Nguyễn May
Well-known member
Tác phẩm “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”. Bộ sách vừa được Đông A Books tái bản đầy đủ với 5 tập kèm phần Nghiên cứu và Khảo dị, bổ sung minh họa.
Bộ sách “Kho tàng cổ tích Việt Nam” được tái bản trọn bộ. Ảnh: Đông A
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi được biết là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước. Bộ sách “Kho tàng cổ tích Việt Nam” được biên soạn và in xong trong thời gian 25 năm tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập.
Theo đó, bộ sách vừa tái bản có tổng 201 truyện cổ tích chia đều 5 tập, được tuyển chọn theo hệ thống nhất định: Nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe; Sự tích anh hùng nông dân; Truyện phân xử; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép; Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ; Truyện vui tươi dí dỏm.
Tất cả đều là những truyện tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng cổ tích Việt Nam rộng lớn. Những truyện cổ tích này qua lời kể của học giả Nguyễn Đổng Chi đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc, nhiều truyện đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết. Cách kể của ông hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ; kết hợp được niềm hứng khởi, ngây thơ của người kể chuyện dân gian và sự biến hóa, linh hoạt của một nhà văn.
Sau mỗi truyện chính, tác giả Nguyễn Đổng Chí đều bổ sung các dị bản trong phần Khảo dị, nhằm so sánh điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác. Điều này mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại. Phần Khảo dị cũng góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho bộ sách lần này.
Bộ sách do Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A liên kết ấn hành. Ảnh: Đông A
Ngoài các truyện cổ tích kèm dị bản, phần Nghiên cứu của bộ sách được in ở đầu tập 1 và cuối tập 5 nhằm giúp bạn đọc hiểu về bản chất, lai lịch, lịch sử phát triển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng… Ở cuối mỗi tập, còn có các bài đánh giá, phân tích giá trị bộ sách của các chuyên gia trong và ngoài nước.
So với những lần in trước đây, trong bản in lần thứ 10, nội dung sách được chỉnh lí kỹ lưỡng. Đặc biệt, bản in cũng chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, với các ngôn ngữ không dùng chữ Latin mà thay bằng chuyển tự Latin.
Bên cạnh đó, bản in lần thứ 10 được bổ sung minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân. Các minh họa sinh động, đậm chất dân gian, hòa quyện vào từng trang sách đã mở ra một thế giới cổ tích nhiệm màu để độc giả có thể dễ dàng bước vào khám phá.
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi được biết là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước. Bộ sách “Kho tàng cổ tích Việt Nam” được biên soạn và in xong trong thời gian 25 năm tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập.
Theo đó, bộ sách vừa tái bản có tổng 201 truyện cổ tích chia đều 5 tập, được tuyển chọn theo hệ thống nhất định: Nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe; Sự tích anh hùng nông dân; Truyện phân xử; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép; Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ; Truyện vui tươi dí dỏm.
Tất cả đều là những truyện tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng cổ tích Việt Nam rộng lớn. Những truyện cổ tích này qua lời kể của học giả Nguyễn Đổng Chi đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc, nhiều truyện đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết. Cách kể của ông hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ; kết hợp được niềm hứng khởi, ngây thơ của người kể chuyện dân gian và sự biến hóa, linh hoạt của một nhà văn.
Sau mỗi truyện chính, tác giả Nguyễn Đổng Chí đều bổ sung các dị bản trong phần Khảo dị, nhằm so sánh điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác. Điều này mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại. Phần Khảo dị cũng góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho bộ sách lần này.
Ngoài các truyện cổ tích kèm dị bản, phần Nghiên cứu của bộ sách được in ở đầu tập 1 và cuối tập 5 nhằm giúp bạn đọc hiểu về bản chất, lai lịch, lịch sử phát triển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng… Ở cuối mỗi tập, còn có các bài đánh giá, phân tích giá trị bộ sách của các chuyên gia trong và ngoài nước.
So với những lần in trước đây, trong bản in lần thứ 10, nội dung sách được chỉnh lí kỹ lưỡng. Đặc biệt, bản in cũng chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, với các ngôn ngữ không dùng chữ Latin mà thay bằng chuyển tự Latin.
Bên cạnh đó, bản in lần thứ 10 được bổ sung minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân. Các minh họa sinh động, đậm chất dân gian, hòa quyện vào từng trang sách đã mở ra một thế giới cổ tích nhiệm màu để độc giả có thể dễ dàng bước vào khám phá.