Nguyễn May
Well-known member
Sau khi được vinh danh ở hạng mục "Nhà sáng tạo nội dung giải trí của năm" do TikTok vừa tổ chức, TikToker Lê Tuấn Khang trở thành hiện tượng mạng nổi bật. Sau một tuần trao giải, kênh TikTok của anh từ 4 triệu lượt theo dõi đạt hơn 11 triệu và không ngừng tăng. Theo đó, cộng đồng ẩm thực cũng tò mò về quê hương Sóc Trăng của chàng trai này có những món ăn gì?
Thực tế, Sóc Trăng là một trong những địa phương ở khu vực miền Tây có nền ẩm thực phong phú, giao thoa giữa ba cộng đồng dân tộc người Kinh - người Hoa - người Khmer. Những món ăn vừa mang nét dân dã vừa lôi cuốn bởi phong vị đặc trưng riêng là một điểm nhấn cho địa phương này mà du khách ghé thăm nên thử tìm thưởng thức.
Bún nước lèo
Bún nước lèo ngon là khi nước dùng có nguyên liệu mắm bò hóc. Ảnh minh họa: Ngọc Khuyến
Bún nước lèo là món ăn đặc trưng của một số tỉnh, thành miền Tây, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Sự tinh túy của món ăn này nằm ở phần nước dùng (hay còn gọi là nước lèo) khi được chế biến từ mắm, sả, ngải bún. Đặc biệt, món ăn chuẩn vị hơn khi mắm nấu phải là loại mắm bò hóc của cộng đồng bà con Khmer. Còn lại, thức ăn kèm trong tô bún có thịt heo quay, thịt tôm lột vỏ, thịt phi lê cá và rau vị dân dã miền Tây.
Bún gỏi dà
Bún gỏi dà được biến tấu từ gỏi cuốn. Ảnh minh họa: Quân GK
Xuất phát điểm là món gỏi cuốn được người dân biến tấu lại, bún gỏi dà dần trở thành món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng. Về nước dùng, người nấu hầm một nồi to gồm xương heo, tép, đường, ớt, nước me chua. Ngoài ra, tương hạt xay trộn với đậu phộng rang đâm nhuyễn cùng tỏi phi cũng là gia vị không thể thiếu của món ăn. Sau khi nhận được yêu cầu của thực khách, người nấu trụng giá và bún trong nước dùng, sau đó cho vào tô và bày lên trên mặt bún thịt ba chỉ heo thái sợi, tôm vừa luộc chín tới được lột vỏ. Tiếp đến, chan nước dùng ngập bún rồi cho thêm rau xà lách, hoa chuối, ít tương mặn và ớt bằm lên cùng.
Bò giá tréo
Bò giá tréo là món ăn khá giống món bê thui. Ảnh minh họa: Văn Thức
Nghe qua tên món ăn lạ tai nhưng bò giá tréo có kiểu làm, thành phẩm món ăn tương tự như bê thui. Theo đó, người dân Sóc Trăng chọn bê loại ngon đem thui đến chín, có lẽ do cách treo bê lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X mà món ăn có tên gọi như vậy. Khi bê đạt độ chín như mong muốn, đem bê xuống và cắt những phần thịt vừa ăn dọn lên cùng rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Cùng với đó là đĩa bún, chén mắm nêm chấm cho tròn vị.
Bún vịt nấu tiêu
Bún vịt nấu tiêu nổi bật ở phần nước dùng và thịt vịt siêu thịt. Ảnh minh họa: Ý Mỹ
Tại Sóc Trăng, có bộ ba món ăn từ bún nổi tiếng là bún nước lèo, bún gỏi dà và bún vịt nấu tiêu (còn gọi là bún tiêu vịt). Bún tiêu vịt có cách nấu giống món bao tử heo nấu tiêu, thường xuất hiện trong đám tiệc ở miền Tây. Tuy nhiên, nguyên liệu thay bằng thịt vịt siêu thịt hay vịt hòa lan, nước dùng được nấu loãng hơn để hợp ăn với bún và các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá sống, quế. Nước mắm giấm hành có vị hơi hăng từ hành tím, chút mặn ngọt từ giấm và cay của ớt chấm thịt vịt rất cuốn, là thành phần không thể thiếu để món ăn trọn vẹn.
Bánh cống
Bánh cống giòn tan ở lớp vỏ, nhân thơm bùi vị đậu xanh, thịt tôm, thịt heo. Món ăn không thể thiếu rau ăn kèm và nước chấm. Ảnh minh họa: Quân GK
Nguyên liệu chính để làm bánh cống gồm bột gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo băm nhuyễn cùng một vài gia vị quen thuộc. Khi thực khách yêu cầu, người nấu dùng khuôn để tạo hình bánh (người miền Tây còn gọi là cống) và cho lần lượt hỗn hợp bột gạo, đậu xanh, thịt xào vào; tiếp đến cho thêm lớp bột và phủ vài con tôm lên mặt trên. Sau đó, nhúng cống vào chảo dầu đang sôi (khoảng vài phút) cho bánh chín. Về cách thưởng thức, bánh cống khá giống với bánh giá miền Tây. Cụ thể, thực khách có thể dùng nguyên bánh hoặc chia nhỏ. Sau đó, cuốn thêm vài lớp rau và chấm với nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết tầng hương vị món ăn.
Bánh pía
Bánh pía là món ăn, quà tặng đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Ảnh minh họa: Quân GK
Không chỉ là món ăn, bánh pía còn là đặc sản quà tặng mà du khách ghé thăm Sóc Trăng thường mua về làm quà biếu người thân, bạn bè. Nếu trước kia, bánh pía chỉ đơn giản là phần nhân làm bằng đậu xanh, mỡ heo; phần vỏ bằng bột mì thì hiện nay loại bánh này có đa dạng các loại nhân hơn. Có thể kể đến là nhân lòng đỏ trứng muối, sầu riêng, thịt heo xá xíu, hạt sen, trà xanh, bì, chà bông bò, khoai môn… Được biết, vào mùa Trung thu, bánh pía sẽ được người dân Sóc Trăng dâng lên lễ cúng trăng. Đây là tục lệ có ý nghĩa thể hiện sự giao thoa văn hóa của những người anh em dân tộc cùng sống tại vùng đất này.
Bánh ống
Bánh ống mềm thơm vị lá dứa. Ảnh minh họa: Quân GK
Tuy không phổ biến bằng các loại bánh khác của người miền Tây như bánh bò, bánh tét, bánh ít hay bánh khoai mì nhưng bánh ống vẫn luôn tồn tại trong đời sống ẩm thực của người Sóc Trăng. Theo đó, người thợ nấu dùng một khuôn bánh có hình ống trụ dài khoảng 15-20cm; ở giữa khuôn có một que tre với một đầu que gắn miếng thiếc hình tròn làm đáy khuôn. Khi có khách mua, người bán cho bột vào khuôn (nồi đất chứa khuôn luôn nóng bởi nước trong nồi được nấu sôi liên tục). Sau khoảng 5 phút khi bánh chín kéo nhẹ chiếc que để lấy bánh ra. Thông thường người bán dùng lá chuối lót bánh, rắc thêm ít muối mè, xác dừa nạo là đã có thành phẩm bánh ống thơm ngon.
Ngoài những món kể trên, ẩm thực Sóc Trăng vẫn còn một số món ăn, đặc sản như hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu, cháo cá lóc rau đắng, lạp xưởng Vũng Thơm, khô trâu Thạnh Trị, xá bấu Vĩnh Châu, bánh in, mè láo...
Thực tế, Sóc Trăng là một trong những địa phương ở khu vực miền Tây có nền ẩm thực phong phú, giao thoa giữa ba cộng đồng dân tộc người Kinh - người Hoa - người Khmer. Những món ăn vừa mang nét dân dã vừa lôi cuốn bởi phong vị đặc trưng riêng là một điểm nhấn cho địa phương này mà du khách ghé thăm nên thử tìm thưởng thức.
Bún nước lèo
Bún nước lèo là món ăn đặc trưng của một số tỉnh, thành miền Tây, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Sự tinh túy của món ăn này nằm ở phần nước dùng (hay còn gọi là nước lèo) khi được chế biến từ mắm, sả, ngải bún. Đặc biệt, món ăn chuẩn vị hơn khi mắm nấu phải là loại mắm bò hóc của cộng đồng bà con Khmer. Còn lại, thức ăn kèm trong tô bún có thịt heo quay, thịt tôm lột vỏ, thịt phi lê cá và rau vị dân dã miền Tây.
Bún gỏi dà
Xuất phát điểm là món gỏi cuốn được người dân biến tấu lại, bún gỏi dà dần trở thành món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng. Về nước dùng, người nấu hầm một nồi to gồm xương heo, tép, đường, ớt, nước me chua. Ngoài ra, tương hạt xay trộn với đậu phộng rang đâm nhuyễn cùng tỏi phi cũng là gia vị không thể thiếu của món ăn. Sau khi nhận được yêu cầu của thực khách, người nấu trụng giá và bún trong nước dùng, sau đó cho vào tô và bày lên trên mặt bún thịt ba chỉ heo thái sợi, tôm vừa luộc chín tới được lột vỏ. Tiếp đến, chan nước dùng ngập bún rồi cho thêm rau xà lách, hoa chuối, ít tương mặn và ớt bằm lên cùng.
Bò giá tréo
Nghe qua tên món ăn lạ tai nhưng bò giá tréo có kiểu làm, thành phẩm món ăn tương tự như bê thui. Theo đó, người dân Sóc Trăng chọn bê loại ngon đem thui đến chín, có lẽ do cách treo bê lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X mà món ăn có tên gọi như vậy. Khi bê đạt độ chín như mong muốn, đem bê xuống và cắt những phần thịt vừa ăn dọn lên cùng rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Cùng với đó là đĩa bún, chén mắm nêm chấm cho tròn vị.
Bún vịt nấu tiêu
Tại Sóc Trăng, có bộ ba món ăn từ bún nổi tiếng là bún nước lèo, bún gỏi dà và bún vịt nấu tiêu (còn gọi là bún tiêu vịt). Bún tiêu vịt có cách nấu giống món bao tử heo nấu tiêu, thường xuất hiện trong đám tiệc ở miền Tây. Tuy nhiên, nguyên liệu thay bằng thịt vịt siêu thịt hay vịt hòa lan, nước dùng được nấu loãng hơn để hợp ăn với bún và các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá sống, quế. Nước mắm giấm hành có vị hơi hăng từ hành tím, chút mặn ngọt từ giấm và cay của ớt chấm thịt vịt rất cuốn, là thành phần không thể thiếu để món ăn trọn vẹn.
Bánh cống
Nguyên liệu chính để làm bánh cống gồm bột gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo băm nhuyễn cùng một vài gia vị quen thuộc. Khi thực khách yêu cầu, người nấu dùng khuôn để tạo hình bánh (người miền Tây còn gọi là cống) và cho lần lượt hỗn hợp bột gạo, đậu xanh, thịt xào vào; tiếp đến cho thêm lớp bột và phủ vài con tôm lên mặt trên. Sau đó, nhúng cống vào chảo dầu đang sôi (khoảng vài phút) cho bánh chín. Về cách thưởng thức, bánh cống khá giống với bánh giá miền Tây. Cụ thể, thực khách có thể dùng nguyên bánh hoặc chia nhỏ. Sau đó, cuốn thêm vài lớp rau và chấm với nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết tầng hương vị món ăn.
Bánh pía
Không chỉ là món ăn, bánh pía còn là đặc sản quà tặng mà du khách ghé thăm Sóc Trăng thường mua về làm quà biếu người thân, bạn bè. Nếu trước kia, bánh pía chỉ đơn giản là phần nhân làm bằng đậu xanh, mỡ heo; phần vỏ bằng bột mì thì hiện nay loại bánh này có đa dạng các loại nhân hơn. Có thể kể đến là nhân lòng đỏ trứng muối, sầu riêng, thịt heo xá xíu, hạt sen, trà xanh, bì, chà bông bò, khoai môn… Được biết, vào mùa Trung thu, bánh pía sẽ được người dân Sóc Trăng dâng lên lễ cúng trăng. Đây là tục lệ có ý nghĩa thể hiện sự giao thoa văn hóa của những người anh em dân tộc cùng sống tại vùng đất này.
Bánh ống
Tuy không phổ biến bằng các loại bánh khác của người miền Tây như bánh bò, bánh tét, bánh ít hay bánh khoai mì nhưng bánh ống vẫn luôn tồn tại trong đời sống ẩm thực của người Sóc Trăng. Theo đó, người thợ nấu dùng một khuôn bánh có hình ống trụ dài khoảng 15-20cm; ở giữa khuôn có một que tre với một đầu que gắn miếng thiếc hình tròn làm đáy khuôn. Khi có khách mua, người bán cho bột vào khuôn (nồi đất chứa khuôn luôn nóng bởi nước trong nồi được nấu sôi liên tục). Sau khoảng 5 phút khi bánh chín kéo nhẹ chiếc que để lấy bánh ra. Thông thường người bán dùng lá chuối lót bánh, rắc thêm ít muối mè, xác dừa nạo là đã có thành phẩm bánh ống thơm ngon.
Ngoài những món kể trên, ẩm thực Sóc Trăng vẫn còn một số món ăn, đặc sản như hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu, cháo cá lóc rau đắng, lạp xưởng Vũng Thơm, khô trâu Thạnh Trị, xá bấu Vĩnh Châu, bánh in, mè láo...