Võ Xuân Trường
Well-known member
Khách Việt bày bí kíp phượt xe máy ở Trung Quốc không bị sốc
Hành trình phượt của anh Nguyễn Ngọc Trung (36 tuổi, Hải Phòng) bắt đầu từ Việt Nam chạy xe qua Lào, tới Trung Quốc rồi quay lại Lào, trở về quê hương.
Anh Trung bắt đầu khởi hành vào tháng 9, thời điểm đẹp nhất trong năm bởi anh và các thành viên trong đoàn luôn ưu tiên an toàn trong khi di chuyển giao thông. Theo anh Trung, tại những nơi anh đi qua, thời tiết tháng 8 chưa kết thúc mùa mưa còn tháng 10, 11, tuyết bắt đầu rơi, mặt đường đóng băng, khá nguy hiểm khi lái xe.
Để chuẩn bị cho chuyến đi xa Việt Nam tới 30 ngày, anh đã chuẩn bị hành trang cá nhân tới ba tháng. Đặc biệt, trong hành trình này, kĩ năng lái xe ở Trung Quốc được anh đầu tư thời gian hơn cả. Du khách cần phải tìm hiểu kỹ luật lệ trước hành trình để tránh bị sốc văn hóa giao thông hay bị phạt vì những tình huống không đáng có.
Nam du khách chia sẻ: “Vì Trung Quốc không đồng ý sử dụng bằng lái quốc tế nên tôi đã phải đến cơ quan cảnh sát của quốc gia hàng xóm để học và lấy bằng lái xe tạm thời. Theo quy định của họ, tôi không cần thi sau đó và họ sẽ cấp theo bằng lái xe tương tự của Việt Nam trong thời hạn xin visa của tôi”.
Nam phượt thủ chụp ảnh cùng chiếc xe yêu quý tại Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: NVCC
Bạn đồng hành của anh trong chuyến đi kéo dài suốt một tháng tháng là chiếc xe phân khối lớn thuộc dòng BMW GS. Anh Trung nhận xét chiếc xe này rất bền bỉ, không hỏng vặt, phù hợp đi đường dài.
Trước chuyến đi, anh đã mang xe đi bảo dưỡng cẩn thận. Tuy nhiên, để đề phòng những đoạn đường xấu, sình lầy, đá dăm và đặc biệt đường cát lún trong chuyến đi, anh cũng mang theo bộ đồ nghề bơm vá xe và một bộ dụng cụ sửa chữa.
Ngoài ra, hành lý của anh khá nhỏ gọn, chỉ toàn vật dụng vô cùng cần thiết, bao gồm quần áo bảo hộ phù hợp cả 2 vùng nóng, lạnh. Đặc biệt, trong một chuyến đi xa như thế này, cần phải chuẩn bị những loại thuốc cơ bản như: thuốc chống say độ cao để đảm bảo cho những ngày chạy xe trên độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển như như Everest Base Camp (EBC) - điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục Everest của các nhà leo núi, và cả sa mạc Gobi, thuốc tiêu hoá tốt cho việc nạp năng lượng và nước bù điện giải bổ sung liên tục sau mỗi tiếng chạy xe.
Điểm đến nổi tiếng dãy núi cầu vồng Đan Hà trong Công viên Địa chất Quốc gia Trương Dịch ở Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: NVCC
Mỗi ngày, anh chạy 400-500 km đúng theo kế hoạch đặt ra ban đầu. Ba ngày cuối, để đáp ứng đúng thời hạn visa, anh chạy xe liên tục 1.100 km, 650 km và 700 km. Phần lớn đường cao tốc ở Trung Quốc rất đẹp, tốc độ cho phép vào khoảng 80-100km/h nên hành trình phượt của anh Trung khá thuận lợi.
Khó khăn lớn nhất trong chặng đường 12.000 km của anh Trung có lẽ là khi chạy xe trên con đường thuộc quốc lộ G109 - nối từ Bắc Kinh đến Lhasa, nhiều thách thức nhất hành trình. Anh gặp phải cơn mưa đá rơi ào ào trong khoảng 45 phút liên tục.
“Sáng sớm ngày rời khỏi Trùng Khánh, nhiệt độ ngoài trời từ 26 độ C bất ngờ tăng lên 34 độ C trong vòng quãng đường chỉ 1 km, rồi hạ xuống và tăng lên nhanh chóng. Quả thật, lúc đó, cơ thể tôi rất khó chịu, tuy nhiên tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước”, anh nhớ lại.
Kết thúc chuyến hành trình, anh Trung mãn nguyện với những trải nghiệm của bản thân. Thật may mắn, sức khoẻ của anh hoàn toàn tốt và chiếc xe cũng không có vấn đề gì khi trở về nhà. Bản thân anh cũng đang chọn điểm đến tiếp theo vẫn là Trung Quốc bởi đây là một vùng đất rộng lớn, sở hữu những trải nghiệm đáng khám phá.
Hành trình phượt của anh Nguyễn Ngọc Trung (36 tuổi, Hải Phòng) bắt đầu từ Việt Nam chạy xe qua Lào, tới Trung Quốc rồi quay lại Lào, trở về quê hương.
Anh Trung bắt đầu khởi hành vào tháng 9, thời điểm đẹp nhất trong năm bởi anh và các thành viên trong đoàn luôn ưu tiên an toàn trong khi di chuyển giao thông. Theo anh Trung, tại những nơi anh đi qua, thời tiết tháng 8 chưa kết thúc mùa mưa còn tháng 10, 11, tuyết bắt đầu rơi, mặt đường đóng băng, khá nguy hiểm khi lái xe.
Để chuẩn bị cho chuyến đi xa Việt Nam tới 30 ngày, anh đã chuẩn bị hành trang cá nhân tới ba tháng. Đặc biệt, trong hành trình này, kĩ năng lái xe ở Trung Quốc được anh đầu tư thời gian hơn cả. Du khách cần phải tìm hiểu kỹ luật lệ trước hành trình để tránh bị sốc văn hóa giao thông hay bị phạt vì những tình huống không đáng có.
Nam du khách chia sẻ: “Vì Trung Quốc không đồng ý sử dụng bằng lái quốc tế nên tôi đã phải đến cơ quan cảnh sát của quốc gia hàng xóm để học và lấy bằng lái xe tạm thời. Theo quy định của họ, tôi không cần thi sau đó và họ sẽ cấp theo bằng lái xe tương tự của Việt Nam trong thời hạn xin visa của tôi”.
Bạn đồng hành của anh trong chuyến đi kéo dài suốt một tháng tháng là chiếc xe phân khối lớn thuộc dòng BMW GS. Anh Trung nhận xét chiếc xe này rất bền bỉ, không hỏng vặt, phù hợp đi đường dài.
Trước chuyến đi, anh đã mang xe đi bảo dưỡng cẩn thận. Tuy nhiên, để đề phòng những đoạn đường xấu, sình lầy, đá dăm và đặc biệt đường cát lún trong chuyến đi, anh cũng mang theo bộ đồ nghề bơm vá xe và một bộ dụng cụ sửa chữa.
Ngoài ra, hành lý của anh khá nhỏ gọn, chỉ toàn vật dụng vô cùng cần thiết, bao gồm quần áo bảo hộ phù hợp cả 2 vùng nóng, lạnh. Đặc biệt, trong một chuyến đi xa như thế này, cần phải chuẩn bị những loại thuốc cơ bản như: thuốc chống say độ cao để đảm bảo cho những ngày chạy xe trên độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển như như Everest Base Camp (EBC) - điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục Everest của các nhà leo núi, và cả sa mạc Gobi, thuốc tiêu hoá tốt cho việc nạp năng lượng và nước bù điện giải bổ sung liên tục sau mỗi tiếng chạy xe.
Mỗi ngày, anh chạy 400-500 km đúng theo kế hoạch đặt ra ban đầu. Ba ngày cuối, để đáp ứng đúng thời hạn visa, anh chạy xe liên tục 1.100 km, 650 km và 700 km. Phần lớn đường cao tốc ở Trung Quốc rất đẹp, tốc độ cho phép vào khoảng 80-100km/h nên hành trình phượt của anh Trung khá thuận lợi.
Khó khăn lớn nhất trong chặng đường 12.000 km của anh Trung có lẽ là khi chạy xe trên con đường thuộc quốc lộ G109 - nối từ Bắc Kinh đến Lhasa, nhiều thách thức nhất hành trình. Anh gặp phải cơn mưa đá rơi ào ào trong khoảng 45 phút liên tục.
“Sáng sớm ngày rời khỏi Trùng Khánh, nhiệt độ ngoài trời từ 26 độ C bất ngờ tăng lên 34 độ C trong vòng quãng đường chỉ 1 km, rồi hạ xuống và tăng lên nhanh chóng. Quả thật, lúc đó, cơ thể tôi rất khó chịu, tuy nhiên tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước”, anh nhớ lại.
Kết thúc chuyến hành trình, anh Trung mãn nguyện với những trải nghiệm của bản thân. Thật may mắn, sức khoẻ của anh hoàn toàn tốt và chiếc xe cũng không có vấn đề gì khi trở về nhà. Bản thân anh cũng đang chọn điểm đến tiếp theo vẫn là Trung Quốc bởi đây là một vùng đất rộng lớn, sở hữu những trải nghiệm đáng khám phá.