Khách Tây thích mê nếp sống trong chung cư cũ ở Sài Gòn

Võ Xuân Trường

Well-known member
Khách Tây thích mê nếp sống trong chung cư cũ ở Sài Gòn

Joshua Zukas, một cây bút du lịch người Anh, chia sẻ trên Insider về trải nghiệm sống trong chung cư cũ hơn 50 năm tại Sài Gòn.
Khách Tây thích mê nếp sống trong chung cư cũ ở Sài Gòn



Khoảng xanh len lỏi giữa tòa chung cư cũ, với tầm nhìn ra tháp Bitexco. Ảnh: Joshua Zukas
Joshua Zukas cho biết anh thường xuyên ghé thăm TPHCM và từng đặt phòng ở hầu hết các khách sạn hàng đầu trong thành phố. Tuy nhiên, trong lần gần nhất vào tháng 9.2023, anh đã quyết định thử lưu trú tại một căn chung cư cũ.
Chung cư 47-57 Nguyễn Thái Bình nơi Joshua thuê phòng được xây dựng từ những năm 1960, nằm gần chợ Bến Thành và Bảo tàng Mỹ thuật. Một đêm nghỉ tại đây giá khoảng 30 USD (hơn 730.000 đồng).
Phần lớn các căn hộ đều có dân cư sinh sống lâu dài, chỉ có một số ít căn hộ cho thuê ngắn hạn. Joshua đặt ba đêm và nhanh chóng nhận ra có rất nhiều người dân đã “khởi nghiệp” ngay chung cư để giúp đỡ hàng xóm và du khách.
Khu chung cư 10 tầng ở TP.HCM đối diện với những con đường sầm uất của Việt Nam.  Ảnh: Joshua Zukas
Khu chung cư 10 tầng nằm bên con đường sầm uất giữa lòng Sài Gòn. Ảnh: Joshua Zukas
Anh mô tả: “Nhìn từ bên ngoài, khu chung cư 10 tầng trông giống như nhiều tòa nhà trước năm 1975 của thành phố, với khung cửa mở ra là thấy nhịp sống đường phố Việt Nam ngay trước mắt”.
Chàng trai này ví căn chu cư như một mô hình thu nhỏ của cuộc sống Việt Nam. Để đến phòng nghỉ, Joshua phải đi qua một bãi đậu xe máy và một số cửa hàng nhỏ. Hầu hết các cửa hàng ở tầng trệt đều bán những thứ cần thiết hàng ngày, như đồ ăn nhẹ tự làm, đồ uống lạnh, thuốc lá và tín dụng điện thoại di động. Ngoài ra còn có một cửa hàng đồ chơi và một số tiệm làm tóc. Cửa hàng đồ cổ chuyên bán tranh, đồ trang sức, tượng và các đồ lặt vặt khác.
Một bộ áo giáp hiệp sĩ thời trung cổ xếp hàng bên ngoài một cửa hàng đồ cổ. Ảnh: Joshua Zukas
Một bộ áo giáp hiệp sĩ thời trung cổ bên ngoài một cửa hàng đồ cổ, kế đó là tiệm spa gội đầu, cắt tóc, trang điểm... Ảnh: Joshua Zukas
Tòa nhà chỉ có một thang máy phục vụ khoảng 450 căn hộ, dẫn đến cảnh xếp hàng dài suốt cả ngày, trừ khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Do đó, Joshua đã sớm từ bỏ thang máy và đi cầu thang bộ.
“Có vẻ như hàng xóm rất thích giao tiếp với khách du lịch”, chủ căn hộ Airbnb nói với Joshua khi anh hỏi han về việc cho thuê phòng. Anh cho biết cư dân của tòa nhà thích luyện tiếng Anh và gặp gỡ mọi người từ nhiều nơi trên thế giới.
Du khách cũng mang lại thêm thu nhập cho các cửa hàng trong chung cư. Cũng có một số khách du lịch hành xử không tốt và hàng xóm đôi khi phải gõ cửa nhắc họ im lặng, theo lời kể của ông chủ.
Phòng Airbnb có gác lửng và ban công nhỏ. Ảnh: Joshua Zukas
Phòng ngủ có gác lửng và ban công nhỏ tận dụng tối đa không gian trong căn chung cư cũ đặc trưng của Sài Gòn. Ảnh: Joshua Zukas
Joshua quan sát, người dân ở chung cư trang trí hành lang bằng cây cảnh, bể cá..., khung cảnh có nét giống với cuộc sống điền viên ở những miền nông thôn. Một số cư dân khác sử dụng không gian chung cho những mục đích thiết thực hơn như thiết bị tập thể dục, bàn học, tủ hồ sơ và hộp đựng đồ lớn.
“Tôi cũng thấy một số hành lang biến thành tiệm làm móng và trường mẫu giáo”, Joshua chia sẻ.
Hành lang được trang trí có nhiều cây xanh và bể cá được chiếu sáng rực rỡ. Ảnh: Joshua Zukas
Hành lang được trang trí có nhiều cây xanh và bể cá được chiếu sáng rực rỡ. Ảnh: Joshua Zukas
Anh cho biết, tòa nhà có hai cửa hàng ăn uống ở tầng 4 va tầng 2. Cả hai đều phục vụ thực đơn luân phiên gồm bún phở từ bữa sáng cho đến bữa trưa.
Trong tòa nhà có hai đầu bếp ở tầng 4 và tầng 2. Cả hai đều phục vụ thực đơn luân phiên gồm các món phở từ bữa sáng cho đến giờ ăn trưa. Sau bữa sáng, Joshua chọn một ly cà phê Việt từ một trong những quán cà phê tại chung cư.
Joshua đã ăn bún bò Huế cho bữa sáng ở cùng tòa nhà.  Ảnh: Joshua Zukas
Joshua gọi bún bò Huế cho bữa sáng ở quán ăn trong tòa chung cư. Ảnh: Joshua Zukas
Joshua chỉ ra điểm khác biệt trong cà phê: “Cà phê Việt Nam được làm từ hạt Robusta và sữa đặc chứ không phải hạt Arabica và sữa tươi. Do đó, thức uống có vị đắng và ngọt, thay vì chua, và một tách cà phê thông thường có thể có lượng caffeine cao gấp đôi so với cà phê cappuccino hoặc latte. Do khí hậu nhiệt đới của TPHCM, cà phê thường được uống cùng đá”.
“Khám phá những hành lang mát mẻ và thoáng mát là một trong những điểm nổi bật khi lưu trú trong tòa nhà”, Joshua kể. “Mel Schenck, tác giả cuốn Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam, nói với tôi rằng máy điều hòa không có sẵn vào những năm 1960, nên các tòa nhà được thiết kế để làm mát bằng gió trời”.
Quang cảnh từ hành lang căn hộ Airbnb khoe kiến trúc điện ảnh TP.HCM về đêm. Ảnh: Joshua Zukas
Hành lang căn hộ nhìn ra khung cảnh TPHCM về đêm. Ảnh: Joshua Zukas
Những hành lang trong chung cư nhìn ra mái vòm vàng của Thánh đường Al Rahim, nơi phục vụ khoảng 10.000 người Hồi giáo ở TPHCM và tòa tháp Bitexco, lấy cảm hứng từ một bông hoa sen đang nở. Người dân địa phương thường nói đùa rằng nó trông giống Tháp Stark - trụ sở của Avengers trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, hay một chiếc bánh mì với lớp giấy báo được bóc ra phía sau.
Kết thúc kỳ nghỉ ngắn trong thành phố, Joshua cho rằng tòa chung cư cũ không mang lại sự thoải mái, tiện nghi, thậm chí sạch sẽ như những khách sạn 3, 4 sao trung bình trong thành phố, nhưng lại mở ra cơ hội kết nối với cộng đồng và có cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của người địa phương.
“Tôi mệt mỏi với những bữa buffet bữa sáng tẻ nhạt ở khách sạn và những cuộc trò chuyện luôn đúng kịch bản với nhân viên lễ tân. Bếp ăn đường phố và những cuộc chào hỏi người địa phương thực sự đem đến làn gió mới mẻ”, chàng trai bày tỏ và tiết lộ anh dự định lần tới lại thuê chung cư cũ để ở khi ghé thăm TPHCM.
 
Bên trên