Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Dành thời gian 20 ngày, nữ du khách đã tự do khám phá vùng Tây Bắc, đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và khám phá những điều thú vị về con người tại mảnh đất miền núi phía Bắc này.
Nghe đến cái tên Tây Bắc, nhiều người đã nghĩ ngay đến những nét độc đáo, hấp dẫn chờ họ trải nghiệm. Nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch đã sắp xếp cuộc đời và lên xe khám phá những nét đẹp riêng có của mảnh đất này.
Với tiêu chí “5 không” gồm không phạm luật, không té xe, không hành xác, không chạy đêm và không bỏ cuộc, cô nàng Hồ Thị Mỹ Linh đã an toàn hoàn thành cung phượt một cách rất chill qua 6 tỉnh Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái).
Bản Cát Cát - Sa Pa.
Hành trình của cô gái 9X xuất phát từ TP. HCM rồi bay ra Hà Nội và thuê xe máy bắt đầu đi phượt Tây Bắc. Tính từ lúc khởi hành tại Hà Nội, đến lúc quay về lại Hà Nội tròn 20 ngày với lịch trình Hà Nội - Mai Châu - Mộc Châu - Tà Xùa - TP.Sơn La - TP.Điện Biên Phủ - A Pa Chải - Mường Tè (Lai Châu) - Sa Pa - Mù Cang Chải - Nghĩa Lộ - Hà Nội.
Hãy cùng trò chuyện cùng cô gái quê ở Tây Ninh và sinh sống tại TP.HCM về câu chuyện 20 ngày một mình đi phượt Tây Bắc.
PV: Chào Linh. Bạn có thể chia sẻ với mọi người lý do bạn chọn Tây Bắc để thực hiện chuyến phượt này?
Mỹ Linh: Nhiều người lựa chọn đi phượt Tây Bắc vì muốn chinh phục “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Còn mình, khi lên kế hoạch và chọn địa điểm là Tây Bắc, vì mình đơn giản muốn khám phá thiên nhiên, con người, văn hoá và những điều thú vị ở Tây Bắc - địa điểm mà ít người lựa chọn là điểm đến cho chuyến du lịch của họ.
Ngoài ra, mình cũng có mục tiêu sẽ khám phá hết 63 tỉnh, thành của Việt Nam, nhưng không chỉ dừng lại ở việc du lịch, thăm thú mà mình muốn khám phá, trải nghiệm, gặp gỡ và tích luỹ để hiểu hơn về từng địa điểm từng vùng miền mà mình đến. Tuy nhiên, nếu thực hiện một chuyến đi dài ngày qua hết 63 tỉnh, thành sẽ rất tốn thời gian và mình vẫn chưa sắp xếp được thời gian để thực hiện một chuyến đi dài thật dài như vậy. Vì vậy, mình quyết định chia nhỏ các chuyến đi theo từng cụm và Tây Bắc là cụm địa điểm đầu tiên trong các điểm đến của mình.
PV: Trước chuyến đi Tây Bắc, bạn đã phượt ở đâu chưa?
Mỹ Linh: Trước khi đi phượt Tây Bắc, mình cũng đã thực hiện được khá nhiều chuyến đi phượt khác.
Cũng có những chuyến ngắn ngày và cũng có những chuyến dài ngày. Ngắn ngày thường đi các địa điểm gần TP.HCM như Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt, Tây Ninh. Còn đi dài ngày và đi xa hơn, mình từng đi phượt xuyên Việt vào năm 2018. Nhưng lúc đó mới tốt nghiệp đại học và kinh phí hạn chế nên chuyến đi xuyên Việt chủ yếu là chạy qua các cung đường khám phá vẻ đẹp của cung đường từ TP.HCM ra Hà Nội mà chưa có nhiều trải nghiệm sâu sắc tại các địa phương.
Đầu năm nay, mình đã có một chuyến đi phượt 9 ngày khám phá Hà Giang - Cao Bằng - Hà Nội - Ninh Bình.
Là một đứa dễ bị say xe nên mình khá thích việc đi phượt bằng xe máy, hầu như chuyến đi nào có thể đi bằng xe máy là mình sẽ đi xe máy.
Đèo Đá Trắng - Mai Châu.
PV: Bạn hãy cảm xúc của bạn trước khi phượt Tây Bắc được không?
Mỹ Linh: Lúc lên kế hoạch cho chuyến đi, mình thật sự rất hào hứng. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trước chuyến đi, mình có hơi lo lắng một chút, có thể vì cũng khá lâu (2 tháng) mình không đi đâu đó một mình, mà đột nhiên thực hiện một chuyến đi dài một mình nên có chút lo lo.
Một phần vì mình đang làm Freelancer nên trước khi bắt đầu chuyến đi, mình khá căng thẳng trong việc hoàn tất một vài công việc quan trọng và sắp xếp công việc để đảm bảo chuyến đi diễn ra trôi chảy vui vẻ, không bị áp lực bởi công việc.
Mình cảm thấy may mắn vì bản thân là người thích lên kế hoạch và luôn chủ động quản lý thời gian của mình khá tốt nên một vài ngày trước chuyến đi, mình gần như rất thoải mái và vực lại được tâm trạng hứng khởi như lúc lên kế hoạch.
PV: Cảm nhận của bạn về chuyến đi này như thế nào?
Mỹ Linh: Đây thật sự là một chuyến đi tuyệt vời với mình, mình cảm thấy thật đúng đắn và may mắn khi mình đã quyết tâm, đã thực hiện chuyến đi này.
Trong suốt hành trình, hầu như ngày nào mình cũng cảm thấy vui vẻ, tâm trạng mình lúc nào cũng hào hứng và luôn sẵn sàng cho những trải nghiệm mới trong chuyến đi.
Mình cực kỳ may mắn vì trong suốt chuyến đi, những người mình gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện đều là người tốt và tử tế. Mình biết ơn vì một người lạ vô tình gặp cũng sẵn sàng hỏi han, quan tâm mình, chúc mình có chuyến đi an toàn và vui vẻ.
Đồ ăn ở Tây Bắc đối với mình khá dễ ăn và phần lớn các món ăn nếu không phải cơm sẽ là bún và phở. Có một điểm cực kỳ thú vị đó là một phần ăn ở đây lúc nào cũng nhiều, mình thấy nếu so sánh một tô bún ở Tây Bắc với một tô bún ở TP.HCM thì tô bún ở Tây Bắc chắc nhiều gấp đôi bún ở TP.HCM. Bởi vậy, đi phượt chuyến Tây Bắc này về, mình thấy thay vì xuống cân như những chuyến đi phượt khác thì mình lại tăng vài cân.
Nói về những người mình đã gặp, mình phải nói rằng, mình cực kỳ biết ơn và cảm mến họ vì họ đã đối xử tốt với mình, chăm sóc mình và lo lắng cho mình. Nếu kể, chắc mình có thể kể hết cả 2-3 trang giấy. Như ở Mộc Châu, mình vào thăm vườn hồng được anh chủ vườn hồng tặng cho một túi hồng mang về ăn. Lúc đến Tà Xùa, cô chủ homestay thấy mình đi một mình nên cô nấu đồ ăn cho mình ăn, chăm sóc mình như con gái, cô còn đãi mình món lẩu gà đen nổi tiếng với lý do cô sợ mình đi một mình không dám mua lẩu ăn. Rồi đến Điện Biên Phủ, mình đi thay nhớt thì anh chủ tiệm sửa xe không lấy tiền và còn kiểm tra xe giúp mình. Hầu như đến đâu, mọi người đều dặn mình là năm sau lại quay lại chơi hay là kêu mình Tết bay ra ăn Tết với mọi người. Thật sự đó là những kỷ niệm và trải nghiệm quá tuyệt vời mà phải đi phượt như vậy mình mới có được.
Về cảnh quan thì cực kỳ mãn nhãn với mình. Trước chuyến đi, mình đã không tưởng tưởng rằng Tây Bắc lại đẹp đến như vậy, không chỉ là những địa điểm tham quan nổi tiếng mà ngay cả các cung đường ở Tây Bắc cũng khiến mình liên tục bất ngờ và cảm thán. Thời điểm mình đi là tháng 11, vào mùa Tây Bắc không có mưa và cũng chưa quá lạnh, nên các cung đường dễ chạy hơn, cảnh quan thiên nhiên vẫn giữ được màu xanh ngát của núi rừng.
Và mình nghĩ rằng, khi đi du lịch, đi phượt, đến mỗi nơi, mỗi địa điểm mới, chỉ cần chúng ta mở rộng tâm hồn sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp của mỗi nơi theo cách riêng của nơi đó thì nơi nào mình đến cũng trở nên xinh đẹp và tuyệt vời cả.
Vườn hoa cúc hoạ mi trắng trên đường chạy vào đỉnh Pa Phách, Mộc Châu.
PV: 20 ngày vi vu trên những cung đường mới, chắc hẳn bạn đã có nhiều kỷ niệm trong chuyến đi này?
Mỹ Linh: Có lẽ chuyến đi này là chuyến đi nhiều kỷ niệm nhất mà mình có, mỗi ngày đều có nhiều kỷ niệm thú vị đáng nhớ.
Có lần lên một con dốc cao, mình suýt không lên được và sợ bị té, nhưng sau đó được người dân hướng dẫn trả xe về số 1 và lên được dốc.
Hay là lúc mình đến A Pa Chải, đúng lúc mình đi thì trời mưa, đường trơn, dốc và khó đi, ban đầu mình nghĩ đi được, nhưng khi vừa xuống dốc, bị trượt bánh xe mới biết là đường khó chạy nhưng các anh các chú ở đồn biên phòng đã giúp mình chạy qua đoạn đường khó.
Những lúc vui hơn thì khi đang ngừng xe ngắm cảnh bỗng có một con trâu đi hướng ngược lại đi ngang trúng mình khiến giày mình bị dính phân trâu. Rồi khi chạy xe trên đường, có mấy chú chó dừng giữa đường, mình chạy chậm chậm thì xém bị chó rượt. Nhưng tình huống đó mình cảm giác đó là những kỷ niệm vui giúp chuyến đi của mình thú vị hơn.
Ở Mai Châu và Mộc Châu, mình cũng hai lần được hỏi có muốn lấy chồng ở đấy không, có lẽ vì mình nói chuyện điệu quá nên mọi người thấy mình dễ thương. (Cười).
Rồi lúc chạy từ A Pa Chải qua Mường Tè, mình tìm đường trên Google Map không hiện đoạn đường đi hướng Pắc Ma nhưng mình hỏi người địa phương thì ai cũng bảo mình đi Pắc Ma cho gần. Đến lúc đi rồi mới hiểu lý do tại sao Map không chỉ đường. Thì ra là đoạn này người ta đang đổ đá làm đường nên đường cực kỳ khó đi, có đoạn mình nhờ anh tài xế xe ben vừa đổ đá xong chạy xe máy qua giúp mình.
Trong chuyến đi này, thật sự mình chỉ có toàn những kỷ niệm vui thôi, bất kỳ tình huống, bất kỳ cuộc trò chuyện hay bất kỳ sự gặp gỡ nào trong chuyến đi này đều là kỷ niệm đáng nhớ với mình.
PV: Vậy bạn ấn tượng với điểm đến nào nhất? Lý do tại sao?
Mỹ Linh: Mình nghĩ có lẽ là A Pa Chải - cực Tây Tổ quốc. Vì trước khi bắt đầu chuyến đi và khi đã bắt đầu chuyến đi được vài ngày, mình vẫn rất phân vân về việc có nên đi A Pa Chải không. Nơi này không chỉ khó đi mà đường đến đây cũng không quá an toàn, đặc biệt là đoạn chạy qua Mường Nhé, có rất nhiều điểm sạt lở.
Mình thấy may mắn vì lúc mình đi qua Mường Nhé trời khô không mưa nên chạy xe an toàn và dễ chạy. Nhưng đoạn đường này nếu vào mùa mưa sẽ rất nguy hiểm vì ở đây có nhiều đoạn đất đỏ mưa sẽ rất trơn, rồi còn cả các chỗ vẫn đang để biển báo sạt lở, mùa mưa sẽ nguy hiểm.
Nhưng đến A Pa Chải, mình bỗng trở thành “đứa con của thần mưa” - 2 tiếng đồng hồ từ đồn biên phòng lên cột mốc A Pa Chải trời mưa lớn, đường vừa dốc vừa trơn và mình đã ví von là hình như mình đang cosplay thành con trâu thì phải.
Sau những vất vả để lên được đến cực Tây Tổ quốc, mình lại nghiệm ra được vài điều về sự vất vả của các bạn đi lính biên phòng, bọn mình là khách du lịch thỉnh thoảng mới dầm mưa như vậy, nhưng các bạn thực hiện nghĩa vụ quân sự với tư cách lính biên phòng thì lại thường xuyên đi tuần tra như vậy bất kể nắng mưa, mà thời tiết ở đây thì mỗi khi mưa lại rất lạnh.
Sau khi chinh phục được cực Tây - A Pa Chải, mình cũng tự học được vài điều hay ho, như là hoá ra mình làm được rồi, không có gì là không thể chỉ là mình có quyết tâm và có muốn thực hiện không.
Mỏm cá heo - Tà Xùa.
PV: 20 ngày đi phượt Tây Bắc, bạn nhận được những bài học, giá trị nào?
Mỹ Linh: Có rất nhiều bài học và giá trị mình nhận được sau khi thực hiện hành trình 20 ngày đi phượt Tây Bắc một mình, nhưng để kể ra thì mình sẽ chia sẻ 3 điều nổi bật nhất.
Tình người và sự kết nối
Lúc mình thực hiện chuyến đi này, trên hành trình mình gặp rất nhiều người và những người mình gặp đều hỏi mình “Con gái đi một mình không sợ à?”. Nhưng có phải rõ ràng những người đó đều là người tốt nên họ mới quan tâm đến sự an toàn của mình và hỏi thăm mình như vậy không. Và thật sự, mỗi người mình gặp trong suốt chuyến đi đều là người tốt và tử tế.
Mình nhận ra, khi con người ta dùng sự chân thành, vui vẻ và trân trọng đối xử với người xung quanh thì họ cũng sẽ nhận được những sự đối xử chân thành như vậy.
Mình tự tin để nói rằng, mỗi người mình gặp, mình đều dành cho họ sự tôn trọng và những suy nghĩ tốt đẹp với họ, mình chưa từng hỏi họ hay nghi ngờ lòng tốt của họ và có lẽ vì vậy mà mình cũng may mắn nhận được những sự đối xử tốt đẹp.
Thêm một điều nữa đó chính là sự kết nối, một nụ cười thân thiện, một lời chào hỏi nhiệt tình cũng đã đủ để kết nối hai người xa lạ với nhau. Mình nhận thấy nụ cười là phương thức kết nối đơn giản và hiệu quả mà ai cũng có thể làm được.
Cách tiếp nhận và phản hồi với các vấn đề, sự kiện diễn ra xung quanh mình
Thật sự không phải chuyến đi này suông sẻ hoàn toàn mà là với mỗi tình huống xảy ra, mình đều vui vẻ tiếp nhận một cách tích cực nhất. Có thể vì vậy sau chuyến đi, kỷ niệm đọng lại trong mình chỉ toàn những kỷ niệm vui và những kỷ niệm thú vị.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn đang chạy xe và bạn gặp một đọạn đường cực kỳ xấu và bạn không chạy được nữa, lúc đó bạn sẽ phản ứng như thế nào khi chỉ có một mình? Sẽ cảm thấy bất lực, sẽ cảm thấy hụt hẫng hay cảm thấy bản thân yếu đuối hoặc tự trách mình tại sao lại đi đường này? Còn mình, mình đã cười như được mùa khi thấy đường chỉ toàn là đá tảng không chạy được và rồi mình lại thầm tự cảm thấy may mắn vì đường đá tảng chứ không phải đường sạt lở hay hố sụt. Lúc mình vui vẻ tiếp nhận vấn đề, tự nhiên cách giải quyết vấn đề cũng sẽ xuất hiện với mình. Mình đã vui vẻ nhờ các anh đang làm công trình ở đó chạy xe qua đoạn đường đá giúp mình và mình vẫn luôn giữ được tâm trạng vui vẻ.
Khi thực hiện một chuyến đi dài mà lại đi một mình, việc giữ cho tinh thần và tâm trạng luôn vui vẻ, hứng khởi là điều quan trọng để bạn có thể thực hiện hết được hành trình. Và cách để duy trì chính là hãy luôn suy nghĩ tích cực trong tất cả mọi vấn đề, tình huống hay sự kiện diễn ra xung quanh mình.
Hiểu thêm về con người, văn hoá nơi mình đến
Có một điều khiến mình luôn cảm thấy thiếu đó chính là “kiến thức” mà mình có, nó vẫn quá ít và nếu không đi đến nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người hơn mình sợ mình sẽ trở thành người “thiếu kiến thức trầm trọng”.
Trong chuyến đi này, mình đã được mở mang thêm được rất nhiều kiến thức mới, mình biết thêm về các tập tục của người H’Mông, người Hà Nhì qua lời kể của cô chú tại các homestay mà mình ở. Mình cũng biết thêm về kiến thức lịch sử liên quan đến nhà tù Sơn La khi ghé thăm thành phố Sơn La, hiểu rõ hơn về Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự hy sinh của các chiến sĩ, của ông cha ta ngày xưa trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Những kiến thức về địa lý khi chạy qua các cung đường, vì tò mò cái tên hay vì tò mò về cảnh vật, độ khó của cung đường mà đi tìm hiểu thêm, rồi vô tình biết được nhiều thứ. Như đèo Pha Đin, trước chuyến đi, mình chỉ biết đây là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Nhưng đi Tây Bắc về mới hiểu thêm, đèo Pha Đin còn là ranh giới của hai tỉnh Sơn La - Điện Biên. Và trong lịch sử, con đèo này là con đường tiếp vận quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Một góc check-in đèo Ô Quy Hồ tại cây cô đơn.
PV: Vậy đi một mình, bạn buồn không?
Mỹ Linh: Bạn có tin vào việc một người có thể tự tạo niềm vui cho bản thân dù ở đâu làm gì hay không?
Mình cũng là kiểu người như vậy đó. Trong suốt hành trình, chưa giây phút nào mình cảm thấy buồn, cảm thấy cô đơn. Mình luôn cảm thấy vui với mọi thứ mình nhìn thấy, mọi nơi mình đi qua, mọi tình huống mình đối mặt và với mọi người mà mình gặp.
Mình dừng xe ngắm cảnh thì bị con trâu đụng trúng mình, mình cũng thấy buồn cười.
Khi đi đường, mình thấy con chó nằm giữa đường, mình cũng thấy buồn cười.
Mình chạy xe xém té nhưng sau đó mình vẫn thấy buồn cười và may mắn vì mình chưa té.
Mình đi A Pa Chải trời mưa đường xấu, vất vả nhưng mình đã cười rất nhiều vì mình cảm thấy đó là trải nghiệm rất vui mà nhờ đi lúc trời mưa mình mới có được.
Mình đang chạy xe, thấy cảnh đẹp, mình dừng lại ngắm cảnh và mình cảm thấy vui vì điều đó.
Nói chung, mình hay cười một mình, đang chạy xe hát lớn xong biết mình hát dở cái cũng tự cười khà khà một mình.
PV: Bạn có thể chia sẻ một vài lưu ý khi phượt Tây Bắc cho mọi người biết được không?
Mỹ Linh: Có một vài lưu ý mình đã rút ra được. Đó là:
Từ Mộc Châu qua Tà Xùa: Tranh thủ đi buổi sáng sớm, trên đường chạy lên ghé vào Thảo Nguyên Tà Xùa, mỏm cá heo và cây cô đơn chơi, rồi hãy chạy về trung tâm Tà Xùa sẽ thuận đường hơn.
Đi check-in A Pa Chải: Sau khi đăng ký với đồn biên phòng, bộ đội sẽ chạy xe máy dẫn lên và mình chạy xe của mình theo. Đường chạy vào trời nắng thì bình thường, trời mưa thì đường đất đỏ rất trơn và có con dốc không dễ chạy tý nào. Từ chỗ có bia đá A Pa Chải lên chỗ Cột mốc 3 quốc gia, có đường mòn chạy xe máy lên, nhưng chỉ đủ 1 xe máy chạy. Đi check-in A Pa Chải nên canh trời nắng, đừng đi lúc trời mưa như mình để tránh bị cosplay thành con trâu.
Cung đường chạy từ A Pa Chải qua Mường Tè: Chạy theo hướng Pắc Ma xác định là khó chạy vì đường đang sửa, đá xanh viên to đổ đầy đường, có chỗ cáng ra rồi có chỗ chưa, chạy khó nên có vài đoạn mình phải nhờ người ở đó chạy qua giúp.
Đi “sống lưng khủng long” Mù Cang Chải: Tìm đường đi với điểm đến là Ngã ba Kim, tuy chạy xa hơn nhưng đường dễ đi và chạy an toàn hơn.
Đường lên rừng trúc Mù Cang Chải: Với khả năng chạy xe của mình, mình không chạy được vì phải chạy số 1 suốt để lên dốc cộng với việc thường xuyên có mấy chỗ cua gắt, mình chạy thử 200m nhưng không dám chạy nữa đành thuê xe ôm chở lên.
Trừ mấy cái lưu ý trên, với mình cung Tây Bắc cũng dễ đi, kiểu không khó như mình vẫn hay nghĩ.
Hang Táu - Làng Nguyên Thuỷ - Mộc Châu.
PV: Sau chuyến đi này, dự định bạn sẽ thực hiện chuyến phượt ở nơi nào?
Mỹ Linh: Trong tương lai, mình vẫn sẽ thực hiện các chuyến đi phượt có thể là ngắn ngày và cũng có thể là dài ngày. Vì Việt Nam còn rất nhiều cung đường đẹp, còn nhiều điểm mà mình chưa đến nên mình rất muốn khám phá tiếp. Mình nghĩ là tiếp theo sẽ là cung phượt Tây Nguyên, sau đó là cung đường biển Việt Nam rồi mình sẽ đi tiếp cung phượt Đông Bắc để hoàn thành “combo” Đông, Tây Bắc Việt Nam.
Có rất nhiều hành trình mới đợi mình bắt đầu nên cần phải chăm chỉ và sống tốt hơn mới được!
Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện thú vị này!
Hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn.
A Pa Chải - Cực Tây Tổ quốc.
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cây cô đơn - Tà Xùa.
Cung đường chữ S huyền thoại - Trên đường chạy từ Mai Châu qua Mộc Châu.
Đường chạy vào bản văn hoá Én Luông - Than Uyên - Lai Châu.
Nhà thờ đá - Sa Pa.
Rừng trúc Mù Cang Chải - Yên Bái.
“Sống lưng khủng long” Tà Xùa.
Thảo Nguyên Tà Xùa.
Trên đỉnh Pa Phách - Mộc Châu.
Vườn hoa H'Mông Vân Hồ - Trên đường chạy từ Mai Châu qua Mộc Châu.
Vườn hồng Kha Hoa - Trên đường chạy vào thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu.
Nghe đến cái tên Tây Bắc, nhiều người đã nghĩ ngay đến những nét độc đáo, hấp dẫn chờ họ trải nghiệm. Nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch đã sắp xếp cuộc đời và lên xe khám phá những nét đẹp riêng có của mảnh đất này.
Với tiêu chí “5 không” gồm không phạm luật, không té xe, không hành xác, không chạy đêm và không bỏ cuộc, cô nàng Hồ Thị Mỹ Linh đã an toàn hoàn thành cung phượt một cách rất chill qua 6 tỉnh Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái).
Bản Cát Cát - Sa Pa.
Hành trình của cô gái 9X xuất phát từ TP. HCM rồi bay ra Hà Nội và thuê xe máy bắt đầu đi phượt Tây Bắc. Tính từ lúc khởi hành tại Hà Nội, đến lúc quay về lại Hà Nội tròn 20 ngày với lịch trình Hà Nội - Mai Châu - Mộc Châu - Tà Xùa - TP.Sơn La - TP.Điện Biên Phủ - A Pa Chải - Mường Tè (Lai Châu) - Sa Pa - Mù Cang Chải - Nghĩa Lộ - Hà Nội.
Hãy cùng trò chuyện cùng cô gái quê ở Tây Ninh và sinh sống tại TP.HCM về câu chuyện 20 ngày một mình đi phượt Tây Bắc.
PV: Chào Linh. Bạn có thể chia sẻ với mọi người lý do bạn chọn Tây Bắc để thực hiện chuyến phượt này?
Mỹ Linh: Nhiều người lựa chọn đi phượt Tây Bắc vì muốn chinh phục “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Còn mình, khi lên kế hoạch và chọn địa điểm là Tây Bắc, vì mình đơn giản muốn khám phá thiên nhiên, con người, văn hoá và những điều thú vị ở Tây Bắc - địa điểm mà ít người lựa chọn là điểm đến cho chuyến du lịch của họ.
Ngoài ra, mình cũng có mục tiêu sẽ khám phá hết 63 tỉnh, thành của Việt Nam, nhưng không chỉ dừng lại ở việc du lịch, thăm thú mà mình muốn khám phá, trải nghiệm, gặp gỡ và tích luỹ để hiểu hơn về từng địa điểm từng vùng miền mà mình đến. Tuy nhiên, nếu thực hiện một chuyến đi dài ngày qua hết 63 tỉnh, thành sẽ rất tốn thời gian và mình vẫn chưa sắp xếp được thời gian để thực hiện một chuyến đi dài thật dài như vậy. Vì vậy, mình quyết định chia nhỏ các chuyến đi theo từng cụm và Tây Bắc là cụm địa điểm đầu tiên trong các điểm đến của mình.
PV: Trước chuyến đi Tây Bắc, bạn đã phượt ở đâu chưa?
Mỹ Linh: Trước khi đi phượt Tây Bắc, mình cũng đã thực hiện được khá nhiều chuyến đi phượt khác.
Cũng có những chuyến ngắn ngày và cũng có những chuyến dài ngày. Ngắn ngày thường đi các địa điểm gần TP.HCM như Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt, Tây Ninh. Còn đi dài ngày và đi xa hơn, mình từng đi phượt xuyên Việt vào năm 2018. Nhưng lúc đó mới tốt nghiệp đại học và kinh phí hạn chế nên chuyến đi xuyên Việt chủ yếu là chạy qua các cung đường khám phá vẻ đẹp của cung đường từ TP.HCM ra Hà Nội mà chưa có nhiều trải nghiệm sâu sắc tại các địa phương.
Đầu năm nay, mình đã có một chuyến đi phượt 9 ngày khám phá Hà Giang - Cao Bằng - Hà Nội - Ninh Bình.
Là một đứa dễ bị say xe nên mình khá thích việc đi phượt bằng xe máy, hầu như chuyến đi nào có thể đi bằng xe máy là mình sẽ đi xe máy.
Đèo Đá Trắng - Mai Châu.
PV: Bạn hãy cảm xúc của bạn trước khi phượt Tây Bắc được không?
Mỹ Linh: Lúc lên kế hoạch cho chuyến đi, mình thật sự rất hào hứng. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trước chuyến đi, mình có hơi lo lắng một chút, có thể vì cũng khá lâu (2 tháng) mình không đi đâu đó một mình, mà đột nhiên thực hiện một chuyến đi dài một mình nên có chút lo lo.
Một phần vì mình đang làm Freelancer nên trước khi bắt đầu chuyến đi, mình khá căng thẳng trong việc hoàn tất một vài công việc quan trọng và sắp xếp công việc để đảm bảo chuyến đi diễn ra trôi chảy vui vẻ, không bị áp lực bởi công việc.
Mình cảm thấy may mắn vì bản thân là người thích lên kế hoạch và luôn chủ động quản lý thời gian của mình khá tốt nên một vài ngày trước chuyến đi, mình gần như rất thoải mái và vực lại được tâm trạng hứng khởi như lúc lên kế hoạch.
PV: Cảm nhận của bạn về chuyến đi này như thế nào?
Mỹ Linh: Đây thật sự là một chuyến đi tuyệt vời với mình, mình cảm thấy thật đúng đắn và may mắn khi mình đã quyết tâm, đã thực hiện chuyến đi này.
Trong suốt hành trình, hầu như ngày nào mình cũng cảm thấy vui vẻ, tâm trạng mình lúc nào cũng hào hứng và luôn sẵn sàng cho những trải nghiệm mới trong chuyến đi.
Mình cực kỳ may mắn vì trong suốt chuyến đi, những người mình gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện đều là người tốt và tử tế. Mình biết ơn vì một người lạ vô tình gặp cũng sẵn sàng hỏi han, quan tâm mình, chúc mình có chuyến đi an toàn và vui vẻ.
Đồ ăn ở Tây Bắc đối với mình khá dễ ăn và phần lớn các món ăn nếu không phải cơm sẽ là bún và phở. Có một điểm cực kỳ thú vị đó là một phần ăn ở đây lúc nào cũng nhiều, mình thấy nếu so sánh một tô bún ở Tây Bắc với một tô bún ở TP.HCM thì tô bún ở Tây Bắc chắc nhiều gấp đôi bún ở TP.HCM. Bởi vậy, đi phượt chuyến Tây Bắc này về, mình thấy thay vì xuống cân như những chuyến đi phượt khác thì mình lại tăng vài cân.
Nói về những người mình đã gặp, mình phải nói rằng, mình cực kỳ biết ơn và cảm mến họ vì họ đã đối xử tốt với mình, chăm sóc mình và lo lắng cho mình. Nếu kể, chắc mình có thể kể hết cả 2-3 trang giấy. Như ở Mộc Châu, mình vào thăm vườn hồng được anh chủ vườn hồng tặng cho một túi hồng mang về ăn. Lúc đến Tà Xùa, cô chủ homestay thấy mình đi một mình nên cô nấu đồ ăn cho mình ăn, chăm sóc mình như con gái, cô còn đãi mình món lẩu gà đen nổi tiếng với lý do cô sợ mình đi một mình không dám mua lẩu ăn. Rồi đến Điện Biên Phủ, mình đi thay nhớt thì anh chủ tiệm sửa xe không lấy tiền và còn kiểm tra xe giúp mình. Hầu như đến đâu, mọi người đều dặn mình là năm sau lại quay lại chơi hay là kêu mình Tết bay ra ăn Tết với mọi người. Thật sự đó là những kỷ niệm và trải nghiệm quá tuyệt vời mà phải đi phượt như vậy mình mới có được.
Về cảnh quan thì cực kỳ mãn nhãn với mình. Trước chuyến đi, mình đã không tưởng tưởng rằng Tây Bắc lại đẹp đến như vậy, không chỉ là những địa điểm tham quan nổi tiếng mà ngay cả các cung đường ở Tây Bắc cũng khiến mình liên tục bất ngờ và cảm thán. Thời điểm mình đi là tháng 11, vào mùa Tây Bắc không có mưa và cũng chưa quá lạnh, nên các cung đường dễ chạy hơn, cảnh quan thiên nhiên vẫn giữ được màu xanh ngát của núi rừng.
Và mình nghĩ rằng, khi đi du lịch, đi phượt, đến mỗi nơi, mỗi địa điểm mới, chỉ cần chúng ta mở rộng tâm hồn sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp của mỗi nơi theo cách riêng của nơi đó thì nơi nào mình đến cũng trở nên xinh đẹp và tuyệt vời cả.
Vườn hoa cúc hoạ mi trắng trên đường chạy vào đỉnh Pa Phách, Mộc Châu.
PV: 20 ngày vi vu trên những cung đường mới, chắc hẳn bạn đã có nhiều kỷ niệm trong chuyến đi này?
Mỹ Linh: Có lẽ chuyến đi này là chuyến đi nhiều kỷ niệm nhất mà mình có, mỗi ngày đều có nhiều kỷ niệm thú vị đáng nhớ.
Có lần lên một con dốc cao, mình suýt không lên được và sợ bị té, nhưng sau đó được người dân hướng dẫn trả xe về số 1 và lên được dốc.
Hay là lúc mình đến A Pa Chải, đúng lúc mình đi thì trời mưa, đường trơn, dốc và khó đi, ban đầu mình nghĩ đi được, nhưng khi vừa xuống dốc, bị trượt bánh xe mới biết là đường khó chạy nhưng các anh các chú ở đồn biên phòng đã giúp mình chạy qua đoạn đường khó.
Những lúc vui hơn thì khi đang ngừng xe ngắm cảnh bỗng có một con trâu đi hướng ngược lại đi ngang trúng mình khiến giày mình bị dính phân trâu. Rồi khi chạy xe trên đường, có mấy chú chó dừng giữa đường, mình chạy chậm chậm thì xém bị chó rượt. Nhưng tình huống đó mình cảm giác đó là những kỷ niệm vui giúp chuyến đi của mình thú vị hơn.
Ở Mai Châu và Mộc Châu, mình cũng hai lần được hỏi có muốn lấy chồng ở đấy không, có lẽ vì mình nói chuyện điệu quá nên mọi người thấy mình dễ thương. (Cười).
Rồi lúc chạy từ A Pa Chải qua Mường Tè, mình tìm đường trên Google Map không hiện đoạn đường đi hướng Pắc Ma nhưng mình hỏi người địa phương thì ai cũng bảo mình đi Pắc Ma cho gần. Đến lúc đi rồi mới hiểu lý do tại sao Map không chỉ đường. Thì ra là đoạn này người ta đang đổ đá làm đường nên đường cực kỳ khó đi, có đoạn mình nhờ anh tài xế xe ben vừa đổ đá xong chạy xe máy qua giúp mình.
Trong chuyến đi này, thật sự mình chỉ có toàn những kỷ niệm vui thôi, bất kỳ tình huống, bất kỳ cuộc trò chuyện hay bất kỳ sự gặp gỡ nào trong chuyến đi này đều là kỷ niệm đáng nhớ với mình.
PV: Vậy bạn ấn tượng với điểm đến nào nhất? Lý do tại sao?
Mỹ Linh: Mình nghĩ có lẽ là A Pa Chải - cực Tây Tổ quốc. Vì trước khi bắt đầu chuyến đi và khi đã bắt đầu chuyến đi được vài ngày, mình vẫn rất phân vân về việc có nên đi A Pa Chải không. Nơi này không chỉ khó đi mà đường đến đây cũng không quá an toàn, đặc biệt là đoạn chạy qua Mường Nhé, có rất nhiều điểm sạt lở.
Mình thấy may mắn vì lúc mình đi qua Mường Nhé trời khô không mưa nên chạy xe an toàn và dễ chạy. Nhưng đoạn đường này nếu vào mùa mưa sẽ rất nguy hiểm vì ở đây có nhiều đoạn đất đỏ mưa sẽ rất trơn, rồi còn cả các chỗ vẫn đang để biển báo sạt lở, mùa mưa sẽ nguy hiểm.
Nhưng đến A Pa Chải, mình bỗng trở thành “đứa con của thần mưa” - 2 tiếng đồng hồ từ đồn biên phòng lên cột mốc A Pa Chải trời mưa lớn, đường vừa dốc vừa trơn và mình đã ví von là hình như mình đang cosplay thành con trâu thì phải.
Sau những vất vả để lên được đến cực Tây Tổ quốc, mình lại nghiệm ra được vài điều về sự vất vả của các bạn đi lính biên phòng, bọn mình là khách du lịch thỉnh thoảng mới dầm mưa như vậy, nhưng các bạn thực hiện nghĩa vụ quân sự với tư cách lính biên phòng thì lại thường xuyên đi tuần tra như vậy bất kể nắng mưa, mà thời tiết ở đây thì mỗi khi mưa lại rất lạnh.
Sau khi chinh phục được cực Tây - A Pa Chải, mình cũng tự học được vài điều hay ho, như là hoá ra mình làm được rồi, không có gì là không thể chỉ là mình có quyết tâm và có muốn thực hiện không.
Mỏm cá heo - Tà Xùa.
PV: 20 ngày đi phượt Tây Bắc, bạn nhận được những bài học, giá trị nào?
Mỹ Linh: Có rất nhiều bài học và giá trị mình nhận được sau khi thực hiện hành trình 20 ngày đi phượt Tây Bắc một mình, nhưng để kể ra thì mình sẽ chia sẻ 3 điều nổi bật nhất.
Tình người và sự kết nối
Lúc mình thực hiện chuyến đi này, trên hành trình mình gặp rất nhiều người và những người mình gặp đều hỏi mình “Con gái đi một mình không sợ à?”. Nhưng có phải rõ ràng những người đó đều là người tốt nên họ mới quan tâm đến sự an toàn của mình và hỏi thăm mình như vậy không. Và thật sự, mỗi người mình gặp trong suốt chuyến đi đều là người tốt và tử tế.
Mình nhận ra, khi con người ta dùng sự chân thành, vui vẻ và trân trọng đối xử với người xung quanh thì họ cũng sẽ nhận được những sự đối xử chân thành như vậy.
Mình tự tin để nói rằng, mỗi người mình gặp, mình đều dành cho họ sự tôn trọng và những suy nghĩ tốt đẹp với họ, mình chưa từng hỏi họ hay nghi ngờ lòng tốt của họ và có lẽ vì vậy mà mình cũng may mắn nhận được những sự đối xử tốt đẹp.
Thêm một điều nữa đó chính là sự kết nối, một nụ cười thân thiện, một lời chào hỏi nhiệt tình cũng đã đủ để kết nối hai người xa lạ với nhau. Mình nhận thấy nụ cười là phương thức kết nối đơn giản và hiệu quả mà ai cũng có thể làm được.
Cách tiếp nhận và phản hồi với các vấn đề, sự kiện diễn ra xung quanh mình
Thật sự không phải chuyến đi này suông sẻ hoàn toàn mà là với mỗi tình huống xảy ra, mình đều vui vẻ tiếp nhận một cách tích cực nhất. Có thể vì vậy sau chuyến đi, kỷ niệm đọng lại trong mình chỉ toàn những kỷ niệm vui và những kỷ niệm thú vị.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn đang chạy xe và bạn gặp một đọạn đường cực kỳ xấu và bạn không chạy được nữa, lúc đó bạn sẽ phản ứng như thế nào khi chỉ có một mình? Sẽ cảm thấy bất lực, sẽ cảm thấy hụt hẫng hay cảm thấy bản thân yếu đuối hoặc tự trách mình tại sao lại đi đường này? Còn mình, mình đã cười như được mùa khi thấy đường chỉ toàn là đá tảng không chạy được và rồi mình lại thầm tự cảm thấy may mắn vì đường đá tảng chứ không phải đường sạt lở hay hố sụt. Lúc mình vui vẻ tiếp nhận vấn đề, tự nhiên cách giải quyết vấn đề cũng sẽ xuất hiện với mình. Mình đã vui vẻ nhờ các anh đang làm công trình ở đó chạy xe qua đoạn đường đá giúp mình và mình vẫn luôn giữ được tâm trạng vui vẻ.
Khi thực hiện một chuyến đi dài mà lại đi một mình, việc giữ cho tinh thần và tâm trạng luôn vui vẻ, hứng khởi là điều quan trọng để bạn có thể thực hiện hết được hành trình. Và cách để duy trì chính là hãy luôn suy nghĩ tích cực trong tất cả mọi vấn đề, tình huống hay sự kiện diễn ra xung quanh mình.
Hiểu thêm về con người, văn hoá nơi mình đến
Có một điều khiến mình luôn cảm thấy thiếu đó chính là “kiến thức” mà mình có, nó vẫn quá ít và nếu không đi đến nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người hơn mình sợ mình sẽ trở thành người “thiếu kiến thức trầm trọng”.
Trong chuyến đi này, mình đã được mở mang thêm được rất nhiều kiến thức mới, mình biết thêm về các tập tục của người H’Mông, người Hà Nhì qua lời kể của cô chú tại các homestay mà mình ở. Mình cũng biết thêm về kiến thức lịch sử liên quan đến nhà tù Sơn La khi ghé thăm thành phố Sơn La, hiểu rõ hơn về Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự hy sinh của các chiến sĩ, của ông cha ta ngày xưa trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Những kiến thức về địa lý khi chạy qua các cung đường, vì tò mò cái tên hay vì tò mò về cảnh vật, độ khó của cung đường mà đi tìm hiểu thêm, rồi vô tình biết được nhiều thứ. Như đèo Pha Đin, trước chuyến đi, mình chỉ biết đây là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Nhưng đi Tây Bắc về mới hiểu thêm, đèo Pha Đin còn là ranh giới của hai tỉnh Sơn La - Điện Biên. Và trong lịch sử, con đèo này là con đường tiếp vận quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Một góc check-in đèo Ô Quy Hồ tại cây cô đơn.
PV: Vậy đi một mình, bạn buồn không?
Mỹ Linh: Bạn có tin vào việc một người có thể tự tạo niềm vui cho bản thân dù ở đâu làm gì hay không?
Mình cũng là kiểu người như vậy đó. Trong suốt hành trình, chưa giây phút nào mình cảm thấy buồn, cảm thấy cô đơn. Mình luôn cảm thấy vui với mọi thứ mình nhìn thấy, mọi nơi mình đi qua, mọi tình huống mình đối mặt và với mọi người mà mình gặp.
Mình dừng xe ngắm cảnh thì bị con trâu đụng trúng mình, mình cũng thấy buồn cười.
Khi đi đường, mình thấy con chó nằm giữa đường, mình cũng thấy buồn cười.
Mình chạy xe xém té nhưng sau đó mình vẫn thấy buồn cười và may mắn vì mình chưa té.
Mình đi A Pa Chải trời mưa đường xấu, vất vả nhưng mình đã cười rất nhiều vì mình cảm thấy đó là trải nghiệm rất vui mà nhờ đi lúc trời mưa mình mới có được.
Mình đang chạy xe, thấy cảnh đẹp, mình dừng lại ngắm cảnh và mình cảm thấy vui vì điều đó.
Nói chung, mình hay cười một mình, đang chạy xe hát lớn xong biết mình hát dở cái cũng tự cười khà khà một mình.
PV: Bạn có thể chia sẻ một vài lưu ý khi phượt Tây Bắc cho mọi người biết được không?
Mỹ Linh: Có một vài lưu ý mình đã rút ra được. Đó là:
Từ Mộc Châu qua Tà Xùa: Tranh thủ đi buổi sáng sớm, trên đường chạy lên ghé vào Thảo Nguyên Tà Xùa, mỏm cá heo và cây cô đơn chơi, rồi hãy chạy về trung tâm Tà Xùa sẽ thuận đường hơn.
Đi check-in A Pa Chải: Sau khi đăng ký với đồn biên phòng, bộ đội sẽ chạy xe máy dẫn lên và mình chạy xe của mình theo. Đường chạy vào trời nắng thì bình thường, trời mưa thì đường đất đỏ rất trơn và có con dốc không dễ chạy tý nào. Từ chỗ có bia đá A Pa Chải lên chỗ Cột mốc 3 quốc gia, có đường mòn chạy xe máy lên, nhưng chỉ đủ 1 xe máy chạy. Đi check-in A Pa Chải nên canh trời nắng, đừng đi lúc trời mưa như mình để tránh bị cosplay thành con trâu.
Cung đường chạy từ A Pa Chải qua Mường Tè: Chạy theo hướng Pắc Ma xác định là khó chạy vì đường đang sửa, đá xanh viên to đổ đầy đường, có chỗ cáng ra rồi có chỗ chưa, chạy khó nên có vài đoạn mình phải nhờ người ở đó chạy qua giúp.
Đi “sống lưng khủng long” Mù Cang Chải: Tìm đường đi với điểm đến là Ngã ba Kim, tuy chạy xa hơn nhưng đường dễ đi và chạy an toàn hơn.
Đường lên rừng trúc Mù Cang Chải: Với khả năng chạy xe của mình, mình không chạy được vì phải chạy số 1 suốt để lên dốc cộng với việc thường xuyên có mấy chỗ cua gắt, mình chạy thử 200m nhưng không dám chạy nữa đành thuê xe ôm chở lên.
Trừ mấy cái lưu ý trên, với mình cung Tây Bắc cũng dễ đi, kiểu không khó như mình vẫn hay nghĩ.
Hang Táu - Làng Nguyên Thuỷ - Mộc Châu.
PV: Sau chuyến đi này, dự định bạn sẽ thực hiện chuyến phượt ở nơi nào?
Mỹ Linh: Trong tương lai, mình vẫn sẽ thực hiện các chuyến đi phượt có thể là ngắn ngày và cũng có thể là dài ngày. Vì Việt Nam còn rất nhiều cung đường đẹp, còn nhiều điểm mà mình chưa đến nên mình rất muốn khám phá tiếp. Mình nghĩ là tiếp theo sẽ là cung phượt Tây Nguyên, sau đó là cung đường biển Việt Nam rồi mình sẽ đi tiếp cung phượt Đông Bắc để hoàn thành “combo” Đông, Tây Bắc Việt Nam.
Có rất nhiều hành trình mới đợi mình bắt đầu nên cần phải chăm chỉ và sống tốt hơn mới được!
Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện thú vị này!
Hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn.
A Pa Chải - Cực Tây Tổ quốc.
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cây cô đơn - Tà Xùa.
Cung đường chữ S huyền thoại - Trên đường chạy từ Mai Châu qua Mộc Châu.
Đường chạy vào bản văn hoá Én Luông - Than Uyên - Lai Châu.
Nhà thờ đá - Sa Pa.
Rừng trúc Mù Cang Chải - Yên Bái.
“Sống lưng khủng long” Tà Xùa.
Thảo Nguyên Tà Xùa.
Trên đỉnh Pa Phách - Mộc Châu.
Vườn hoa H'Mông Vân Hồ - Trên đường chạy từ Mai Châu qua Mộc Châu.
Vườn hồng Kha Hoa - Trên đường chạy vào thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu.