Ngọc Vàng
Well-known member
Chùa Tôn Thạnh là một ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 200 năm nằm ở xã Mỹ lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là nơi mà thi sỹ nổi tiếng và là chiến sỹ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sinh sống, viết lên những áng văn bất hủ cho nền văn học nước ta.
Tìm Hiểu Về Lịch Sử Chùa Tôn Thạnh.
Theo ghi chép của sách lịch sử, chùa Tôn Thạnh sơ khai có tên là chùa Lan nhã, do thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm 1808 (năm Gia Long thứ 7). Đến năm thiệu trị thứ 5 (1845) thiền sư Viên Ngộ nhận thấy mình đã xuất gia 40 năm nhưng chưa đắc đạo nên đã tịch thuỷ trong vòng 49 ngày rồi viên tịch. Để tưởng nhớ đến công ơn của thiên sư với người dân quanh vùng, mang lại điều lành dân chúng thì người dân nơi đây đã đặt tên ngôi chùa thành chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Lão Ngộ, Ông Ngộ.
Chùa Tôn Thạnh Trong Cuộc Kháng Chiến.
Sau 16 năm khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, ngôi chùa này đã đi vào lịch sử văn học dân tộc Việt Nam với áng văn nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu là “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc”. Theo ghi chép thì trong thời gian 3 năm (1859 – 1861), thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu đã chọn chùa Tôn Thạnh làm nơi sinh sống, hành nghề thuốc chữa bệnh cứu người và viết văn thơ.
Trong trận tập kích của nghĩa sỹ Cần Giuộc vào đồn Tây Dương, chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 – 1861, cánh quân đã đánh chết 2 phú Lang Sa. Thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu cảm thấy tấm lòng vì nghĩa của người dân đã sáng tác bài thơ “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” tại chùa Tôn Thạnh.
Thăm Quan Chùa Tôn Thạnh Ngày Nay.
Trở lại với cuộc sống ngày nay, khi khách đi du lịch Long An đến chùa Tăng Ngộ toạ lạc trên mảnh đất rộng 34.410m², trong đó diện tích chùa chiếm 940m². Bạn sẽ nhìn thấy được dấu tích của áng văn thơ “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” được lưu lại tại khuôn viên ngôi chùa trên 2 tấm bia đá lớn đó là tấm bia 1 là dấu tích của bài thơ văn tế dựng vào năm 1973 và tấm bia thứ 2 là trích bài ” văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” năm 1998.
Khi du khách đi tản bộ trong vườn còn có tháp 3 tầng hình lục giác, cao 4,5m của tổ sư Viên Ngộ bên trên cùng có chạm dòng chữ nổi tựa “Nam mô A di đà phật” và tháp Tổ Tắc Thành hình vuông, 3 tầng, cao 3m.
Đến với chùa Tôn Thạnh ngày nay, du khách sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh, cùng công trình kiến trúc độc đáo gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, mái ngói, tường gạch, 2 hành lang rộng lớn đông và tây. Hiện chùa vẫn giữ được nét cổ kính năm xưa của hệ thống cột tứ tượng phía chánh điện, nhiều tượng phật được lưu giữ từ thế kỷ thứ 19, bức hoành phi, câu đối, chữ Hán sơn son thếp vàng giá trị, đặt biệt là bức tượng địa tạng Vương Bồ tát cao 110cm được đúc bằng đồng.
Với nhiều du khách sự trải nghiệm chuyến thăm quan chùa Tôn Thạnh này thật ý nghĩa, như được sống lại trên đất Gia Định năm xưa, tại đây bạn có thể thắp hương tưởng niệm trước toà bảo tháp của thiền sư Viên Ngộ và tưởng nhớ về những năm tháng mà đại thi hào, chiến sỹ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sinh sống tại nơi đây.
Tìm Hiểu Về Lịch Sử Chùa Tôn Thạnh.
Theo ghi chép của sách lịch sử, chùa Tôn Thạnh sơ khai có tên là chùa Lan nhã, do thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm 1808 (năm Gia Long thứ 7). Đến năm thiệu trị thứ 5 (1845) thiền sư Viên Ngộ nhận thấy mình đã xuất gia 40 năm nhưng chưa đắc đạo nên đã tịch thuỷ trong vòng 49 ngày rồi viên tịch. Để tưởng nhớ đến công ơn của thiên sư với người dân quanh vùng, mang lại điều lành dân chúng thì người dân nơi đây đã đặt tên ngôi chùa thành chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Lão Ngộ, Ông Ngộ.
Chùa Tôn Thạnh Trong Cuộc Kháng Chiến.
Sau 16 năm khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, ngôi chùa này đã đi vào lịch sử văn học dân tộc Việt Nam với áng văn nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu là “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc”. Theo ghi chép thì trong thời gian 3 năm (1859 – 1861), thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu đã chọn chùa Tôn Thạnh làm nơi sinh sống, hành nghề thuốc chữa bệnh cứu người và viết văn thơ.
Trong trận tập kích của nghĩa sỹ Cần Giuộc vào đồn Tây Dương, chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 – 1861, cánh quân đã đánh chết 2 phú Lang Sa. Thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu cảm thấy tấm lòng vì nghĩa của người dân đã sáng tác bài thơ “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” tại chùa Tôn Thạnh.
Thăm Quan Chùa Tôn Thạnh Ngày Nay.
Trở lại với cuộc sống ngày nay, khi khách đi du lịch Long An đến chùa Tăng Ngộ toạ lạc trên mảnh đất rộng 34.410m², trong đó diện tích chùa chiếm 940m². Bạn sẽ nhìn thấy được dấu tích của áng văn thơ “văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” được lưu lại tại khuôn viên ngôi chùa trên 2 tấm bia đá lớn đó là tấm bia 1 là dấu tích của bài thơ văn tế dựng vào năm 1973 và tấm bia thứ 2 là trích bài ” văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” năm 1998.
Khi du khách đi tản bộ trong vườn còn có tháp 3 tầng hình lục giác, cao 4,5m của tổ sư Viên Ngộ bên trên cùng có chạm dòng chữ nổi tựa “Nam mô A di đà phật” và tháp Tổ Tắc Thành hình vuông, 3 tầng, cao 3m.
Đến với chùa Tôn Thạnh ngày nay, du khách sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh tịnh, cùng công trình kiến trúc độc đáo gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, mái ngói, tường gạch, 2 hành lang rộng lớn đông và tây. Hiện chùa vẫn giữ được nét cổ kính năm xưa của hệ thống cột tứ tượng phía chánh điện, nhiều tượng phật được lưu giữ từ thế kỷ thứ 19, bức hoành phi, câu đối, chữ Hán sơn son thếp vàng giá trị, đặt biệt là bức tượng địa tạng Vương Bồ tát cao 110cm được đúc bằng đồng.
Với nhiều du khách sự trải nghiệm chuyến thăm quan chùa Tôn Thạnh này thật ý nghĩa, như được sống lại trên đất Gia Định năm xưa, tại đây bạn có thể thắp hương tưởng niệm trước toà bảo tháp của thiền sư Viên Ngộ và tưởng nhớ về những năm tháng mà đại thi hào, chiến sỹ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sinh sống tại nơi đây.