Khách Việt thót tim trải nghiệm sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Võ Xuân Trường

Well-known member
Khách Việt thót tim trải nghiệm sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Ghé thăm sân bay Lukla ở Nepal là trải nghiệm thứ 3 khiến chị Thuý Anh thực sự cảm thấy áp lực về việc sinh tử trong hành trình vòng quanh thế giới.
Ghé thăm sân bay Lukla ở Nepal là chuyến đi thứ 3 khiến chị Thuý Anh thực sự có áp lực về việc sinh tử, trong đó 2 chuyến đi trước là tới Greenland và Antartica.
Chị Hoàng Thuý Anh (46 tuổi, TP.HCM) là người Việt Nam duy nhất trên chuyến trực thăng tới sân bay Lukla ở Nepal ngày 15.3. Chuyến bay có 5 hành khách và một phi công. Chị Thuý Anh ngồi cùng hàng ghế đầu với phi công. Thời tiết khi trực thăng khởi hành là -5 độ C, trời có sương mù nhẹ nên vẫn đủ điều kiện để máy bay cất cánh. Ảnh: NVCC
Theo chia sẻ của nữ du khách Việt, đường băng của Lukla chỉ dài 527m và có một bên là vách núi. Đoạn cuối của đường băng là dốc núi nằm ở độ cao 2896m so với mực nước biển. Vì thế, khi hạ cánh, máy bay có thể gặp khó khăn vì lực cản lớn.
Sân bay Lukla được mệnh danh là phi trường nguy hiểm nhất thế giới, với đường băng chỉ dài 527m và có một bên là vách núi. Đoạn cuối của đường băng là dốc núi nằm ở độ cao 2.846m so với mực nước biển. Ảnh: NVCC
Bên cạnh đó, trong trường hợp khẩn cấp, máy bay khó có thể hạ cánh do khu vực quanh sân bay không có một chỗ trống bằng phẳng đủ an toàn. Ảnh: NVCC
Những hiện tượng thời tiết bình thường ở nơi khác như sương mù đột ngột, mưa bão hay tuyết rơi cũng có thể trở thành điều kiện nguy hiểm cho những chuyến bay tới Lukla. Ảnh: NVCC
Chị bày tỏ: “Suốt 2 tháng trời trước khi bay, tôi liên tục nghĩ về trải nghiệm sắp diễn ra ở sân bay này. Điều lo lắng thứ nhất, tôi sợ trời lạnh, vì thời điểm tôi tới Nepal là vào cuối mùa đông. Điều thứ hai, tôi không biết khả năng chịu   độ cao của mình tới đâu. Trước chuyến bay đến Nepal, tôi thậm chí mất ngủ 2 ngày“.
Trực thăng có thể bay và hạ cánh ở các trạm nghỉ nổi tiếng như Everest Camp I, II và III tọa lạc trên độ cao từ hơn 6.000 đến 7.100m. Chị Thúy Anh bày tỏ: “Suốt 2 tháng trời trước khi bay, tôi liên tục nghĩ về trải nghiệm sắp diễn ra ở sân bay này. Thứ nhất, tôi sợ trời lạnh, vì thời điểm tôi tới Nepal là vào cuối mùa đông. Thứ hai, tôi không biết khả năng chịu độ cao của mình tới đâu“. Ảnh: NVCC
Chị kể: “Có một quãng bay, máy bay lại bị lộn vòng vòng không biết vì lý do gì khi bay gần mấy đỉnh núi. Sau khi lắc lư, chao đảo vài lần, 10 phút sau, máy bay bắt đầu hạ cánh. Tôi thầm nghĩ, có lẽ những người trong cuộc đều “gan to”, nên ai cũng cười tươi khi “tai qua nạn khỏi““.
Chị kể, khi đến gần mấy đỉnh núi, máy bay lắc lư, chao đảo vài lần. 10 phút sau, máy bay bắt đầu hạ cánh. Đó là những giây phút khá căng thẳng. Ảnh: NVCC
Bước xuống chiếc trực thăng sau chuyến bay dài đên 5 tiếng, chị Thuý Anh không dám nhảy lên sung sướng. Bởi trước đó, phi công kể chuyện có một hành khách khi ra khỏi máy bay đã nhảy lên vì thích thú nhưng ngay sau đó đã bị đứt tay vì cánh quạt của trực thăng vẫn đang quay. Bước xuống nơi an toàn, chị mới nhẹ lòng đá vài cái lên không trung cho đỡ lo lắng. Ảnh: NVCC
 
Bên trên