê - món kinh dị không phải ai cũng dám ăn.
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/799zi4j5
Andrew Fraser (Australia) từng dành một thời gian dài đi dọc miền Việt Nam và chia sẻ hành trình trên kênh YouTube có hơn 205.000 lượt theo dõi. Anh không chỉ "săn lùng" các đặc sản kinh dị, mà còn thử thách bản thân bằng cách tự mình đi tới tận nơi sáng tạo món ăn đó để tìm hiểu cách chế biến và thưởng thức.
Đến với huyện Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, Andrew hòa mình vào dòng người ở chợ trung tâm huyện để tìm món nậm pịa. Anh được biết món ăn là đặc sản của người Thái, Nùng ở phía bắc Việt Nam, được nấu từ phần phân non của bò, dê.
Tuy nhiên, đi khắp chợ chàng trai Australia vẫn chưa thấy hàng nào chế biến nậm pịa, thay vào đó anh thử uống rượu ngô, rượu gạo của người bản địa và ăn thắng cố. Không chịu dừng cuộc tìm kiếm ở đó, cuối cùng anh xin được địa chỉ nấu nậm pịa từ chủ quán thắng cố. Đó là một quán chuyên các món dê của gia đình người Nùng ở thị trấn Vinh Quang.
Đến quán ăn, Andrew có cơ hội quan sát trực tiếp cách chế biến nậm pịa dê từ những công đoạn sơ chế ban đầu cho tới khi ra thành phẩm. Anh bất ngờ vì ở đây người dân không bỏ phí bất cứ thứ gì, từ da thịt xương tới từng bộ phận nội tạng đều được tận dụng để nấu ăn.
Chảo nậm pịa dê do một gia đình người Nùng ở Hà Giang chế biến. Ảnh cắt từ video
Không chỉ ở Hoàng Su Phì, nhiều vùng ở Hà Giang và các tỉnh phía bắc khác như Sơn La, Lào Cai... du khách cũng có thể tìm thấy nậm pịa. Món ăn mặc dù có cách chế biến kinh dị nhưng rất phổ biến trong các dịp lễ tết, thết đãi bạn bè, khách quý. Nậm - còn gọi là nặm - có nghĩa là canh, pịa có nghĩa là chất sền sệt (phân non) lấy ở đoạn dạ dày và ruột già.
Andrew thấy rằng, các phần dạ dày, ruột chứa phân non được rửa sạch nhiều lần với nước và nước cốt chanh. Sau đó, cắt nhỏ và xào chín trên chảo cùng nước cho tới khi có màu vàng nâu thì thêm các loại rau thơm, hoa chuối xắt nhỏ.
Khi món ăn được dọn ra, ngồi trước chảo nậm pịa nóng hổi, Andrew tỏ ra ngại ngần vì chưa từng ăn món nào nấu từ phân non động vật ăn cỏ và băn khoăn liệu nậm pịa bò và dê có gì khác nhau. Anh công nhận nậm pịa là một thách thức khó nhằn với mình và quyết định bắt đầu ăn từ phần dễ nhất là một miếng gan nhỏ.
Sau đó, du khách Australia mới có can đảm nếm phần nước canh đã hòa tan gia vị, phân non dê và hương vị của rau thơm. "Phần nước canh này chắc chắn là thứ kém ngon mắt nhất mà tôi từng biết, không chỉ mùi mà cả màu của nó đều mang lại cảm giác đó", anh nói.
Andrew nhăn nhó và ngần ngại khi lần đầu ăn món nấu từ phân non dê. Ảnh cắt từ video
Sau một hồi thưởng thức lần lượt các thành phần, Andrew nhăn mặt chia sẻ: "Tất cả thành phần của nậm pịa có vị rất đắng hòa quyện vào nước canh. Một vị đắng rất mạnh lấn át mọi thứ khác. Mỗi lần nhai lại thấy đắng hơn".
Ngoài nậm pịa, anh còn ăn thử các món thịt dê khác từ thịt dê sống cuốn rau rừng, dê chao... Ở Hoàng Su Phì, du khách Australia không bỏ lỡ cơ hội khám phá đời sống bản địa như đi tìm các thợ làm trang sức bạc truyền thống.
Andrew ăn thử các món dê khác. Ảnh cắt từ video
Hà Giang - Lặn lội lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Andrew đi tìm nơi bán nậm pịa từ phân non dê - món kinh dị không phải ai cũng dám ăn.
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/799zi4j5
Andrew Fraser (Australia) từng dành một thời gian dài đi dọc miền Việt Nam và chia sẻ hành trình trên kênh YouTube có hơn 205.000 lượt theo dõi. Anh không chỉ "săn lùng" các đặc sản kinh dị, mà còn thử thách bản thân bằng cách tự mình đi tới tận nơi sáng tạo món ăn đó để tìm hiểu cách chế biến và thưởng thức.
Đến với huyện Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, Andrew hòa mình vào dòng người ở chợ trung tâm huyện để tìm món nậm pịa. Anh được biết món ăn là đặc sản của người Thái, Nùng ở phía bắc Việt Nam, được nấu từ phần phân non của bò, dê.
Tuy nhiên, đi khắp chợ chàng trai Australia vẫn chưa thấy hàng nào chế biến nậm pịa, thay vào đó anh thử uống rượu ngô, rượu gạo của người bản địa và ăn thắng cố. Không chịu dừng cuộc tìm kiếm ở đó, cuối cùng anh xin được địa chỉ nấu nậm pịa từ chủ quán thắng cố. Đó là một quán chuyên các món dê của gia đình người Nùng ở thị trấn Vinh Quang.
Đến quán ăn, Andrew có cơ hội quan sát trực tiếp cách chế biến nậm pịa dê từ những công đoạn sơ chế ban đầu cho tới khi ra thành phẩm. Anh bất ngờ vì ở đây người dân không bỏ phí bất cứ thứ gì, từ da thịt xương tới từng bộ phận nội tạng đều được tận dụng để nấu ăn.
Không chỉ ở Hoàng Su Phì, nhiều vùng ở Hà Giang và các tỉnh phía bắc khác như Sơn La, Lào Cai... du khách cũng có thể tìm thấy nậm pịa. Món ăn mặc dù có cách chế biến kinh dị nhưng rất phổ biến trong các dịp lễ tết, thết đãi bạn bè, khách quý. Nậm - còn gọi là nặm - có nghĩa là canh, pịa có nghĩa là chất sền sệt (phân non) lấy ở đoạn dạ dày và ruột già.
Andrew thấy rằng, các phần dạ dày, ruột chứa phân non được rửa sạch nhiều lần với nước và nước cốt chanh. Sau đó, cắt nhỏ và xào chín trên chảo cùng nước cho tới khi có màu vàng nâu thì thêm các loại rau thơm, hoa chuối xắt nhỏ.
Khi món ăn được dọn ra, ngồi trước chảo nậm pịa nóng hổi, Andrew tỏ ra ngại ngần vì chưa từng ăn món nào nấu từ phân non động vật ăn cỏ và băn khoăn liệu nậm pịa bò và dê có gì khác nhau. Anh công nhận nậm pịa là một thách thức khó nhằn với mình và quyết định bắt đầu ăn từ phần dễ nhất là một miếng gan nhỏ.
Sau đó, du khách Australia mới có can đảm nếm phần nước canh đã hòa tan gia vị, phân non dê và hương vị của rau thơm. "Phần nước canh này chắc chắn là thứ kém ngon mắt nhất mà tôi từng biết, không chỉ mùi mà cả màu của nó đều mang lại cảm giác đó", anh nói.
Sau một hồi thưởng thức lần lượt các thành phần, Andrew nhăn mặt chia sẻ: "Tất cả thành phần của nậm pịa có vị rất đắng hòa quyện vào nước canh. Một vị đắng rất mạnh lấn át mọi thứ khác. Mỗi lần nhai lại thấy đắng hơn".
Ngoài nậm pịa, anh còn ăn thử các món thịt dê khác từ thịt dê sống cuốn rau rừng, dê chao... Ở Hoàng Su Phì, du khách Australia không bỏ lỡ cơ hội khám phá đời sống bản địa như đi tìm các thợ làm trang sức bạc truyền thống.