Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Làng Thái Hải từng được nhận Giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022 do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng.
Trong không gian mướt màu lá gói, người Tày sống bình yên giữa bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên). Nơi đây vừa được chuyên trang du lịch CNN Travel liệt kê vào danh sách những vùng nông thôn đẹp nhất thế giới.
Văn hóa độc đáo
Cách Hà Nội hơn 70 km, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (còn có tên khác là "Bản làng Thái Hải", "Gia đình Thái Hải") thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên.
Không giống bất cứ làng nào khác ở Việt Nam, tại ngôi làng đặc biệt này, các gia đình nhỏ không có sở hữu riêng. Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng. Sản phẩm mỗi người làm ra đều được tập hợp lại, sau đó phục vụ cho nhu cầu của từng người và cộng đồng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất ở Thái Hải đều mang tính tự cung tự cấp.
Bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên) nằm giữa không gian xanh mướt
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng bản Thái Hải đồng thời là Giám đốc Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, mỗi người chỉ làm một việc. Người giỏi chăn nuôi thì đảm nhận việc chăn nuôi, người giỏi giao tiếp thì làm nhiệm vụ giao tiếp, đối ngoại, người có kinh nghiệm làm thuốc thì cứ làm thuốc…
Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, sau một hồi mõ báo, các gia đình thức dậy. Trong khi đàn ông cời bếp, thổi lửa, mài dao chuẩn bị cho một ngày lao động thì các bà, các cô ra giếng làng lấy nước, đun nước pha trà. Sau khi cùng ăn sáng, mọi người tỏa đi làm công việc của mình. Có người đi lấy củi, trồng rau, chăn nuôi gà heo, người đánh bắt cá, người đón tiếp khách tham quan, trẻ nhỏ đến lớp học. Riêng trong các ngày mùng một, ngày rằm hay ngày tết cơm mới, ngày đầu năm, bản làng thực hiện một số nghi thức truyền thống. Mọi hoạt động trong bản làng, từ trồng cây, nuôi con, sản xuất nước uống đóng chai, trồng và chế biến chè xanh, nấu rượu…. đều gắn với sinh thái, để bảo đảm không tác động tới môi trường và duy trì nguồn thực phẩm sạch để sử dụng.
Toàn bộ số tiền người dân thu được từ việc sản xuất, bán sản phẩm và tiếp đón các đoàn khách du lịch đều được nộp vào quỹ chung của bản làng. Các chi tiêu, nhu cầu sinh hoạt từ riêng tư đến thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân như bị ốm cần đi khám, chữa bệnh, con đi học, kể cả đi học đại học, du học... đều có trưởng làng lo liệu. Trưởng làng sẽ là người quyết định mọi công việc quan trọng của bản làng Thái Hải.
Sống giữa thiên nhiên
Thấp thoáng trên những con đường rợp bóng cây rừng là những nếp nhà sàn. Làng Thái Hải có 30 ngôi nhà sàn, mỗi nhà đều có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
"Nhà thuốc" là ngôi nhà gìn giữ thuốc nam gia truyền có trách nhiệm bảo tồn, thu hái, bảo quản, cung cấp những bài thuốc để chữa bệnh cho người làng, cả du khách muốn mua thuốc gia truyền của bản.
Người dân làng Thải Hải tất bật chuẩn bị đón khách
"Nhà rượu" thì chuyên nấu rượu, bảo tồn rượu dân tộc. "Nhà đan lát" làm ra những đồ gia dụng bằng tre, nứa để làng dùng và bán cho du khách. Những người đam mê khám phá ẩm thực có thể thích thú với ngôi nhà bảo tồn văn hóa ẩm thực và các loại bánh truyền thống của người dân tộc Tày... Đặc biệt, ngôi nhà được xem như linh hồn của bản làng Thái Hải là ngôi nhà bảo tồn văn hóa hát then của người Tày. Cả 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm.
Du khách đến Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như là đón người thân về nhà. Khách đến đầu làng sẽ rẽ vào giếng làng để rửa mặt mũi, chân tay. Giếng làng có mạch nước trong vắt, xung quanh xếp đá cuội, là nơi hội tụ sinh khí của trời đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Người dân trong làng tâm niệm rằng, được gột rửa bằng nước giếng làng sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh, sẽ thoát khỏi những đen đủi, không may mắn.
Người Tày rất hiếu khách, trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ và một hàng rào ngăn cách với bên ngoài. Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết, nhà rượu chuẩn bị rượu, nhà chè chuẩn bị chè tiếp khách quý.
Trải nghiệm sự khác biệt
Sự đặc biệt của bản làng Thái Hải bắt nguồn từ sự quyết liệt của trưởng làng Nguyễn Thị Thanh Hải. Hai mươi năm trước, đau lòng trước tình trạng nhiều đồng bào dân tộc Tày bỏ nhà sàn truyền thống để thay thế bằng nhà xây gạch, xi măng, bà Nguyễn Thị Thanh Hải đã thế chấp nhà cửa, tài sản ở TP Sông Công để về Thịnh Đức mua gom đất trồng rừng, làm nơi bảo tồn nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày.
Bà Hải cũng mua gom nhà sàn, thuê thợ vận chuyển về Thịnh Đức dựng lại theo nguyên mẫu cũ. Đến cuối năm 2003, gần 30 nếp nhà sàn cổ theo cấu trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và đồng bào dân tộc Tày vùng ATK Định Hóa nói riêng đã được đưa về Thịnh Đức. Không chỉ giữ lại phần khung nhà, bà Hải mong muốn giữ được phần hồn của những ngôi nhà sàn, đó chính là cuộc sống sinh hoạt, là truyền thống văn hóa, là đời sống lao động của người dân.
Ban đầu bản làng Thái Hải được thành lập không phải để khai thác du lịch mà nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống. Nhưng cảnh đẹp, món ăn ngon ở Thái Hải đã thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm, khám phá. Năm 2014, bản làng chính thức được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên công nhận là điểm du lịch của tỉnh.
Thái Hải có 3 sản phẩm chủ lực giới thiệu đến du khách, đó là kiến trúc nhà sàn, ẩm thực và văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ, các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước, mâm ăn cơm bằng gỗ, rổ rá, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc. Bên cạnh đó là trang phục truyền thống, thuốc nam chữa bệnh, các loại ẩm thực như bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống…
Văn hóa phi vật thể rất được coi trọng ở Thái Hải, đặc biệt là ngôn ngữ. Ở bản làng này, mọi thành viên đều giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát then, đàn tính, giữ gìn nền nếp gia đình. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như lễ hội lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì.
Trưởng bản Thanh Hải chia sẻ bản làng mong nhận được sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên và sự hợp tác của các doanh nhân, sự sẻ chia của cộng đồng, tình cảm của du khách dành cho Thái Hải.
Trong không gian mướt màu lá gói, người Tày sống bình yên giữa bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên). Nơi đây vừa được chuyên trang du lịch CNN Travel liệt kê vào danh sách những vùng nông thôn đẹp nhất thế giới.
Văn hóa độc đáo
Cách Hà Nội hơn 70 km, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (còn có tên khác là "Bản làng Thái Hải", "Gia đình Thái Hải") thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên.
Không giống bất cứ làng nào khác ở Việt Nam, tại ngôi làng đặc biệt này, các gia đình nhỏ không có sở hữu riêng. Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng. Sản phẩm mỗi người làm ra đều được tập hợp lại, sau đó phục vụ cho nhu cầu của từng người và cộng đồng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất ở Thái Hải đều mang tính tự cung tự cấp.
Bản làng Thái Hải (tỉnh Thái Nguyên) nằm giữa không gian xanh mướt
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng bản Thái Hải đồng thời là Giám đốc Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, mỗi người chỉ làm một việc. Người giỏi chăn nuôi thì đảm nhận việc chăn nuôi, người giỏi giao tiếp thì làm nhiệm vụ giao tiếp, đối ngoại, người có kinh nghiệm làm thuốc thì cứ làm thuốc…
Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, sau một hồi mõ báo, các gia đình thức dậy. Trong khi đàn ông cời bếp, thổi lửa, mài dao chuẩn bị cho một ngày lao động thì các bà, các cô ra giếng làng lấy nước, đun nước pha trà. Sau khi cùng ăn sáng, mọi người tỏa đi làm công việc của mình. Có người đi lấy củi, trồng rau, chăn nuôi gà heo, người đánh bắt cá, người đón tiếp khách tham quan, trẻ nhỏ đến lớp học. Riêng trong các ngày mùng một, ngày rằm hay ngày tết cơm mới, ngày đầu năm, bản làng thực hiện một số nghi thức truyền thống. Mọi hoạt động trong bản làng, từ trồng cây, nuôi con, sản xuất nước uống đóng chai, trồng và chế biến chè xanh, nấu rượu…. đều gắn với sinh thái, để bảo đảm không tác động tới môi trường và duy trì nguồn thực phẩm sạch để sử dụng.
Toàn bộ số tiền người dân thu được từ việc sản xuất, bán sản phẩm và tiếp đón các đoàn khách du lịch đều được nộp vào quỹ chung của bản làng. Các chi tiêu, nhu cầu sinh hoạt từ riêng tư đến thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân như bị ốm cần đi khám, chữa bệnh, con đi học, kể cả đi học đại học, du học... đều có trưởng làng lo liệu. Trưởng làng sẽ là người quyết định mọi công việc quan trọng của bản làng Thái Hải.
Sống giữa thiên nhiên
Thấp thoáng trên những con đường rợp bóng cây rừng là những nếp nhà sàn. Làng Thái Hải có 30 ngôi nhà sàn, mỗi nhà đều có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
"Nhà thuốc" là ngôi nhà gìn giữ thuốc nam gia truyền có trách nhiệm bảo tồn, thu hái, bảo quản, cung cấp những bài thuốc để chữa bệnh cho người làng, cả du khách muốn mua thuốc gia truyền của bản.
Người dân làng Thải Hải tất bật chuẩn bị đón khách
"Nhà rượu" thì chuyên nấu rượu, bảo tồn rượu dân tộc. "Nhà đan lát" làm ra những đồ gia dụng bằng tre, nứa để làng dùng và bán cho du khách. Những người đam mê khám phá ẩm thực có thể thích thú với ngôi nhà bảo tồn văn hóa ẩm thực và các loại bánh truyền thống của người dân tộc Tày... Đặc biệt, ngôi nhà được xem như linh hồn của bản làng Thái Hải là ngôi nhà bảo tồn văn hóa hát then của người Tày. Cả 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm.
Du khách đến Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như là đón người thân về nhà. Khách đến đầu làng sẽ rẽ vào giếng làng để rửa mặt mũi, chân tay. Giếng làng có mạch nước trong vắt, xung quanh xếp đá cuội, là nơi hội tụ sinh khí của trời đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Người dân trong làng tâm niệm rằng, được gột rửa bằng nước giếng làng sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh, sẽ thoát khỏi những đen đủi, không may mắn.
Người Tày rất hiếu khách, trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ và một hàng rào ngăn cách với bên ngoài. Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết, nhà rượu chuẩn bị rượu, nhà chè chuẩn bị chè tiếp khách quý.
Trải nghiệm sự khác biệt
Sự đặc biệt của bản làng Thái Hải bắt nguồn từ sự quyết liệt của trưởng làng Nguyễn Thị Thanh Hải. Hai mươi năm trước, đau lòng trước tình trạng nhiều đồng bào dân tộc Tày bỏ nhà sàn truyền thống để thay thế bằng nhà xây gạch, xi măng, bà Nguyễn Thị Thanh Hải đã thế chấp nhà cửa, tài sản ở TP Sông Công để về Thịnh Đức mua gom đất trồng rừng, làm nơi bảo tồn nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày.
Bà Hải cũng mua gom nhà sàn, thuê thợ vận chuyển về Thịnh Đức dựng lại theo nguyên mẫu cũ. Đến cuối năm 2003, gần 30 nếp nhà sàn cổ theo cấu trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và đồng bào dân tộc Tày vùng ATK Định Hóa nói riêng đã được đưa về Thịnh Đức. Không chỉ giữ lại phần khung nhà, bà Hải mong muốn giữ được phần hồn của những ngôi nhà sàn, đó chính là cuộc sống sinh hoạt, là truyền thống văn hóa, là đời sống lao động của người dân.
Ban đầu bản làng Thái Hải được thành lập không phải để khai thác du lịch mà nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống. Nhưng cảnh đẹp, món ăn ngon ở Thái Hải đã thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm, khám phá. Năm 2014, bản làng chính thức được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên công nhận là điểm du lịch của tỉnh.
Thái Hải có 3 sản phẩm chủ lực giới thiệu đến du khách, đó là kiến trúc nhà sàn, ẩm thực và văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ, các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước, mâm ăn cơm bằng gỗ, rổ rá, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc. Bên cạnh đó là trang phục truyền thống, thuốc nam chữa bệnh, các loại ẩm thực như bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống…
Văn hóa phi vật thể rất được coi trọng ở Thái Hải, đặc biệt là ngôn ngữ. Ở bản làng này, mọi thành viên đều giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát then, đàn tính, giữ gìn nền nếp gia đình. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như lễ hội lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì.
Trưởng bản Thanh Hải chia sẻ bản làng mong nhận được sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên và sự hợp tác của các doanh nhân, sự sẻ chia của cộng đồng, tình cảm của du khách dành cho Thái Hải.