Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Một số du khách không hài lòng về tình trạng vệ sinh môi trường ở vịnh Hạ Long và nói điểm này quá đông.
Ana Mich, du khách Lithuania tham quan vịnh Hạ Long trên du thuyền 5 sao hôm 2/11, nói vịnh Hạ Long có cảnh quan ấn tượng nhưng "cực kỳ đáng báo động" với vô số túi nylon, chai nhựa nổi lềnh bềnh.
"Tôi thực sự buồn khi nhìn thấy cảnh tượng rác thải trên vịnh Hạ Long và Việt Nam nói chung. Cảnh quan, con người Việt Nam đều tuyệt vời nhưng ý thức bảo vệ môi trường khá kém", cô nhận xét.
Rác ở khu vực hang Trinh Nữ được thuyền viên của một tàu du lịch gom vào trước khi khách đến, ảnh chụp tháng 11. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
Rác ở khu vực hang Trinh Nữ được thuyền viên của một tàu du lịch gom vào trước khi khách đến, ảnh chụp tháng 11. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
1 / 3
Theo ghi nhận của VnExpress, nhiều chủ tàu phải tự bố trí lực lượng dọn rác ở các điểm dừng tham quan, tắm biển của khách. Ông Hoàng Long, một chủ tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long, cho biết "thấy chướng mắt thì làm, khách đỡ nhìn thấy". Tháng trước, ông cũng phải điều động nhân viên đi gom rác ở khu vực hang Trinh Nữ trước khi tàu chở khách tới vì quá nhiều rác.
"Rác nhiều vô kể, nhất là những hôm nước xuống. Tôi nghĩ chúng ta nên đổi mới công nghệ thu gom rác, thay vì cách làm thủ công hiện tại", ông nói. Chủ tàu này kể thêm chỉ hơn một tháng trước, tại điểm ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, các thuyền viên đã quay được cảnh "rác bơi thành dòng".
Ông Hoàng Phúc, một chủ tàu ở vịnh Hạ Long, cho biết rác từ cửa biển Cửa Vạn và Bái Tử Long được đẩy vào trong vịnh. Các vật thể trôi nổi từ Thái Bình Dương cũng dạt vào vùng lõi vịnh Hạ Long nên công tác dọn rác không thể đảm bảo 100%. Ngoài ra, rác thải từ khu dân cư bị ném xuống biển hoặc bị gió cuốn ra cũng là một phần nguyên nhân.
"Lúc nước xuống, khách hầu như không thấy rác. Tuy nhiên, khi triều lên, du khách có thể thấy can nhựa, lưới rách nổi lềnh bềnh, gây hình ảnh xấu", ông nói.
Tạp chí du lịch Mỹ Fodor's Travel mới đây đưa vịnh Hạ Long vào danh sách "No list" (không nên đến) trong năm 2024 vì tình trạng quá tải du lịch và ô nhiễm biển được đánh giá "gây áp lực lên hệ sinh thái vịnh trong nhiều thập kỷ". Rác gồm chai nước, túi nhựa, cốc xốp trôi nổi trên mặt nước cùng những vệt dầu nhớt đến từ các hoạt động du lịch và cộng đồng ngư dân ngày càng phát triển xung quanh vịnh.
Trả lời VnExpress, một cán bộ thuộc ban quản lý vịnh Hạ Long, cho biết việc thu gom rác thải trên vịnh Hạ Long hiện được tổ chức theo hai phân vùng gồm khu vực ven bờ do thành phố Hạ Long đảm nhiệm và khu vực ngoài vịnh do ban quản lý vịnh Hạ Long tổ chức thu gom. Cả hai đơn vị đều có mục tiêu thu gom rác thải trước khi phát tán ra vịnh.
"Khó khăn lớn nhất trong việc kiểm soát rác thải là do vịnh Hạ Long tiếp giáp với nhiều khu dân cư của Quảng Ninh lẫn Hải Phòng. Cộng thêm yếu tố vịnh rộng, địa hình biển đảo, dòng chảy thủy triều phức tạp nên rác vẫn có thể phát tán ra", người này nói và cho biết tính tới ngày 23/11, cơ bản vịnh Hạ Long "đã sạch sẽ". Ban quản lý ước tính sẽ thu gom khoảng 226 tấn rác trên toàn bộ vịnh đến hết năm nay.
Tuy nhiên, ông Hoàng Phúc cho rằng vấn đề dầu thải "không tránh được" trong bối cảnh còn nhiều tàu gỗ truyền thống hoạt động trên vịnh. Các tàu vỏ thép, đóng mới, bắt buộc trang bị máy phân ly dầu nước, có khả năng tách nước và dầu thải trước khi xả ra biển. Phần dầu thải được tách có thể tái sử dụng hoặc đem bán.
"Tàu gỗ cũ không có chỗ để lắp máy nên vẫn thải hết ra", ông Phúc nói.
Theo báo cáo năm 2022 của ban quản lý vịnh, khu vực vịnh Hạ Long có nhiều cảng lớn như Cái Lân, Hòn Nét, mỗi năm đón hàng nghìn lượt tàu. Ngoài ra, còn nhiều cảng nhỏ cho hoạt động thủy nội địa. Hoạt động của tàu thuyền, cảng biển tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường cho vịnh Hạ Long.
Thiết bị phân ly dầu nước trong một tàu vỏ thép ở vịnh Hạ Long. Ảnh: NVCC
Theo quy định, các phương tiện vận tải đều phải có thiết bị chứa và xử lý các loại chất thải. Tuy nhiên lượng phương tiện nhiều, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, giải pháp chưa đồng bộ, ý thức của một số chủ phương tiện và thuyền viên chưa cao nên khó kiểm soát hoạt động xả các chất thải, dầu thải xuống biển.
Niên hạn tàu gỗ trên vịnh Hạ Long kéo dài 20 năm. Theo những người kinh doanh tàu du lịch, loại tàu này sẽ sớm biến mất trong tương lai. Sau khi hết niên hạn, tàu lưu trú vỏ gỗ cần được thay thế bằng một tàu đóng mới vỏ thép hoặc vật liệu tương đương; tàu nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, không tăng số giường; khuyến khích thay thế từ hai tàu trọng tải nhỏ bằng một tàu có trọng tải lớn hơn. Ông Phúc cũng kỳ vọng tình hình dầu nhớt thải "sẽ được cải thiện" khi tàu gỗ hết hạn sử dụng.
Trong khi đó, Sreejith S, du khách Ấn Độ, còn phàn nàn vịnh Hạ Long quá đông đúc và nói sẽ đưa vịnh vào danh sách "không quay lại". Alva White, du khách Thụy Điển, cũng phản ánh tình trạng đông đúc khi tham quan khu vực hang Sửng Sốt. Cô cho biết phải đợi gần 30 phút để tiến tới chỗ bậc thang và nhích từng bước một trên đường vào hang.
Hàng dài người xếp hàng để vào tham quan hang Sửng Sốt hôm 17/11. Ảnh: Alva White
"Tôi nghĩ phải có tới hàng nghìn người ở điểm tham quan này, ai cũng dừng lại để chụp ảnh nên di chuyển rất chậm", cô nói. Nhưng cô khẳng định hang Sửng Sốt đẹp và đã có "trải nghiệm thú vị ở vịnh Hạ Long".
Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, tính tới 20/11, lượng khách tham quan vịnh Hạ Long ước đạt 2,39 triệu lượt; cả năm ước đạt 2,5 triệu lượt - chưa bằng năm 2015 (2,6 triệu lượt) và thua xa năm 2019 (gần 4,5 triệu lượt).
Từ năm 2015 đến năm 2019, vịnh Hạ Long đón trên 18,2 triệu lượt khách, tăng bình quân 12% mỗi năm. Báo cáo về sức tải của vịnh Hạ Long năm 2022 do ban quản lý chủ trì chỉ ra với lượng khách du lịch ngày càng tăng, một số điểm trên vịnh bắt đầu quá tải, vượt mức bền vững.
Với con số khoảng 2,5 triệu lượt khách tính đến cuối năm 2023, cán bộ quản lý cho biết vịnh Hạ Long hiện "không ở ngưỡng quá tải". Tuy nhiên, người này thừa nhận hang Sửng Sốt vẫn luôn là "điểm nghẽn" trong tuyến số 2 với công suất 1.700 lượt khách mỗi giờ.
Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Ana Mich, du khách Lithuania tham quan vịnh Hạ Long trên du thuyền 5 sao hôm 2/11, nói vịnh Hạ Long có cảnh quan ấn tượng nhưng "cực kỳ đáng báo động" với vô số túi nylon, chai nhựa nổi lềnh bềnh.
"Tôi thực sự buồn khi nhìn thấy cảnh tượng rác thải trên vịnh Hạ Long và Việt Nam nói chung. Cảnh quan, con người Việt Nam đều tuyệt vời nhưng ý thức bảo vệ môi trường khá kém", cô nhận xét.
Rác ở khu vực hang Trinh Nữ được thuyền viên của một tàu du lịch gom vào trước khi khách đến, ảnh chụp tháng 11. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
Rác ở khu vực hang Trinh Nữ được thuyền viên của một tàu du lịch gom vào trước khi khách đến, ảnh chụp tháng 11. Ảnh: NVCC
Rác lềnh bềnh ở khu vực tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long hồi cuối tháng 10. Ảnh: NVCC
1 / 3
Theo ghi nhận của VnExpress, nhiều chủ tàu phải tự bố trí lực lượng dọn rác ở các điểm dừng tham quan, tắm biển của khách. Ông Hoàng Long, một chủ tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long, cho biết "thấy chướng mắt thì làm, khách đỡ nhìn thấy". Tháng trước, ông cũng phải điều động nhân viên đi gom rác ở khu vực hang Trinh Nữ trước khi tàu chở khách tới vì quá nhiều rác.
"Rác nhiều vô kể, nhất là những hôm nước xuống. Tôi nghĩ chúng ta nên đổi mới công nghệ thu gom rác, thay vì cách làm thủ công hiện tại", ông nói. Chủ tàu này kể thêm chỉ hơn một tháng trước, tại điểm ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, các thuyền viên đã quay được cảnh "rác bơi thành dòng".
Ông Hoàng Phúc, một chủ tàu ở vịnh Hạ Long, cho biết rác từ cửa biển Cửa Vạn và Bái Tử Long được đẩy vào trong vịnh. Các vật thể trôi nổi từ Thái Bình Dương cũng dạt vào vùng lõi vịnh Hạ Long nên công tác dọn rác không thể đảm bảo 100%. Ngoài ra, rác thải từ khu dân cư bị ném xuống biển hoặc bị gió cuốn ra cũng là một phần nguyên nhân.
"Lúc nước xuống, khách hầu như không thấy rác. Tuy nhiên, khi triều lên, du khách có thể thấy can nhựa, lưới rách nổi lềnh bềnh, gây hình ảnh xấu", ông nói.
Tạp chí du lịch Mỹ Fodor's Travel mới đây đưa vịnh Hạ Long vào danh sách "No list" (không nên đến) trong năm 2024 vì tình trạng quá tải du lịch và ô nhiễm biển được đánh giá "gây áp lực lên hệ sinh thái vịnh trong nhiều thập kỷ". Rác gồm chai nước, túi nhựa, cốc xốp trôi nổi trên mặt nước cùng những vệt dầu nhớt đến từ các hoạt động du lịch và cộng đồng ngư dân ngày càng phát triển xung quanh vịnh.
Trả lời VnExpress, một cán bộ thuộc ban quản lý vịnh Hạ Long, cho biết việc thu gom rác thải trên vịnh Hạ Long hiện được tổ chức theo hai phân vùng gồm khu vực ven bờ do thành phố Hạ Long đảm nhiệm và khu vực ngoài vịnh do ban quản lý vịnh Hạ Long tổ chức thu gom. Cả hai đơn vị đều có mục tiêu thu gom rác thải trước khi phát tán ra vịnh.
"Khó khăn lớn nhất trong việc kiểm soát rác thải là do vịnh Hạ Long tiếp giáp với nhiều khu dân cư của Quảng Ninh lẫn Hải Phòng. Cộng thêm yếu tố vịnh rộng, địa hình biển đảo, dòng chảy thủy triều phức tạp nên rác vẫn có thể phát tán ra", người này nói và cho biết tính tới ngày 23/11, cơ bản vịnh Hạ Long "đã sạch sẽ". Ban quản lý ước tính sẽ thu gom khoảng 226 tấn rác trên toàn bộ vịnh đến hết năm nay.
Tuy nhiên, ông Hoàng Phúc cho rằng vấn đề dầu thải "không tránh được" trong bối cảnh còn nhiều tàu gỗ truyền thống hoạt động trên vịnh. Các tàu vỏ thép, đóng mới, bắt buộc trang bị máy phân ly dầu nước, có khả năng tách nước và dầu thải trước khi xả ra biển. Phần dầu thải được tách có thể tái sử dụng hoặc đem bán.
"Tàu gỗ cũ không có chỗ để lắp máy nên vẫn thải hết ra", ông Phúc nói.
Theo báo cáo năm 2022 của ban quản lý vịnh, khu vực vịnh Hạ Long có nhiều cảng lớn như Cái Lân, Hòn Nét, mỗi năm đón hàng nghìn lượt tàu. Ngoài ra, còn nhiều cảng nhỏ cho hoạt động thủy nội địa. Hoạt động của tàu thuyền, cảng biển tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường cho vịnh Hạ Long.
Thiết bị phân ly dầu nước trong một tàu vỏ thép ở vịnh Hạ Long. Ảnh: NVCC
Theo quy định, các phương tiện vận tải đều phải có thiết bị chứa và xử lý các loại chất thải. Tuy nhiên lượng phương tiện nhiều, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, giải pháp chưa đồng bộ, ý thức của một số chủ phương tiện và thuyền viên chưa cao nên khó kiểm soát hoạt động xả các chất thải, dầu thải xuống biển.
Niên hạn tàu gỗ trên vịnh Hạ Long kéo dài 20 năm. Theo những người kinh doanh tàu du lịch, loại tàu này sẽ sớm biến mất trong tương lai. Sau khi hết niên hạn, tàu lưu trú vỏ gỗ cần được thay thế bằng một tàu đóng mới vỏ thép hoặc vật liệu tương đương; tàu nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, không tăng số giường; khuyến khích thay thế từ hai tàu trọng tải nhỏ bằng một tàu có trọng tải lớn hơn. Ông Phúc cũng kỳ vọng tình hình dầu nhớt thải "sẽ được cải thiện" khi tàu gỗ hết hạn sử dụng.
Trong khi đó, Sreejith S, du khách Ấn Độ, còn phàn nàn vịnh Hạ Long quá đông đúc và nói sẽ đưa vịnh vào danh sách "không quay lại". Alva White, du khách Thụy Điển, cũng phản ánh tình trạng đông đúc khi tham quan khu vực hang Sửng Sốt. Cô cho biết phải đợi gần 30 phút để tiến tới chỗ bậc thang và nhích từng bước một trên đường vào hang.
Hàng dài người xếp hàng để vào tham quan hang Sửng Sốt hôm 17/11. Ảnh: Alva White
"Tôi nghĩ phải có tới hàng nghìn người ở điểm tham quan này, ai cũng dừng lại để chụp ảnh nên di chuyển rất chậm", cô nói. Nhưng cô khẳng định hang Sửng Sốt đẹp và đã có "trải nghiệm thú vị ở vịnh Hạ Long".
Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, tính tới 20/11, lượng khách tham quan vịnh Hạ Long ước đạt 2,39 triệu lượt; cả năm ước đạt 2,5 triệu lượt - chưa bằng năm 2015 (2,6 triệu lượt) và thua xa năm 2019 (gần 4,5 triệu lượt).
Từ năm 2015 đến năm 2019, vịnh Hạ Long đón trên 18,2 triệu lượt khách, tăng bình quân 12% mỗi năm. Báo cáo về sức tải của vịnh Hạ Long năm 2022 do ban quản lý chủ trì chỉ ra với lượng khách du lịch ngày càng tăng, một số điểm trên vịnh bắt đầu quá tải, vượt mức bền vững.
Với con số khoảng 2,5 triệu lượt khách tính đến cuối năm 2023, cán bộ quản lý cho biết vịnh Hạ Long hiện "không ở ngưỡng quá tải". Tuy nhiên, người này thừa nhận hang Sửng Sốt vẫn luôn là "điểm nghẽn" trong tuyến số 2 với công suất 1.700 lượt khách mỗi giờ.
Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.