Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi một hệ thống núi đá và hang động thiên nhiên cực kỳ độc đáo, tráng lệ.
Sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Chùa Nhẫm Dương nằm trên trục đường 388, thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa nằm sâu dưới chân núi, xung quanh là các hang động, hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng.
Vào ngày hè oi bức giữa tháng 5, chúng tôi có dịp trở lại thăm ngôi chùa cổ, tìm hiểu về lịch sử và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây. Đón tiếp tôi là một vị ni sư có dáng người dong dỏng, nước da ngăm đen. Đó là ni sư Thích Diệu Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương, người gắn bó với ngôi chùa gần 40 năm nay.
Chùa Nhẫm Dương nằm dưới chân ngọn núi
Ni sư Mơ cho biết, chùa Nhẫm Dương vốn là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời nhà Trần. Tuy nhiên, sau đó nhà Trần sụp đổ, ngôi chùa cũng đổ nát theo. Đến thế kỷ 17, phái Tào Động của sư tổ Thủy Nguyệt đã phục dựng lại ngôi chùa.
Ni sư Mơ Mơ kể, theo văn bia ghi lại trong chùa, đệ nhất tổ sư Thủy Nguyệt vốn người họ Đặng, quê Sơn Nam, sinh năm 1637, đời vua Lê Thần Tông. Sau nhiều năm xuất gia, bôn ba khắp nước học đạo, ông vẫn chưa tìm được con đường giác ngộ. Năm 34 tuổi, nhờ nhân duyên đưa đẩy, sư tổ Thủy Nguyệt cùng một đệ tử nữa đã sang đến đất Trung Hoa và gặp được vị hòa thượng Thượng Đức tu trên núi Phượng Hoàng.
Trải qua khá nhiều thử thách và khổ luyện học đạo, sư tổ Thủy Nguyệt được sư phụ của mình ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư và cho phép trở về nước để giáo hóa muôn dân và phát triển đạo pháp. Khi trở về quê nhà, sư tổ chọn chùa Hạ Long (Hải Dương) làm nơi dừng chân để phát triển đạo pháp.
Đến năm 68 tuổi, sư tổ Thủy Nguyệt nhận thấy mình đến lúc đã "hoàn thành sứ mệnh" phải về với chốn Niết Bàn nên gọi tứ chúng dặn bảo: "Nay ta lên trên núi Nhẫm Dương, nếu 7 ngày không thấy về, các ngươi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy".
Y như rằng, sau 7 ngày, không thấy sư tổ quay về, đệ tử mới cùng nhau tới núi Nhẫm Dương lần theo mùi hương tìm tới hang đá phía sau chùa Nhẫm Dương thì thấy sư tổ ngồi kiết già trên một tảng đá trong hang, toàn thân vẫn nóng ấm và mềm mại như còn sống nhưng hơi thở thì đã tắt lịm hẳn. Xung quanh thân thể sư tổ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt như mùi hương trầm bạch đàn. Lúc bấy giờ là niên hiệu Chính Hòa năm thứ XX, hiệu Hy Tông (thời Lê Trung Hưng) ngày 6 tháng 6 năm 1704.
Gần 30 hang động vây quanh ngôi chùa cổ
Ni sư Thích Đàm Mơ cho hay, chùa Nhẫm Dương là ngôi cổ tự duy nhất ở Hải Dương được "bao vây" bởi gần 30 hang động, rải rác khắp các dãy núi đá xung quanh chùa. Tất cả các dãy núi đá này đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương - nơi ngôi chùa tọa lạc.
Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi một hệ thống núi đá và hang động thiên nhiên cực kỳ độc đáo, tráng lệ
Phía sau ngôi chùa là hai hang Tĩnh Niệm và Thánh Hoá, đây là hai hang động quan trọng nhất bởi sư trụ trì đã phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định cho sự phát triển của loài người từ hàng vạn năm trước.
“Hang Tĩnh Niệm dài khoảng hơn 100m, đây là nơi khi xưa sư tổ Thủy Nguyệt cùng các đệ tử dùng làm nơi tọa thiền, đàm đạo. Sau này, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hang trở thành nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng. Còn hang Thánh Hoá có diện tích khoảng 100 m2, từ cửa hang tới cuối hang theo hướng nhỏ dần. Trên đỉnh hang có nhiều thạch nhũ rất đẹp”, trụ trì chùa Nhẫm Dương chia sẻ.
Khu vực hang Tĩnh Niệm, nơi gắn với sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Theo vị trụ trì của chùa, ngoài hai hang Thánh Hóa và Tĩnh Niệm phía sau lưng chùa, có thể kể tới hang Bò Lê, hang Cá, hang Tối, hang Ma, hang Mạt, hang Trâu, hang Thung Xanh, hang Thung Thóc,... Hầu hết các hang động này đều được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, có chỗ vách đá giống như một chiếc ngai để các vị thần tiên ngồi, có nhũ đá hình thù như con voi, sư tử, muôn hình vạn trạng nhìn rất đẹp và thích thú.
Bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết, năm 2017, Hải Dương đón Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương. Trong đó, tại di tích khảo cổ Nhẫm Dương, thông qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hiện vật, hoá thạch, đồ gốm, tiền cổ, đồ sắt khẳng định tiến trình lịch sử của tự nhiên và con người từ thời đại đồ đá, thời đại kim khí, thời đại phong kiến đến thời kỳ hiện đại.
Tại khu vực hang Thánh Hoá, sư trụ trì cùng nhóm người đã khai quật, tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ, xương hóa thạch của các loài động vật như: voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím, răng Pôngô (đười ươi), rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng, bình gốm…
Nhắc đến chùa Nhẫm Dương (Hải Dương) người ta không chỉ nhớ đến ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi đá mà còn biết đến kho xương hóa thạch khổng lồ tìm được trong động Thánh Hóa đã từng tồn tại ít nhất 30.000 đến 40.000 năm. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý độc giả những thông tin độc đáo về ngôi chùa cổ kỳ lạ này. |
Sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Chùa Nhẫm Dương nằm trên trục đường 388, thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa nằm sâu dưới chân núi, xung quanh là các hang động, hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng.
Vào ngày hè oi bức giữa tháng 5, chúng tôi có dịp trở lại thăm ngôi chùa cổ, tìm hiểu về lịch sử và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây. Đón tiếp tôi là một vị ni sư có dáng người dong dỏng, nước da ngăm đen. Đó là ni sư Thích Diệu Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương, người gắn bó với ngôi chùa gần 40 năm nay.
Chùa Nhẫm Dương nằm dưới chân ngọn núi
Ni sư Mơ cho biết, chùa Nhẫm Dương vốn là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời nhà Trần. Tuy nhiên, sau đó nhà Trần sụp đổ, ngôi chùa cũng đổ nát theo. Đến thế kỷ 17, phái Tào Động của sư tổ Thủy Nguyệt đã phục dựng lại ngôi chùa.
Ni sư Mơ Mơ kể, theo văn bia ghi lại trong chùa, đệ nhất tổ sư Thủy Nguyệt vốn người họ Đặng, quê Sơn Nam, sinh năm 1637, đời vua Lê Thần Tông. Sau nhiều năm xuất gia, bôn ba khắp nước học đạo, ông vẫn chưa tìm được con đường giác ngộ. Năm 34 tuổi, nhờ nhân duyên đưa đẩy, sư tổ Thủy Nguyệt cùng một đệ tử nữa đã sang đến đất Trung Hoa và gặp được vị hòa thượng Thượng Đức tu trên núi Phượng Hoàng.
Trải qua khá nhiều thử thách và khổ luyện học đạo, sư tổ Thủy Nguyệt được sư phụ của mình ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư và cho phép trở về nước để giáo hóa muôn dân và phát triển đạo pháp. Khi trở về quê nhà, sư tổ chọn chùa Hạ Long (Hải Dương) làm nơi dừng chân để phát triển đạo pháp.
Đến năm 68 tuổi, sư tổ Thủy Nguyệt nhận thấy mình đến lúc đã "hoàn thành sứ mệnh" phải về với chốn Niết Bàn nên gọi tứ chúng dặn bảo: "Nay ta lên trên núi Nhẫm Dương, nếu 7 ngày không thấy về, các ngươi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy".
Y như rằng, sau 7 ngày, không thấy sư tổ quay về, đệ tử mới cùng nhau tới núi Nhẫm Dương lần theo mùi hương tìm tới hang đá phía sau chùa Nhẫm Dương thì thấy sư tổ ngồi kiết già trên một tảng đá trong hang, toàn thân vẫn nóng ấm và mềm mại như còn sống nhưng hơi thở thì đã tắt lịm hẳn. Xung quanh thân thể sư tổ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt như mùi hương trầm bạch đàn. Lúc bấy giờ là niên hiệu Chính Hòa năm thứ XX, hiệu Hy Tông (thời Lê Trung Hưng) ngày 6 tháng 6 năm 1704.
Gần 30 hang động vây quanh ngôi chùa cổ
Ni sư Thích Đàm Mơ cho hay, chùa Nhẫm Dương là ngôi cổ tự duy nhất ở Hải Dương được "bao vây" bởi gần 30 hang động, rải rác khắp các dãy núi đá xung quanh chùa. Tất cả các dãy núi đá này đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương - nơi ngôi chùa tọa lạc.
Chùa Nhẫm Dương được bao bọc bởi một hệ thống núi đá và hang động thiên nhiên cực kỳ độc đáo, tráng lệ
Phía sau ngôi chùa là hai hang Tĩnh Niệm và Thánh Hoá, đây là hai hang động quan trọng nhất bởi sư trụ trì đã phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định cho sự phát triển của loài người từ hàng vạn năm trước.
“Hang Tĩnh Niệm dài khoảng hơn 100m, đây là nơi khi xưa sư tổ Thủy Nguyệt cùng các đệ tử dùng làm nơi tọa thiền, đàm đạo. Sau này, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hang trở thành nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng. Còn hang Thánh Hoá có diện tích khoảng 100 m2, từ cửa hang tới cuối hang theo hướng nhỏ dần. Trên đỉnh hang có nhiều thạch nhũ rất đẹp”, trụ trì chùa Nhẫm Dương chia sẻ.
Khu vực hang Tĩnh Niệm, nơi gắn với sự tích “hoá thánh” của sư tổ Thuỷ Nguyệt
Theo vị trụ trì của chùa, ngoài hai hang Thánh Hóa và Tĩnh Niệm phía sau lưng chùa, có thể kể tới hang Bò Lê, hang Cá, hang Tối, hang Ma, hang Mạt, hang Trâu, hang Thung Xanh, hang Thung Thóc,... Hầu hết các hang động này đều được thiên nhiên kiến tạo rất độc đáo, có chỗ vách đá giống như một chiếc ngai để các vị thần tiên ngồi, có nhũ đá hình thù như con voi, sư tử, muôn hình vạn trạng nhìn rất đẹp và thích thú.
Bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết, năm 2017, Hải Dương đón Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương. Trong đó, tại di tích khảo cổ Nhẫm Dương, thông qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hiện vật, hoá thạch, đồ gốm, tiền cổ, đồ sắt khẳng định tiến trình lịch sử của tự nhiên và con người từ thời đại đồ đá, thời đại kim khí, thời đại phong kiến đến thời kỳ hiện đại.
Tại khu vực hang Thánh Hoá, sư trụ trì cùng nhóm người đã khai quật, tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ, xương hóa thạch của các loài động vật như: voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím, răng Pôngô (đười ươi), rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng, bình gốm…