Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Những tàn tích 2.000 năm tuổi lộ diện ở quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng thuộc về một cỗ xe lạ lùng từng xuất hiện trong truyền thuyết và dã sử Trung Quốc.
Theo lời trưởng nhóm khảo cổ Jiang Wenxiao nói với China Daily, đó là một cỗ xe do cừu kéo. Các nhà khảo cổ không tìm thấy chiếc xe, có thể bằng gỗ nên đã mục nát sau 2.000 năm bị chôn vùi, nhưng bộ xương của 6 con cừu mang phụ kiện kéo xe vẫn nguyên vẹn.
Sáu bộ xương cừu được tìm thấy ở khu vực "ngôi mộ phía Tây" thuộc quần thế lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc, cách TP Tây An vài dặm về phía Đông Bắc.
Khu vực khai quật cũng gần với khu có "đội quân đất nung" nổi tiếng.
Tàn tích của cỗ xe cừu kéo trong "ngôi mộ phía Tây" thuộc quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: Dayoo News
Cũng theo ông Wenxiao, xe ngựa và xe bò kéo rất phổ biến ở Trung Quốc cổ đại, nhưng xe cừu kéo thì cực kỳ hiếm.
Chúng chỉ xuất hiện ít ỏi trong dã sử và truyền thuyết Trung Quốc, được cho là một dạng "cỗ xe tình yêu" của nhà vua.
Tương truyền, người sáng lập triều đại Tây Tấn là Tấn Vũ Đế (tức Tư Mã Viêm) đã cưỡi xe cừu hàng đêm ở hậu cung và sẽ ngủ ở bất cứ nơi nào đàn cừu dừng lại.
Theo Live Science, chính sự tích này trở thành nguồn gốc của cách nói mà người Trung Quốc hiện đại vẫn dùng, "tìm kiếm vận may trong xe cừu". Bởi người ta cho rằng vị hoàng đế nhà Tây Tấn có tới 10.000 người vợ nên phải dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên bằng xe cừu.
Các nhà khảo cổ đã trình bày phát hiện độc đáo tại Đại hội Khảo cổ học Trung Quốc vừa diễn ra tại Tây An, cho biết rằng họ vẫn đang tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm một số thứ lấy từ ngôi mộ phía Tây và hy vọng sẽ xác định được chủ nhân của ngôi mộ.
Ngoài cỗ xe 6 cừu, các nhà khảo cổ còn khai quật được một cỗ xe gỗ 4 bánh được cho là xe ngựa kéo, được trang bị một chiếc lọng hình chữ nhật trang trí công phu.
Vô số chiến xa bằng đồng và các đồ tạo tác liên quan đến ngựa, công cụ sắt và vũ khí bằng đồng cũng được khai quật tại cùng khu vực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về giai đoạn bắt đầu thời đại đồ sắt ở Trung Quốc cổ đại.
Đội quân đất nung là di tích được chú ý nhất trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: Archaeology Wiki
Toàn bộ quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế trị vì từ năm 221 đến 210 trước Công nguyên, trải rộng trên diện tích 26 km2 và mất 36 năm để hoàn thành, theo các ghi chép cổ đại.
Theo lời trưởng nhóm khảo cổ Jiang Wenxiao nói với China Daily, đó là một cỗ xe do cừu kéo. Các nhà khảo cổ không tìm thấy chiếc xe, có thể bằng gỗ nên đã mục nát sau 2.000 năm bị chôn vùi, nhưng bộ xương của 6 con cừu mang phụ kiện kéo xe vẫn nguyên vẹn.
Sáu bộ xương cừu được tìm thấy ở khu vực "ngôi mộ phía Tây" thuộc quần thế lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc, cách TP Tây An vài dặm về phía Đông Bắc.
Khu vực khai quật cũng gần với khu có "đội quân đất nung" nổi tiếng.
Tàn tích của cỗ xe cừu kéo trong "ngôi mộ phía Tây" thuộc quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: Dayoo News
Cũng theo ông Wenxiao, xe ngựa và xe bò kéo rất phổ biến ở Trung Quốc cổ đại, nhưng xe cừu kéo thì cực kỳ hiếm.
Chúng chỉ xuất hiện ít ỏi trong dã sử và truyền thuyết Trung Quốc, được cho là một dạng "cỗ xe tình yêu" của nhà vua.
Tương truyền, người sáng lập triều đại Tây Tấn là Tấn Vũ Đế (tức Tư Mã Viêm) đã cưỡi xe cừu hàng đêm ở hậu cung và sẽ ngủ ở bất cứ nơi nào đàn cừu dừng lại.
Theo Live Science, chính sự tích này trở thành nguồn gốc của cách nói mà người Trung Quốc hiện đại vẫn dùng, "tìm kiếm vận may trong xe cừu". Bởi người ta cho rằng vị hoàng đế nhà Tây Tấn có tới 10.000 người vợ nên phải dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên bằng xe cừu.
Các nhà khảo cổ đã trình bày phát hiện độc đáo tại Đại hội Khảo cổ học Trung Quốc vừa diễn ra tại Tây An, cho biết rằng họ vẫn đang tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm một số thứ lấy từ ngôi mộ phía Tây và hy vọng sẽ xác định được chủ nhân của ngôi mộ.
Ngoài cỗ xe 6 cừu, các nhà khảo cổ còn khai quật được một cỗ xe gỗ 4 bánh được cho là xe ngựa kéo, được trang bị một chiếc lọng hình chữ nhật trang trí công phu.
Vô số chiến xa bằng đồng và các đồ tạo tác liên quan đến ngựa, công cụ sắt và vũ khí bằng đồng cũng được khai quật tại cùng khu vực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về giai đoạn bắt đầu thời đại đồ sắt ở Trung Quốc cổ đại.
Đội quân đất nung là di tích được chú ý nhất trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: Archaeology Wiki
Toàn bộ quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế trị vì từ năm 221 đến 210 trước Công nguyên, trải rộng trên diện tích 26 km2 và mất 36 năm để hoàn thành, theo các ghi chép cổ đại.