Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Năm, ngày 15/08/2024 06:00 AM (GMT+7)
Chia sẻ
Tân Cương là vùng đất nằm phía ở Tây Bắc Trung Quốc. Tọa lạc ở vị trí đắc địa, đồng thời sở hữu địa hình đa dạng, vừa có sa mạc, thảo nguyên, núi tuyết lại nhiều hồ nước, sông suối,… bao nhiêu năm qua, đây vẫn là “điểm nóng” du lịch tại Trung Quốc.
Thiên đường chốn trần gian
Tân Cương được coi là một trong những “điểm nóng” du lịch, bởi nơi đây chính là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc, nằm trên con đường giao thương vào Trung Á từ nhiều thế kỷ trước.
Một trong ba dãy núi lớn tại đây là Thiên Sơn chia vùng đất này thành hai bức tranh khác biệt: Bắc Tân Cương với núi non kỳ vĩ, những thảo nguyên mênh mông còn Nam Tân Cương thì nổi tiếng với văn hóa nông nghiệp cùng bồn địa và sa mạc.
Hãy cùng travel blogger Hà Hiển khám phá vẻ đẹp mê hoặc của Tân Cương.
Chàng travel blogger sinh năm 1997 cho biết, Tân cương có 2 mùa du lịch cao điểm, đó là mùa hè với đặc trưng là những thảo nguyên bạt ngàn, xanh mướt và mùa thu với những cánh rừng lá vàng rực rỡ.
Hà Hiển cho biết: “Chuyến đi này hoàn toàn không có trong kế hoạch trước đó. Một lần tình cờ lướt thấy bài review về Tân Cương trên mạng xã hội, mình như mất hồn vì nơi đây rất đẹp, cảnh vật thơ mộng tựa như thiên đường chốn trần gian".
Một góc Tân Cương.
Lạc lối đến thảo nguyên Nalati – Nơi đầu tiên nhìn thấy mặt trời
Một điểm đến bất ngờ trong hành trình chính của Hà Hiển đó chính là thảo nguyên Nalati (chính xác hơn là khu bảo tồn thiên nhiên Nalati thuộc thảo nguyên Yili - Tân Cương), trải dài khoảng 150 km, được mệnh danh “cao nguyên trên trời” – nơi được chàng trai 9x ví như chốn thiên đường của thế gian.
Thảo nguyên Nalati nhìn từ trên cao.
Giống như cách những người thám hiểm gần 1000 năm trước, khi phát hiện nơi này, đã phải thốt lên “Nalati, Nalati” (có nghĩa là nơi đầu tiên nhìn thấy mặt trời). Lúc đó, họ nhìn thấy một đồng cỏ trải dài vô tận với những bông hoa xinh xắn nở rộ và những dòng suối trong vắt chảy róc rách trông giống như một xứ sở thần tiên kỳ diệu.
Hà Hiển cho biết, nhờ nằm ở độ cao khoảng 3.000 - 4.000 mét trên mực nước biển, nên cho đến nay, Nalati vẫn giữ được nét hoang sơ của mình. “Mình đã dành hẳn 2 ngày ở Nalati để dạo chơi khắp các điểm đẹp ở đây, hòa mình vào cuộc sống du mục một cách tự nhiên nhất.
Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đàn dê, ngựa thong dong gặm cỏ.
Đó là những khoảnh khắc mà có lẽ mình sẽ không bao giờ quên được, cũng không có thiết bị nào có thể ghi lại hay mỹ từ nào có thể diễn tả được vẻ đẹp đó, chỉ có thể thu hết vào các giác quan, đôi mắt ngắm nhìn để lưu trữ, thính giác lắng nghe để cảm nhận, xúc giác chạm vào những tạo vật xinh đẹp và khứu giác hít đầy lồng ngực mùi của hoa cỏ và mùi của những đàn gia súc băng qua cánh đồng xanh mướt bạt ngàn”.
Du khách được ở lều, trải nghiệm lối sống du mục.
Hồ Salimu – Giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương
Nằm ở khu tự trị Ili Kazakh ở phía tây Tân Cương, hồ Sailimu còn được gọi là “giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương”. Có rất nhiều cách để lý giải cho biệt danh này, nhưng hợp lý nhất có lẽ vẫn là do Tân Cương nằm ở phía đông của Đại Tây Dương, nơi có nhiều luồng khí ấm và ẩm từ biển thổi vào. Các luồng khí này khi bị chặn lại sẽ tạo thành mưa trên đường di chuyển ở dãy núi Thiên Sơn.
Hồ Salimu đẹp như tranh vẽ.
Theo thời gian, hình thành một hồ nước ngọt, đó là hồ Sailimu. Vì nó là một trong số ít hồ nước ngọt hình thành từ Đại Tây Dương nên được người dân gọi là “giọt nước mắt cuối cùng”.
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất và cao nhất tại Tân Cương, với độ cao khoảng 2.073 mét so với mực nước biển, Sailimu không chỉ cuốn hút bởi quy mô mà còn bởi vẻ đẹp tự nhiên hiếm có.
Khung cảnh hồ Sailimu biến đổi theo từng mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, làm say đắm lòng người.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kanas – Viên ngọc quý nơi biên giới
Hà Hiển cho biết, bản thân cùng đoàn đến Kanas vào một ngày mây mù giăng lối và mưa phùn lạnh lẽo nhưng cũng vì thế mà khung cảnh ở đây hiện lên thơ mộng và lãng mạn hơn rất nhiều.
Nằm ở phía bắc Tân Cương, khu bảo tồn Kanas là một viên ngọc quý của thiên nhiên ban tặng. Kanas có nghĩa là “đẹp, giàu có và bí ẩn”.
Được thành lập vào năm 1986, khu bảo tồn Kanas không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp tự nhiên mà còn gắn liền với các truyền thuyết bí ẩn khiến du khách thêm phần tò mò khám phá.
Du khách thích thú được trải nghiệm cưỡi lạc đà khi đến đây.
Trở về kỷ phấn trắng tại Thành quỷ Urho
Băng băng trên cao tốc hướng về sa mạc Gobi, đoàn du khách của Hà Hiển đã đặt chân đến Thành quỷ Urho, nơi có những câu chuyện thú vị về lịch sử địa chất của Trái Đất.
Thành quỷ Urho trầm mặc và kì bí.
Theo lời kể lại, khoảng 100 triệu năm trước, trong kỷ Phấn trắng, nơi đây từng là một hồ nước ngọt khổng lồ với thực vật tươi tốt ven bờ và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật cổ đại, đặc biệt là khủng long. Sau hai lần vận động của vỏ trái đất, hồ này bị biến thành một vùng sa mạc rộng lớn.
Những cơn gió mạnh tạc nên hình thù của những phiến đá, biến chúng thành những cung điện kiêu hãnh nằm chơ vơ giữa sa mạc đầy nắng và gió.
Đây cũng là bối cảnh của những bộ phim điện ảnh bom tấn như “Anh hùng” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu hay “Ngọa hổ tàng long” của đạo diễn Lý An.
Đây là một số lưu ý “nho nhỏ” đến từ travel blogger Hà Hiển:
Trong đoàn, ít nhất phải có một thành viên thông thạo tiếng Hoa vì người dân ở đây không nói tiếng Anh.
Diện tích Tân Cương rất rộng lớn, thời tiết thay đổi nhanh chóng, hãy chuẩn bị một ít thuốc men và thực phẩm chức năng để đủ sức “tung tăng” mọi nẻo đường.
Cẩn thận đồng hồ sinh học cơ thể bị thay đổi bất chợt, vì 22 giờ đêm mới là lúc mặt trời lặn ở Tân Cương.
Đừng quên phần lớn người dân nơi đây theo đạo Islam nên sẽ không có những món ăn làm từ thịt heo. Đa số sẽ được chế biến từ thịt cừu, dê, lẩu, cá nướng và dưa hấu, dưa lưới Tân Cương.
Chia sẻ
Khoa Nguyên
Chia sẻ
Tân Cương là vùng đất nằm phía ở Tây Bắc Trung Quốc. Tọa lạc ở vị trí đắc địa, đồng thời sở hữu địa hình đa dạng, vừa có sa mạc, thảo nguyên, núi tuyết lại nhiều hồ nước, sông suối,… bao nhiêu năm qua, đây vẫn là “điểm nóng” du lịch tại Trung Quốc.
Thiên đường chốn trần gian
Tân Cương được coi là một trong những “điểm nóng” du lịch, bởi nơi đây chính là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc, nằm trên con đường giao thương vào Trung Á từ nhiều thế kỷ trước.
Một trong ba dãy núi lớn tại đây là Thiên Sơn chia vùng đất này thành hai bức tranh khác biệt: Bắc Tân Cương với núi non kỳ vĩ, những thảo nguyên mênh mông còn Nam Tân Cương thì nổi tiếng với văn hóa nông nghiệp cùng bồn địa và sa mạc.
Hãy cùng travel blogger Hà Hiển khám phá vẻ đẹp mê hoặc của Tân Cương.
Chàng travel blogger sinh năm 1997 cho biết, Tân cương có 2 mùa du lịch cao điểm, đó là mùa hè với đặc trưng là những thảo nguyên bạt ngàn, xanh mướt và mùa thu với những cánh rừng lá vàng rực rỡ.
Hà Hiển cho biết: “Chuyến đi này hoàn toàn không có trong kế hoạch trước đó. Một lần tình cờ lướt thấy bài review về Tân Cương trên mạng xã hội, mình như mất hồn vì nơi đây rất đẹp, cảnh vật thơ mộng tựa như thiên đường chốn trần gian".
Một góc Tân Cương.
Lạc lối đến thảo nguyên Nalati – Nơi đầu tiên nhìn thấy mặt trời
Một điểm đến bất ngờ trong hành trình chính của Hà Hiển đó chính là thảo nguyên Nalati (chính xác hơn là khu bảo tồn thiên nhiên Nalati thuộc thảo nguyên Yili - Tân Cương), trải dài khoảng 150 km, được mệnh danh “cao nguyên trên trời” – nơi được chàng trai 9x ví như chốn thiên đường của thế gian.
Thảo nguyên Nalati nhìn từ trên cao.
Giống như cách những người thám hiểm gần 1000 năm trước, khi phát hiện nơi này, đã phải thốt lên “Nalati, Nalati” (có nghĩa là nơi đầu tiên nhìn thấy mặt trời). Lúc đó, họ nhìn thấy một đồng cỏ trải dài vô tận với những bông hoa xinh xắn nở rộ và những dòng suối trong vắt chảy róc rách trông giống như một xứ sở thần tiên kỳ diệu.
Hà Hiển cho biết, nhờ nằm ở độ cao khoảng 3.000 - 4.000 mét trên mực nước biển, nên cho đến nay, Nalati vẫn giữ được nét hoang sơ của mình. “Mình đã dành hẳn 2 ngày ở Nalati để dạo chơi khắp các điểm đẹp ở đây, hòa mình vào cuộc sống du mục một cách tự nhiên nhất.
Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đàn dê, ngựa thong dong gặm cỏ.
Đó là những khoảnh khắc mà có lẽ mình sẽ không bao giờ quên được, cũng không có thiết bị nào có thể ghi lại hay mỹ từ nào có thể diễn tả được vẻ đẹp đó, chỉ có thể thu hết vào các giác quan, đôi mắt ngắm nhìn để lưu trữ, thính giác lắng nghe để cảm nhận, xúc giác chạm vào những tạo vật xinh đẹp và khứu giác hít đầy lồng ngực mùi của hoa cỏ và mùi của những đàn gia súc băng qua cánh đồng xanh mướt bạt ngàn”.
Du khách được ở lều, trải nghiệm lối sống du mục.
Hồ Salimu – Giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương
Nằm ở khu tự trị Ili Kazakh ở phía tây Tân Cương, hồ Sailimu còn được gọi là “giọt nước mắt cuối cùng của Đại Tây Dương”. Có rất nhiều cách để lý giải cho biệt danh này, nhưng hợp lý nhất có lẽ vẫn là do Tân Cương nằm ở phía đông của Đại Tây Dương, nơi có nhiều luồng khí ấm và ẩm từ biển thổi vào. Các luồng khí này khi bị chặn lại sẽ tạo thành mưa trên đường di chuyển ở dãy núi Thiên Sơn.
Hồ Salimu đẹp như tranh vẽ.
Theo thời gian, hình thành một hồ nước ngọt, đó là hồ Sailimu. Vì nó là một trong số ít hồ nước ngọt hình thành từ Đại Tây Dương nên được người dân gọi là “giọt nước mắt cuối cùng”.
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất và cao nhất tại Tân Cương, với độ cao khoảng 2.073 mét so với mực nước biển, Sailimu không chỉ cuốn hút bởi quy mô mà còn bởi vẻ đẹp tự nhiên hiếm có.
Khung cảnh hồ Sailimu biến đổi theo từng mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, làm say đắm lòng người.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kanas – Viên ngọc quý nơi biên giới
Hà Hiển cho biết, bản thân cùng đoàn đến Kanas vào một ngày mây mù giăng lối và mưa phùn lạnh lẽo nhưng cũng vì thế mà khung cảnh ở đây hiện lên thơ mộng và lãng mạn hơn rất nhiều.
Nằm ở phía bắc Tân Cương, khu bảo tồn Kanas là một viên ngọc quý của thiên nhiên ban tặng. Kanas có nghĩa là “đẹp, giàu có và bí ẩn”.
Được thành lập vào năm 1986, khu bảo tồn Kanas không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp tự nhiên mà còn gắn liền với các truyền thuyết bí ẩn khiến du khách thêm phần tò mò khám phá.
Du khách thích thú được trải nghiệm cưỡi lạc đà khi đến đây.
Trở về kỷ phấn trắng tại Thành quỷ Urho
Băng băng trên cao tốc hướng về sa mạc Gobi, đoàn du khách của Hà Hiển đã đặt chân đến Thành quỷ Urho, nơi có những câu chuyện thú vị về lịch sử địa chất của Trái Đất.
Thành quỷ Urho trầm mặc và kì bí.
Theo lời kể lại, khoảng 100 triệu năm trước, trong kỷ Phấn trắng, nơi đây từng là một hồ nước ngọt khổng lồ với thực vật tươi tốt ven bờ và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật cổ đại, đặc biệt là khủng long. Sau hai lần vận động của vỏ trái đất, hồ này bị biến thành một vùng sa mạc rộng lớn.
Những cơn gió mạnh tạc nên hình thù của những phiến đá, biến chúng thành những cung điện kiêu hãnh nằm chơ vơ giữa sa mạc đầy nắng và gió.
Đây cũng là bối cảnh của những bộ phim điện ảnh bom tấn như “Anh hùng” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu hay “Ngọa hổ tàng long” của đạo diễn Lý An.
Đây là một số lưu ý “nho nhỏ” đến từ travel blogger Hà Hiển:
Trong đoàn, ít nhất phải có một thành viên thông thạo tiếng Hoa vì người dân ở đây không nói tiếng Anh.
Diện tích Tân Cương rất rộng lớn, thời tiết thay đổi nhanh chóng, hãy chuẩn bị một ít thuốc men và thực phẩm chức năng để đủ sức “tung tăng” mọi nẻo đường.
Cẩn thận đồng hồ sinh học cơ thể bị thay đổi bất chợt, vì 22 giờ đêm mới là lúc mặt trời lặn ở Tân Cương.
Đừng quên phần lớn người dân nơi đây theo đạo Islam nên sẽ không có những món ăn làm từ thịt heo. Đa số sẽ được chế biến từ thịt cừu, dê, lẩu, cá nướng và dưa hấu, dưa lưới Tân Cương.
Chia sẻ
Khoa Nguyên