Nguyễn Mai
Well-known member
Phần lớn mọi người coi bọt khí nổi lên khi hầm xương là chất bẩn, nhưng sự thật là không phải tất cả bọt khí nổi lên đều cần được hớt bỏ.
Bọt nổi lên khi hầm xương là chất bẩn cần loại bỏ?
Trong quá trình đun và ninh xương, bọt khí xuất hiện khi các tạp chất và máu còn sót lại trong xương thịt bị phân giải ở nhiệt độ cao. Phần bọt nổi lên đầu tiên này là bọt bẩn, sẽ khiến món ăn ám mùi hôi nên cần được loại bỏ.
Đun thêm một lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng khác, nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng. Lớp bọt đợt hai trong, sạch, chứa nhiều chất đạm, chất béo của xương.
Tất nhiên, không chỉ đun và ninh xương, bọt khí cũng được tạo ra trong quá trình nấu. Nhiều loại kim chi, nước hoa quả và mỳ cũng có bọt và chúng ta không cần hớt bỏ. Những bọt này rất tốt cho cơ thể.
Cách hầm xương nhanh nhừ, nước dùng trong
Hầu hết sau khi mua xương về, mọi người đều rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần qua. Thực ra cách làm này chưa đúng. Cách làm chuẩn là khi xương mua về, bạn rửa sạch rồi ngâm với nước trong 30 phút để giúp máu thừa bên trong tiết ra hết. Cách này giúp giảm mùi tanh hiệu quả, nước xương hầm cũng sẽ trong và thơm ngon hơn.
3 cách hầm xương nhanh mềm
Sử dụng bột ngọt hoặc giấm ăn
Khi cho giấm vào nồi hầm xương sẽ có tác dụng giúp các chất dinh dưỡng trong xương được tiết ra nhanh hơn giúp tăng thêm dinh dưỡng cho nước lèo và giúp xương nhanh mềm nhừ mà không tốn quá nhiều thời gian. Đối với bột ngọt thì bạn sẽ cho nước vào nồi ngập xương rồi cho vào một lượng bột ngọt vừa đủ tùy vào khối lượng xương bạn hầm và tiến hành đun sôi. Kế đó sẽ thêm vào 1 ít đá viên to rồi tiếp tục đun đến khi xương chín nhừ.
Hầm xương với rau củ
Các loại rau củ phổ biển trong bữa ăn hàng ngày của mọi nhà như khoai tây, cà rốt, thơm (dứa) hay gia vị gừng và sả sẽ có tác dụng giúp nồi xương hầm của bạn nhanh chóng mềm nhừ, ngon và ngọt hơn. Trước khi nấu, bạn hãy sơ chế sạch sẽ rồi cắt khúc vừa ăn các loại rau củ, sau đó cho vào nồi để ninh cùng với xương. Khi xương đã chín và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngọt dịu của các loại thực phẩm nấu kèm và phần nước dùng cũng ngon, ngọt hơn so với cách nấu thông thường!
Hầm xương với đá lạnh
Bạn sẽ sơ chế và làm sạch xương, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ ngập xương rồi bắc nồi lên bếp và đun sôi với lửa vừa trong khoảng 15 - 20 phút đến khi nước sôi. Khi nồi xương đã sôi thì bạn mở nắp và cho đá lạnh vào, đậy nắp lại và tiếp tục nấu đến khi nước sôi lại là đã có thể nhấc nồi xuống, kiểm tra độ chín của xương và hoàn thành quá trình nấu nướng.
Bọt nổi lên khi hầm xương là chất bẩn cần loại bỏ?
Trong quá trình đun và ninh xương, bọt khí xuất hiện khi các tạp chất và máu còn sót lại trong xương thịt bị phân giải ở nhiệt độ cao. Phần bọt nổi lên đầu tiên này là bọt bẩn, sẽ khiến món ăn ám mùi hôi nên cần được loại bỏ.
Đun thêm một lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng khác, nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng. Lớp bọt đợt hai trong, sạch, chứa nhiều chất đạm, chất béo của xương.
Tất nhiên, không chỉ đun và ninh xương, bọt khí cũng được tạo ra trong quá trình nấu. Nhiều loại kim chi, nước hoa quả và mỳ cũng có bọt và chúng ta không cần hớt bỏ. Những bọt này rất tốt cho cơ thể.
Cách hầm xương nhanh nhừ, nước dùng trong
Hầu hết sau khi mua xương về, mọi người đều rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần qua. Thực ra cách làm này chưa đúng. Cách làm chuẩn là khi xương mua về, bạn rửa sạch rồi ngâm với nước trong 30 phút để giúp máu thừa bên trong tiết ra hết. Cách này giúp giảm mùi tanh hiệu quả, nước xương hầm cũng sẽ trong và thơm ngon hơn.
3 cách hầm xương nhanh mềm
Sử dụng bột ngọt hoặc giấm ăn
Khi cho giấm vào nồi hầm xương sẽ có tác dụng giúp các chất dinh dưỡng trong xương được tiết ra nhanh hơn giúp tăng thêm dinh dưỡng cho nước lèo và giúp xương nhanh mềm nhừ mà không tốn quá nhiều thời gian. Đối với bột ngọt thì bạn sẽ cho nước vào nồi ngập xương rồi cho vào một lượng bột ngọt vừa đủ tùy vào khối lượng xương bạn hầm và tiến hành đun sôi. Kế đó sẽ thêm vào 1 ít đá viên to rồi tiếp tục đun đến khi xương chín nhừ.
Hầm xương với rau củ
Các loại rau củ phổ biển trong bữa ăn hàng ngày của mọi nhà như khoai tây, cà rốt, thơm (dứa) hay gia vị gừng và sả sẽ có tác dụng giúp nồi xương hầm của bạn nhanh chóng mềm nhừ, ngon và ngọt hơn. Trước khi nấu, bạn hãy sơ chế sạch sẽ rồi cắt khúc vừa ăn các loại rau củ, sau đó cho vào nồi để ninh cùng với xương. Khi xương đã chín và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngọt dịu của các loại thực phẩm nấu kèm và phần nước dùng cũng ngon, ngọt hơn so với cách nấu thông thường!
Hầm xương với đá lạnh
Bạn sẽ sơ chế và làm sạch xương, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ ngập xương rồi bắc nồi lên bếp và đun sôi với lửa vừa trong khoảng 15 - 20 phút đến khi nước sôi. Khi nồi xương đã sôi thì bạn mở nắp và cho đá lạnh vào, đậy nắp lại và tiếp tục nấu đến khi nước sôi lại là đã có thể nhấc nồi xuống, kiểm tra độ chín của xương và hoàn thành quá trình nấu nướng.