Hoàng Hải
Kỹ Thuật Viên
Cũng giống nhiều những tập đoàn hàng đầu thế giới, Sony đã từng có một khởi đầu rất khiêm tốn.
Tập đoàn Sony xuất hiện ở thời điểm Thế chiến thứ Hai kết thúc, và được thành lập tại một Tokyo vẫn còn bị hư hại sau chiến tranh.
Ngày 7/5/1946, Masaru Ibuka và Akio Morita chính thức thành lập Tokyo Tsushin Kogyo, tạm dịch là Tập đoàn Kỹ thuật Viễn thông Tokyo, còn gọi là Totsuko và chính là tiền thân của tập đoàn Sony ngày nay. Sản phẩm đính mác Sony đầu tiên ra đời năm 1955, dưới dạng thiết bị đài phát thanh bán dẫn và mang cái tên TR-55. Tuy nhiên, phải đến năm 1958 tên công ty mới được đổi thành Sony.
Trong những ngày đầu lập nghiệp với nghề sửa đài phát thanh, Ibuka, Morita và đội ngũ nhân viên thường xuyên … được khách hàng cho thêm gạo. Nhờ điện năng dư thừa (có từ việc đóng cửa các nhà máy phục vụ chiến tranh) và dựa trên đam mê sản xuất đồ điện gia dụng của Ibuka, hai người đã bắt tay vào sản xuất nồi cơm điện.
Phiên bản sơ khai của thiết bị quen thuộc có thiết kế đơn giản, nấu cơm hoặc sống hoặc chín và không thể cạnh tranh với những sản phẩm nồi cơm điện xuất xứ Nhật Bản khác. Nồi cơm Sony chỉ có thể trở thành bài học thất bại cho Ibuka và đội ngũ dưới trướng ông.
Đột phá đầu tiên
Tiếp tục thế mạnh của mình là đài phát thanh bán dẫn, Sony công bố sản phẩm TR-63 mang tính đột phá. Nhỏ gọn hơn đài phát hành bán dẫn được thương mại hóa đầu tiên TR-1, TR-63 được đón nhận nồng nhiệt cả trong và ngoài Nhật Bản.
Đến khi phát triển thành công mẫu TR-63, Sony mới mạnh dạn xuất khẩu sản phẩm này tới thị trường quốc tế và lập tức trở thành cú “hit” lớn. TR-63 quá đắt hàng, các đại lý Sony không nhập kịp máy để bán.
Một điều hay ho: TR-63 ra mắt vào năm 1957, khi Sony … chưa có tên Sony. Tại sao điều này hay ho, mời bạn đọc tiếp.
Rời bỏ cái tên Totsuko
Tháng 1/1958 - cũng đã trên dưới ba năm kể từ khi cái tên Sony lần đầu tiên xuất hiện trên các sản phẩm của tập đoàn, ban quản trị công ty mới đi đến quyết định đổi tên.
Quyết định này lập tức vấp phải ý kiến bất đồng từ các cấp, từ nhân viên mẫn cán cho tới … ngân hàng rót vốn cho tập đoàn. Lý do quá rõ ràng: người ta tiếc nuối hơn 10 năm xây dựng thương hiệu Tokyo Tsushin Kogyo.
Tuy nhiên, Akio Morita khăng khăng giữ tên “Sony Corporation - Tập đoàn Sony”, thậm chí bất đồng với ý kiến đưa từ “điện tử - electric” vào trong tên tập đoàn. Ông cho rằng không một ai biết trong tương lai, Sony sẽ dấn thân vào những lĩnh vực nào, giống như năm xưa ông và chủ tịch Ibuka không thể biết Tokyo Tsushin Kogyo sẽ thành công theo cách nào.
Cái tên “Sony” được lấy cảm hứng dựa trên từ Latin “sonus”, vốn là từ gốc của từ “sound - âm thanh” và “sonic - có liên quan tới âm thanh”. Chưa hết, Sony còn là cách diễn đạt khác của “sonny”, tiếng lóng được dùng tại Mỹ trong thập niên 50 để chỉ những chàng trai trẻ tuổi. Tại nước Nhật của thập niên 50, từ “sonny boys” là từ mượn dùng để chỉ những chàng trai trẻ thông minh và có diện mạo ưa nhìn.
Quyết định đổi tên của Morita được người bạn cũ, chủ tịch Masaru Ibuka chấp thuận.
“Sony” xuất hiện trên trang nhất báo Mỹ vì lý do không ai ngờ
Vào một ngày xấu trời trong tháng 1 năm 1958, vào khoảng 18h00 theo giờ địa phương, 4-5 người đàn ông đã đánh xe tải vào khu vực kho hàng của Delmonico. Họ lấy đi 400 thùng các-tông, mỗi thùng chứa 10 chiếc đài phát thanh bán dẫn TR-63. Điều kỳ lạ, là kẻ gian chỉ lấy thiết bị của hãng Sony.
Và suốt những ngày còn lại trong tháng 1 năm 1958, cái tên Sony lưu luyến trên đầu môi người dân New York. Sony đã phải làm việc rất vất vả để sản xuất 4.000 đơn vị hàng nhằm bù đắp thiệt hại, nhưng đây vẫn là cái giá không quá cao để có được một màn quảng bá độc nhất vô nhị trên các mặt báo lớn.
Những sản phẩm giúp cái tên Sony trường tồn
Không ngủ quên trên chiến thắng, Sony tiếp tục chinh phục những thử thách mới, tiếp tục sáng tạo trong những lĩnh vực mới. Trong quá khứ, Sony nổi tiếng với việc tự tạo ra những chuẩn ghi và lưu trữ dữ liệu.
Vừa tự nghiên cứu và cũng có khi cộng tác với những công ty công nghệ khác, Sony đã công bố nhiều format được sử dụng rộng rãi như đĩa CD (hợp tác với Philips) và Blu-ray (hợp tác với Hiệp hội Đĩa Blu-ray, với 9 thành viên bao gồm Panasonic, Pioneer, Philips, Thomson, LG Electronics, Hitachi, Sharp, Samsung Electronics và Sony).
Sony cũng đồng thời là chủ sở hữu của công nghệ hiển thị màu Trinitron, dù giá thành cao nhưng được đón nhận trên quy mô toàn cầu. Dựa trên công nghệ Trinitron, Sony công bố một loạt các sản phẩm hiển thị hình ảnh với độ phân giải cao.
Trong ngày sinh nhật thứ 84 của mình, chủ tịch Ibuka khẳng định Trinitron là sản phẩm khiến ông cảm thấy tự hào nhất. Cho đến giờ, “thế hệ già” Việt Nam chắc chắn chưa quên được câu khẳng định “nét như Sony”.
Lại nói về format và những màn hợp tác lâu dài với các nhãn hàng khác. Sony đã tận dụng rất tốt mối quan hệ của mình với Philips, tận dụng chuẩn Compact Cassette của Philips để ra mắt Walkman - máy chơi nhạc bỏ túi đầu tiên trên thế giới.
Máy Walkman trở thành biểu tượng văn hóa của thập niên 80, lập tức thay đổi thế giới, hay cụ thể hơn là cách chúng ta tương tác với âm nhạc nói riêng và công nghệ nói chung.
Theo tạp chí Time, máy Walkman “là sự kết hợp chưa từng có về tính dễ mang theo (nó vận hành chỉ với hai viên pin AA) và tính bảo mật (nó có một jack tai nghe và không loa ngoài) khiến nó trở thành sản phẩm lý tưởng cho hàng ngàn người dùng tìm kiếm một máy phát thanh nhỏ gọn mà họ có thể mang đi khắp nơi”. Năm 1986, từ “walkman” chính thức có mặt trong từ điển Oxford - một danh từ để chỉ một thiết bị nghe nhạc mang theo người. Tính tới thời điểm 31/3/2009, Sony đã bán được 385 triệu máy Walkman mọi phiên bản.
Nhưng ở thời đại mới, có một dòng sản phẩm mà đại đa số các thế hệ đều biết tới và đã trải nghiệm, một sản phẩm chắc chắn sẽ còn được hỗ trợ và phát triển nhiều năm nữa, ấy là PlayStation. Bất ngờ thay, trước thời điểm năm 1991, Sony không mấy đầu tư vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử.
Mọi sự thay đổi khi họ ra mắt PlayStation 1 vào năm 1994. Sony lập tức soán ngôi Nintendo trên thị trường máy chơi game (console), trong khi trước kia họ chỉ sản xuất vài bộ phận dùng cho máy chơi game của Nintendo. Năm 2000, PlayStation 2 ra mắt và đến nay, cỗ máy chơi game này vẫn nắm giữ kỷ lục console bán chạy nhất mọi thời đại. Các sản phẩm liên quan tới game sau này của Sony, cả phần cứng và phần mềm, đều nhận được đánh giá cao từ giới phê bình.
Tạm kết
Cho đến chừng nào còn sức sáng tạo, Sony sẽ còn làm chúng ta bất ngờ. Không chỉ tham gia (và xuất sắc) ở những lĩnh vực kể trên, Sony còn xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác như sản xuất máy ảnh, làm phim, thậm chí họ còn đang đầu tư vào công nghệ pin, xe điện và xe tự lái. Với nhiều thế mạnh trong tay, Sony đã trở thành tập đoàn lớn mạnh hàng đầu thế giới.
Bài học từ chiếc đài phát thanh và nồi cơm điện ngày nào vẫn còn, bài học về nỗ lực, thất bại và may mắn vẫn nguyên giá trị. Sony đã không ngừng sáng tạo suốt 77 năm nay, và không có lý do gì để họ dừng công việc mình làm thành thạo nhất.
Tập đoàn Sony xuất hiện ở thời điểm Thế chiến thứ Hai kết thúc, và được thành lập tại một Tokyo vẫn còn bị hư hại sau chiến tranh.
Ngày 7/5/1946, Masaru Ibuka và Akio Morita chính thức thành lập Tokyo Tsushin Kogyo, tạm dịch là Tập đoàn Kỹ thuật Viễn thông Tokyo, còn gọi là Totsuko và chính là tiền thân của tập đoàn Sony ngày nay. Sản phẩm đính mác Sony đầu tiên ra đời năm 1955, dưới dạng thiết bị đài phát thanh bán dẫn và mang cái tên TR-55. Tuy nhiên, phải đến năm 1958 tên công ty mới được đổi thành Sony.
Trong những ngày đầu lập nghiệp với nghề sửa đài phát thanh, Ibuka, Morita và đội ngũ nhân viên thường xuyên … được khách hàng cho thêm gạo. Nhờ điện năng dư thừa (có từ việc đóng cửa các nhà máy phục vụ chiến tranh) và dựa trên đam mê sản xuất đồ điện gia dụng của Ibuka, hai người đã bắt tay vào sản xuất nồi cơm điện.
Phiên bản sơ khai của thiết bị quen thuộc có thiết kế đơn giản, nấu cơm hoặc sống hoặc chín và không thể cạnh tranh với những sản phẩm nồi cơm điện xuất xứ Nhật Bản khác. Nồi cơm Sony chỉ có thể trở thành bài học thất bại cho Ibuka và đội ngũ dưới trướng ông.
Đột phá đầu tiên
Tiếp tục thế mạnh của mình là đài phát thanh bán dẫn, Sony công bố sản phẩm TR-63 mang tính đột phá. Nhỏ gọn hơn đài phát hành bán dẫn được thương mại hóa đầu tiên TR-1, TR-63 được đón nhận nồng nhiệt cả trong và ngoài Nhật Bản.
Đến khi phát triển thành công mẫu TR-63, Sony mới mạnh dạn xuất khẩu sản phẩm này tới thị trường quốc tế và lập tức trở thành cú “hit” lớn. TR-63 quá đắt hàng, các đại lý Sony không nhập kịp máy để bán.
Một điều hay ho: TR-63 ra mắt vào năm 1957, khi Sony … chưa có tên Sony. Tại sao điều này hay ho, mời bạn đọc tiếp.
Rời bỏ cái tên Totsuko
Tháng 1/1958 - cũng đã trên dưới ba năm kể từ khi cái tên Sony lần đầu tiên xuất hiện trên các sản phẩm của tập đoàn, ban quản trị công ty mới đi đến quyết định đổi tên.
Quyết định này lập tức vấp phải ý kiến bất đồng từ các cấp, từ nhân viên mẫn cán cho tới … ngân hàng rót vốn cho tập đoàn. Lý do quá rõ ràng: người ta tiếc nuối hơn 10 năm xây dựng thương hiệu Tokyo Tsushin Kogyo.
Tuy nhiên, Akio Morita khăng khăng giữ tên “Sony Corporation - Tập đoàn Sony”, thậm chí bất đồng với ý kiến đưa từ “điện tử - electric” vào trong tên tập đoàn. Ông cho rằng không một ai biết trong tương lai, Sony sẽ dấn thân vào những lĩnh vực nào, giống như năm xưa ông và chủ tịch Ibuka không thể biết Tokyo Tsushin Kogyo sẽ thành công theo cách nào.
Cái tên “Sony” được lấy cảm hứng dựa trên từ Latin “sonus”, vốn là từ gốc của từ “sound - âm thanh” và “sonic - có liên quan tới âm thanh”. Chưa hết, Sony còn là cách diễn đạt khác của “sonny”, tiếng lóng được dùng tại Mỹ trong thập niên 50 để chỉ những chàng trai trẻ tuổi. Tại nước Nhật của thập niên 50, từ “sonny boys” là từ mượn dùng để chỉ những chàng trai trẻ thông minh và có diện mạo ưa nhìn.
Quyết định đổi tên của Morita được người bạn cũ, chủ tịch Masaru Ibuka chấp thuận.
“Sony” xuất hiện trên trang nhất báo Mỹ vì lý do không ai ngờ
Vào một ngày xấu trời trong tháng 1 năm 1958, vào khoảng 18h00 theo giờ địa phương, 4-5 người đàn ông đã đánh xe tải vào khu vực kho hàng của Delmonico. Họ lấy đi 400 thùng các-tông, mỗi thùng chứa 10 chiếc đài phát thanh bán dẫn TR-63. Điều kỳ lạ, là kẻ gian chỉ lấy thiết bị của hãng Sony.
Và suốt những ngày còn lại trong tháng 1 năm 1958, cái tên Sony lưu luyến trên đầu môi người dân New York. Sony đã phải làm việc rất vất vả để sản xuất 4.000 đơn vị hàng nhằm bù đắp thiệt hại, nhưng đây vẫn là cái giá không quá cao để có được một màn quảng bá độc nhất vô nhị trên các mặt báo lớn.
Những sản phẩm giúp cái tên Sony trường tồn
Không ngủ quên trên chiến thắng, Sony tiếp tục chinh phục những thử thách mới, tiếp tục sáng tạo trong những lĩnh vực mới. Trong quá khứ, Sony nổi tiếng với việc tự tạo ra những chuẩn ghi và lưu trữ dữ liệu.
Vừa tự nghiên cứu và cũng có khi cộng tác với những công ty công nghệ khác, Sony đã công bố nhiều format được sử dụng rộng rãi như đĩa CD (hợp tác với Philips) và Blu-ray (hợp tác với Hiệp hội Đĩa Blu-ray, với 9 thành viên bao gồm Panasonic, Pioneer, Philips, Thomson, LG Electronics, Hitachi, Sharp, Samsung Electronics và Sony).
Sony cũng đồng thời là chủ sở hữu của công nghệ hiển thị màu Trinitron, dù giá thành cao nhưng được đón nhận trên quy mô toàn cầu. Dựa trên công nghệ Trinitron, Sony công bố một loạt các sản phẩm hiển thị hình ảnh với độ phân giải cao.
Trong ngày sinh nhật thứ 84 của mình, chủ tịch Ibuka khẳng định Trinitron là sản phẩm khiến ông cảm thấy tự hào nhất. Cho đến giờ, “thế hệ già” Việt Nam chắc chắn chưa quên được câu khẳng định “nét như Sony”.
Lại nói về format và những màn hợp tác lâu dài với các nhãn hàng khác. Sony đã tận dụng rất tốt mối quan hệ của mình với Philips, tận dụng chuẩn Compact Cassette của Philips để ra mắt Walkman - máy chơi nhạc bỏ túi đầu tiên trên thế giới.
Máy Walkman trở thành biểu tượng văn hóa của thập niên 80, lập tức thay đổi thế giới, hay cụ thể hơn là cách chúng ta tương tác với âm nhạc nói riêng và công nghệ nói chung.
Theo tạp chí Time, máy Walkman “là sự kết hợp chưa từng có về tính dễ mang theo (nó vận hành chỉ với hai viên pin AA) và tính bảo mật (nó có một jack tai nghe và không loa ngoài) khiến nó trở thành sản phẩm lý tưởng cho hàng ngàn người dùng tìm kiếm một máy phát thanh nhỏ gọn mà họ có thể mang đi khắp nơi”. Năm 1986, từ “walkman” chính thức có mặt trong từ điển Oxford - một danh từ để chỉ một thiết bị nghe nhạc mang theo người. Tính tới thời điểm 31/3/2009, Sony đã bán được 385 triệu máy Walkman mọi phiên bản.
Nhưng ở thời đại mới, có một dòng sản phẩm mà đại đa số các thế hệ đều biết tới và đã trải nghiệm, một sản phẩm chắc chắn sẽ còn được hỗ trợ và phát triển nhiều năm nữa, ấy là PlayStation. Bất ngờ thay, trước thời điểm năm 1991, Sony không mấy đầu tư vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử.
Mọi sự thay đổi khi họ ra mắt PlayStation 1 vào năm 1994. Sony lập tức soán ngôi Nintendo trên thị trường máy chơi game (console), trong khi trước kia họ chỉ sản xuất vài bộ phận dùng cho máy chơi game của Nintendo. Năm 2000, PlayStation 2 ra mắt và đến nay, cỗ máy chơi game này vẫn nắm giữ kỷ lục console bán chạy nhất mọi thời đại. Các sản phẩm liên quan tới game sau này của Sony, cả phần cứng và phần mềm, đều nhận được đánh giá cao từ giới phê bình.
Tạm kết
Cho đến chừng nào còn sức sáng tạo, Sony sẽ còn làm chúng ta bất ngờ. Không chỉ tham gia (và xuất sắc) ở những lĩnh vực kể trên, Sony còn xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác như sản xuất máy ảnh, làm phim, thậm chí họ còn đang đầu tư vào công nghệ pin, xe điện và xe tự lái. Với nhiều thế mạnh trong tay, Sony đã trở thành tập đoàn lớn mạnh hàng đầu thế giới.
Bài học từ chiếc đài phát thanh và nồi cơm điện ngày nào vẫn còn, bài học về nỗ lực, thất bại và may mắn vẫn nguyên giá trị. Sony đã không ngừng sáng tạo suốt 77 năm nay, và không có lý do gì để họ dừng công việc mình làm thành thạo nhất.