Quang Minh
Well-known member
Michael Pollan cho rằng mối quan hệ giữa con người và thực vật gắn liền với sự tiến hóa của môi trường, ở sách "Khát khao cây cỏ".
Tác phẩm trình bày nhiều kiến thức khoa học chuyên sâu và những tham khảo đa ngành, nêu quan điểm của tác giả về con người và thiên nhiên. Sách gồm bốn chương, là góc nhìn của tác giả về sự ham muốn của con người, gắn liền với các loài thực vật. Trong đó, ham muốn vị ngọt đến từ câu chuyện về cây táo, tình yêu cái đẹp dành cho hoa tulip, sự say sưa, thoát tục ẩn chứa trong cây cần sa và khả năng kiểm soát thông qua cây khoai tây.
Bìa "Khát khao cây cỏ". Sách 288 trang, do Dương Mạnh Hùng dịch, phát hành hồi cuối tháng 3. Ảnh: Phương Nam Book
Mở đầu chương một, Michael Pollan giới thiệu câu chuyện về John Chapman, người nông dân Mỹ tiên phong trồng táo. Ông được ca ngợi vì có niềm đam mê với nhiều chủng loại táo. Những năm 1830, John Chapman chu du và vận hành một chuỗi vườn ươm hạt táo trải dài khắp các bang nước Mỹ từ bắc Pennsylvania, qua miền trung Ohio, đến tận Indiana.
Từ câu chuyện về Chapman, tác giả Michael Pollan mô tả đặc điểm sinh học tiến hóa của cây táo. Sách có đoạn: "Bằng cách bao bọc hạt trong lớp thịt quả ngọt ngào giàu dinh dưỡng, những cây ăn trái như cây táo đã khéo léo lợi dụng việc mê vị ngọt của các loài thú có vú để đổi lấy đường trong quả. Các loài thú đã vận chuyển hạt đi xa, giúp mở rộng biên độ lãnh thổ của cây táo. Sự hợp tác trong cuộc thương thảo lớn nhằm cùng nhau tiến hóa, các loài thú mê ăn ngọt và những loài cây cho ra quả to, ngọt đã sánh vai nhau nhân giống, phát triển, tiến hóa thành những giống loài như ngày nay, trong đó có cả loài người chúng ta".
Theo tác giả, mối liên hệ giữa cây cối và con người phụ thuộc đôi bên. Trước khi đưa ra kết luận này, tác giả chỉ ra con người thường chia thế giới thành chủ thể và mục tiêu. Điển hình trong tự nhiên, loài người thường cho rằng mình giữ vai trò chủ thể. Ngay cả trong ngôn ngữ mà chúng ta dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa mình và cây cỏ cũng rõ ràng: Tôi chọn cây, tôi nhổ cỏ, tôi thu hoạch. Nhưng theo Michael Pollan, con người cũng như các loài động vật đều có tính chất đồng tiến hóa, tương hỗ lẫn nhau.
Pollan cũng so sánh mối quan hệ đồng hưởng lợi giữa con người và các loài thực vật tương tự như những đóa hoa và loài ong. Ong thu phấn hoa để làm mật, cùng lúc đó gieo rắc phấn đến các nơi khác, giúp cây mẹ duy trì nòi giống. Từ ý tưởng này, tác giả kết nối các nhu cầu của con người với loài cây có thể thỏa mãn họ. Đồng thời, Pollan gợi ý những phương thức để con người có thể bày tỏ lòng quý trọng tự nhiên.
Tác giả Michael Pollan. Ảnh: AZ Central
Qua câu chuyện về bốn loài thực vật, tác giả cho thấy sự phát triển của hai giống loài. Về phía con người, nhờ được hưởng lợi từ cây mà càng ra sức nhân giống, giúp cây phát triển thuận lợi. Từ đó, tác giả đặt câu hỏi: Trong mối quan hệ giữa người và cây, ai mới là kẻ nắm giữ vai trò chủ chốt, và ai đã thực sự thuần hóa ai? "Tôi nhận ra rằng vấn đề giữa tôi và củ khoai đang trồng cũng chẳng khác là bao nhiêu. Cả hai đều là cộng sự trong mối quan hệ đồng tiến hóa, và vẫn luôn như thế kể từ buổi bình minh của nền nông nghiệp từ 10.000 năm về trước", tác giả viết.
Trong chương bốn về ham muốn kiểm soát, Michael Pollan chỉ ra mặt trái của nông nghiệp biến đổi gene. Tác giả cho rằng hơn 20 triệu ha đất nông nghiệp ở Mỹ đã được dùng để trồng hoa màu biến đổi gene, chủ yếu là bắp, đậu nành, bông và khoai tây. Tất cả đều được biến đổi để sản sinh ra chất diệt côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ. Trong tương lai, con người có thể thấy giống khoai tây được biến đổi gene để hút ít dầu mỡ hơn khi rán, giống bắp chịu hạn, cỏ phủ vườn không cần cắt xén, gạo vàng giàu vitamin A, chuối và khoai tạo ra nguồn vaccine.
Khi con người tiến đến mục tiêu ham muốn kiểm soát trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ đã tạo nên một sự hỗn loạn mới. Thiên nhiên hoang dã có thể kiểm soát nhưng tính hoang dã thì không. Mỗi lớp đất cày xới lại nảy sinh một loài cỏ dại mới, mỗi loại thuốc trừ sâu lại kích thích sự kháng cự của sâu bệnh. Pollan viết: "Nông nghiệp về bản chất là sự tinh giản đến thô bạo, thâu vén thiên nhiên hỗn tạp thành thứ nằm trong tầm kiểm soát, bắt đầu từ việc lọc ra một số ít giống cây để trồng thành luống đều đặn".
Bìa tiếng Anh của cuốn "Khát khao cây cỏ", phát hành năm 2002. Ảnh: Random House Trade Paperbacks
Tác phẩm nhận nhiều lời khen từ giới chuyên môn. Trang Publishers Weekly nhận định: "Các kiến thức khoa học chuyên ngành trở nên sống động dưới ngòi bút của Pollan. Sách góp phần làm nổi bật quan niệm của tác giả: Con người và thiên nhiên luôn cùng hội cùng thuyền". Tờ The Wall Street Journal đánh giá: "Pollan trình bày quan điểm từ góc nhìn của cây cối, đồng thời giúp độc giả nhận thức về chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm".
Chicago Tribune viết: "Một quyển sách bạn chẳng thể đặt xuống, tháo gỡ vướng mắc về tác động của chính trị xã hội, kinh tế và lịch sử đến quá trình trồng trọt. Pollan tìm thấy điểm liên hệ giữa các khía cạnh trong công việc làm vườn, khiến người đọc có nhiều bài học về vấn đề môi trường".
Michael Pollan, 69 tuổi, là tác giả và nhà báo người Mỹ. Ông từng xuất bản các tác phẩm Cooked, Food Rules, In Defense of Food, The Omnivore's Dilemma và The Botany of Desire. Trong đó, The Omnivore's Dilemma là một trong 10 cuốn sách hay nhất năm 2007 của New York Times. Ngoài vị trí cộng tác viên lâu năm của New York Times, tác giả còn dạy viết văn tại Đại học Harvard và Đại học California, Berkeley. Năm 2010, tạp chí Time vinh danh Pollan trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Tác phẩm trình bày nhiều kiến thức khoa học chuyên sâu và những tham khảo đa ngành, nêu quan điểm của tác giả về con người và thiên nhiên. Sách gồm bốn chương, là góc nhìn của tác giả về sự ham muốn của con người, gắn liền với các loài thực vật. Trong đó, ham muốn vị ngọt đến từ câu chuyện về cây táo, tình yêu cái đẹp dành cho hoa tulip, sự say sưa, thoát tục ẩn chứa trong cây cần sa và khả năng kiểm soát thông qua cây khoai tây.
Bìa "Khát khao cây cỏ". Sách 288 trang, do Dương Mạnh Hùng dịch, phát hành hồi cuối tháng 3. Ảnh: Phương Nam Book
Mở đầu chương một, Michael Pollan giới thiệu câu chuyện về John Chapman, người nông dân Mỹ tiên phong trồng táo. Ông được ca ngợi vì có niềm đam mê với nhiều chủng loại táo. Những năm 1830, John Chapman chu du và vận hành một chuỗi vườn ươm hạt táo trải dài khắp các bang nước Mỹ từ bắc Pennsylvania, qua miền trung Ohio, đến tận Indiana.
Từ câu chuyện về Chapman, tác giả Michael Pollan mô tả đặc điểm sinh học tiến hóa của cây táo. Sách có đoạn: "Bằng cách bao bọc hạt trong lớp thịt quả ngọt ngào giàu dinh dưỡng, những cây ăn trái như cây táo đã khéo léo lợi dụng việc mê vị ngọt của các loài thú có vú để đổi lấy đường trong quả. Các loài thú đã vận chuyển hạt đi xa, giúp mở rộng biên độ lãnh thổ của cây táo. Sự hợp tác trong cuộc thương thảo lớn nhằm cùng nhau tiến hóa, các loài thú mê ăn ngọt và những loài cây cho ra quả to, ngọt đã sánh vai nhau nhân giống, phát triển, tiến hóa thành những giống loài như ngày nay, trong đó có cả loài người chúng ta".
Theo tác giả, mối liên hệ giữa cây cối và con người phụ thuộc đôi bên. Trước khi đưa ra kết luận này, tác giả chỉ ra con người thường chia thế giới thành chủ thể và mục tiêu. Điển hình trong tự nhiên, loài người thường cho rằng mình giữ vai trò chủ thể. Ngay cả trong ngôn ngữ mà chúng ta dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa mình và cây cỏ cũng rõ ràng: Tôi chọn cây, tôi nhổ cỏ, tôi thu hoạch. Nhưng theo Michael Pollan, con người cũng như các loài động vật đều có tính chất đồng tiến hóa, tương hỗ lẫn nhau.
Pollan cũng so sánh mối quan hệ đồng hưởng lợi giữa con người và các loài thực vật tương tự như những đóa hoa và loài ong. Ong thu phấn hoa để làm mật, cùng lúc đó gieo rắc phấn đến các nơi khác, giúp cây mẹ duy trì nòi giống. Từ ý tưởng này, tác giả kết nối các nhu cầu của con người với loài cây có thể thỏa mãn họ. Đồng thời, Pollan gợi ý những phương thức để con người có thể bày tỏ lòng quý trọng tự nhiên.
Tác giả Michael Pollan. Ảnh: AZ Central
Qua câu chuyện về bốn loài thực vật, tác giả cho thấy sự phát triển của hai giống loài. Về phía con người, nhờ được hưởng lợi từ cây mà càng ra sức nhân giống, giúp cây phát triển thuận lợi. Từ đó, tác giả đặt câu hỏi: Trong mối quan hệ giữa người và cây, ai mới là kẻ nắm giữ vai trò chủ chốt, và ai đã thực sự thuần hóa ai? "Tôi nhận ra rằng vấn đề giữa tôi và củ khoai đang trồng cũng chẳng khác là bao nhiêu. Cả hai đều là cộng sự trong mối quan hệ đồng tiến hóa, và vẫn luôn như thế kể từ buổi bình minh của nền nông nghiệp từ 10.000 năm về trước", tác giả viết.
Trong chương bốn về ham muốn kiểm soát, Michael Pollan chỉ ra mặt trái của nông nghiệp biến đổi gene. Tác giả cho rằng hơn 20 triệu ha đất nông nghiệp ở Mỹ đã được dùng để trồng hoa màu biến đổi gene, chủ yếu là bắp, đậu nành, bông và khoai tây. Tất cả đều được biến đổi để sản sinh ra chất diệt côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ. Trong tương lai, con người có thể thấy giống khoai tây được biến đổi gene để hút ít dầu mỡ hơn khi rán, giống bắp chịu hạn, cỏ phủ vườn không cần cắt xén, gạo vàng giàu vitamin A, chuối và khoai tạo ra nguồn vaccine.
Khi con người tiến đến mục tiêu ham muốn kiểm soát trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ đã tạo nên một sự hỗn loạn mới. Thiên nhiên hoang dã có thể kiểm soát nhưng tính hoang dã thì không. Mỗi lớp đất cày xới lại nảy sinh một loài cỏ dại mới, mỗi loại thuốc trừ sâu lại kích thích sự kháng cự của sâu bệnh. Pollan viết: "Nông nghiệp về bản chất là sự tinh giản đến thô bạo, thâu vén thiên nhiên hỗn tạp thành thứ nằm trong tầm kiểm soát, bắt đầu từ việc lọc ra một số ít giống cây để trồng thành luống đều đặn".
Bìa tiếng Anh của cuốn "Khát khao cây cỏ", phát hành năm 2002. Ảnh: Random House Trade Paperbacks
Tác phẩm nhận nhiều lời khen từ giới chuyên môn. Trang Publishers Weekly nhận định: "Các kiến thức khoa học chuyên ngành trở nên sống động dưới ngòi bút của Pollan. Sách góp phần làm nổi bật quan niệm của tác giả: Con người và thiên nhiên luôn cùng hội cùng thuyền". Tờ The Wall Street Journal đánh giá: "Pollan trình bày quan điểm từ góc nhìn của cây cối, đồng thời giúp độc giả nhận thức về chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm".
Chicago Tribune viết: "Một quyển sách bạn chẳng thể đặt xuống, tháo gỡ vướng mắc về tác động của chính trị xã hội, kinh tế và lịch sử đến quá trình trồng trọt. Pollan tìm thấy điểm liên hệ giữa các khía cạnh trong công việc làm vườn, khiến người đọc có nhiều bài học về vấn đề môi trường".
Michael Pollan, 69 tuổi, là tác giả và nhà báo người Mỹ. Ông từng xuất bản các tác phẩm Cooked, Food Rules, In Defense of Food, The Omnivore's Dilemma và The Botany of Desire. Trong đó, The Omnivore's Dilemma là một trong 10 cuốn sách hay nhất năm 2007 của New York Times. Ngoài vị trí cộng tác viên lâu năm của New York Times, tác giả còn dạy viết văn tại Đại học Harvard và Đại học California, Berkeley. Năm 2010, tạp chí Time vinh danh Pollan trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới.