Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Trải qua hoạt động kiến tạo địa chất hàng triệu năm, miệng núi lửa cổ rộng 30m2 ở thắng cảnh Ba Làng An vẫn còn nguyên vẹn, đây cũng là di sản địa chất hiếm hoi trên thế giới.
Nằm cách TP Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Bắc, vùng biển Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) hấp dẫn du khách bởi dấu tích miệng núi lửa cổ quy mô lớn còn nguyên vẹn, nằm sát bờ.
Mũi Ba Làng An cũng được xác định là vị trí đất liền gần nhất với quần đảo Hoàng Sa với khoảng cách 135 hải lý.
Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần phát lộ, nhìn từ trên cao hệt như chiếc chảo khổng lồ rộng 30m2. Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nhận định miệng núi lửa này tạo nên vẻ đẹp đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo Nhật Bản, cho hay vùng biển nơi đây ví như kỳ quan “Vịnh Hạ Long, trầm tích núi lửa”. Địa chất khu vực này kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6 đến 11 triệu năm trước.
Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ biển.
Lần đầu tiên đặt chân đến vùng biển Ba Làng An, chị Trần Thị Hiền, nữ du khách đến từ Hà Nội, ấn tượng trước phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú nơi đây. “Khám phá dấu tích miệng núi lửa cổ độc đáo gần sát bờ nơi đây, nhóm bạn chúng tôi đã có nhiều tấm ảnh tuyệt đẹp cho chuyến du lịch hè năm nay”, chị Hiền nói.
Hải đăng Ba Làng An cũng là một điểm đến hấp dẫn du khách. Trạm đèn biển này được xây dựng từ năm 1982 và đã qua nhiều lần tu sửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi định hướng.
Hải đăng Ba Làng An cao 36,4m, ngoài việc giúp tàu thuyền định vị, đây còn là điểm phục vụ du khách tham quan.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cho thấy cụm núi lửa ở Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.
Theo các chuyên gia, miệng núi lửa cổ này nằm sát bờ còn nguyên vẹn là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, hấp dẫn du khách, giới khoa học đến lặn biển khám phá, nghiên cứu biển đảo.
Nằm cách TP Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Bắc, vùng biển Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) hấp dẫn du khách bởi dấu tích miệng núi lửa cổ quy mô lớn còn nguyên vẹn, nằm sát bờ.
Mũi Ba Làng An cũng được xác định là vị trí đất liền gần nhất với quần đảo Hoàng Sa với khoảng cách 135 hải lý.
Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần phát lộ, nhìn từ trên cao hệt như chiếc chảo khổng lồ rộng 30m2. Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nhận định miệng núi lửa này tạo nên vẻ đẹp đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo Nhật Bản, cho hay vùng biển nơi đây ví như kỳ quan “Vịnh Hạ Long, trầm tích núi lửa”. Địa chất khu vực này kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6 đến 11 triệu năm trước.
Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ biển.
Lần đầu tiên đặt chân đến vùng biển Ba Làng An, chị Trần Thị Hiền, nữ du khách đến từ Hà Nội, ấn tượng trước phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú nơi đây. “Khám phá dấu tích miệng núi lửa cổ độc đáo gần sát bờ nơi đây, nhóm bạn chúng tôi đã có nhiều tấm ảnh tuyệt đẹp cho chuyến du lịch hè năm nay”, chị Hiền nói.
Hải đăng Ba Làng An cũng là một điểm đến hấp dẫn du khách. Trạm đèn biển này được xây dựng từ năm 1982 và đã qua nhiều lần tu sửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi định hướng.
Hải đăng Ba Làng An cao 36,4m, ngoài việc giúp tàu thuyền định vị, đây còn là điểm phục vụ du khách tham quan.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cho thấy cụm núi lửa ở Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.
Theo các chuyên gia, miệng núi lửa cổ này nằm sát bờ còn nguyên vẹn là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, hấp dẫn du khách, giới khoa học đến lặn biển khám phá, nghiên cứu biển đảo.