Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Khánh Hòa - Du lịch xanh từ nông nghiệp đang được Khánh Hòa triển khai ở các địa phương có lợi thế về nông sản giá trị cao.
Du lịch xanh từ nông nghiệp đang được Khánh Hòa thúc đẩy tạo ra những sản phẩm thu hút du khách. Ảnh: Phương Linh
Huyện miền núi Khánh Sơn của tỉnh Khánh Hòa những năm gần đây được biết đến với đặc sản Sầu Riêng chất lượng cao. Từ lợi thế phát triển các loại cây có giá trị cao, Khánh Sơn thu hút du khách bằng cách tổ chức lễ hội trái cây 2 năm một lần.
Ông Đinh Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, cho biết – Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 3 diễn ra từ ngày 10-13.8 đã thu hút hàng nghìn lượt khách. Năm nay lượng khách ở các tỉnh về Khánh Sơn đông hơn nhờ danh tiếng của trái sầu riêng Khánh Sơn được đáng giá là chất lượng nhất cả nước.
Du khách tìm về huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Hòa để trải nghiệm không gian du lịch xanh từ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Ảnh: Phương Linh
Xác định phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, tuần hoàn và bền vững Khánh Sơn đang xây dựng các vườn sầu riêng OCOP. Mở rộng các nhà vườn tham gia vào chuỗi du lịch nông nghiệp ở thị trấn Tô hạp, xã Thành Sơn... để cung ứng cho du khách những trải nghiệm vườn cây ăn trái, thưởng thức và tham quan không gian văn hóa của đồng bào Khánh Sơn.
“Đặc sản của vùng như là sầu riêng, măng cụt, mía tím... là những thế mạnh mà nông sản Khánh Sơn đang khẳng định vị thế của mình. Với sản lượng gần 15.000 tấn sầu riêng mỗi năm mang lại giá trị hơn 1.000 tỉ đồng, Khánh Sơn đang xây dựng khoảng 430 ha sầu riêng có mã số vùng trồng hữu cơ và truy xuất nguồn gốc sẽ đưa thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn xuất khẩu xa hơi”, ông Dũng chia sẻ.
Theo thống kê của Sở Du lịch Khánh Hòa, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Năm 2023, Khánh Hòa đưa làng nghề xoi Trầm hương xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa là 2 địa điểm được công nhận có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
Sầu riêng Khánh Sơn trở thành sản phẩm đặc trưng để địa phương phát triển du lịch xanh. Ảnh: Phương Linh
Năm 2024, địa phương tiếp tục tổ chức khảo sát, đánh giá các địa điểm, mô hình có tiềm năng phát triển du lịch cộng động khu vực đảo Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang), mô hình du lịch cộng đồng xã Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn), điểm du lịch cộng đồng Hòn Lay (xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh).
Sở cũng khảo sát, làm việc hỗ trợ, hướng dẫn Đề án "Xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp xóm Bắc" tại xã Diên Điền (Diên Khánh), đề án "Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng ở Nông trại Hoa Quả Sơn" tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh.
Theo ông Phạm Minh Nhựt - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, phát triển du lịch xanh từ các sản phẩm nông nghiệp tại Khánh Hòa vẫn còn rất nhiều dư địa. Bên cạnh tiềm năng cần có các chương trình xúc tiến đầu tư, kết hợp sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho du khách; định hướng phát triển, khắc phục điểm hạ chế từ cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực… Du lịch xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra giá trị mới cho sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và duy trì khả năng khai thác bền vững trong tương lai.

Huyện miền núi Khánh Sơn của tỉnh Khánh Hòa những năm gần đây được biết đến với đặc sản Sầu Riêng chất lượng cao. Từ lợi thế phát triển các loại cây có giá trị cao, Khánh Sơn thu hút du khách bằng cách tổ chức lễ hội trái cây 2 năm một lần.
Ông Đinh Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, cho biết – Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 3 diễn ra từ ngày 10-13.8 đã thu hút hàng nghìn lượt khách. Năm nay lượng khách ở các tỉnh về Khánh Sơn đông hơn nhờ danh tiếng của trái sầu riêng Khánh Sơn được đáng giá là chất lượng nhất cả nước.

Xác định phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, tuần hoàn và bền vững Khánh Sơn đang xây dựng các vườn sầu riêng OCOP. Mở rộng các nhà vườn tham gia vào chuỗi du lịch nông nghiệp ở thị trấn Tô hạp, xã Thành Sơn... để cung ứng cho du khách những trải nghiệm vườn cây ăn trái, thưởng thức và tham quan không gian văn hóa của đồng bào Khánh Sơn.
“Đặc sản của vùng như là sầu riêng, măng cụt, mía tím... là những thế mạnh mà nông sản Khánh Sơn đang khẳng định vị thế của mình. Với sản lượng gần 15.000 tấn sầu riêng mỗi năm mang lại giá trị hơn 1.000 tỉ đồng, Khánh Sơn đang xây dựng khoảng 430 ha sầu riêng có mã số vùng trồng hữu cơ và truy xuất nguồn gốc sẽ đưa thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn xuất khẩu xa hơi”, ông Dũng chia sẻ.
Theo thống kê của Sở Du lịch Khánh Hòa, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Năm 2023, Khánh Hòa đưa làng nghề xoi Trầm hương xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa là 2 địa điểm được công nhận có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.

Năm 2024, địa phương tiếp tục tổ chức khảo sát, đánh giá các địa điểm, mô hình có tiềm năng phát triển du lịch cộng động khu vực đảo Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang), mô hình du lịch cộng đồng xã Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn), điểm du lịch cộng đồng Hòn Lay (xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh).
Sở cũng khảo sát, làm việc hỗ trợ, hướng dẫn Đề án "Xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp xóm Bắc" tại xã Diên Điền (Diên Khánh), đề án "Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng ở Nông trại Hoa Quả Sơn" tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh.
Theo ông Phạm Minh Nhựt - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, phát triển du lịch xanh từ các sản phẩm nông nghiệp tại Khánh Hòa vẫn còn rất nhiều dư địa. Bên cạnh tiềm năng cần có các chương trình xúc tiến đầu tư, kết hợp sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho du khách; định hướng phát triển, khắc phục điểm hạ chế từ cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực… Du lịch xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra giá trị mới cho sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và duy trì khả năng khai thác bền vững trong tương lai.