Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Sắt vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng thiếu sắt đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, gây ra những hệ lụy đáng tiếc nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời!
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 39% trẻ dưới 5 tuổi và 48% trẻ từ 5-14 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu sắt. Tại Việt Nam, thống kê của BV Nhi Trung Ương cho thấy, gần 40% trẻ dưới 5 tuổi thiếu sắt.
Điều này để lại những hệ lụy đáng tiếc như: trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng do giảm vị giác, kéo theo đó là tình trạng thấp còi, nhẹ cân; trẻ mệt mỏi, lười vận động; hay ốm bệnh do hệ miễn dịch suy yếu; hay cáu gắt, kém tập trung, khả năng ghi nhớ kém, giảm IQ, học tập kém…
6 nhóm trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao
- Trẻ biếng ăn, ăn uống kém đa dạng: Với những trẻ biếng ăn, ăn uống kém, chế độ ăn uống chưa đa dạng các thực phẩm giàu sắt thì nguy cơ thiếu sắt rất cao. Bên cạnh đó, trẻ uống trên 700ml sữa tươi mỗi ngày cũng làm tăng tình trạng thiếu sắt do sữa tươi không có sắt.
- Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân: Hầu hết lượng sắt dự trữ của trẻ được nhận từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sinh sớm khiến lượng sắt dự trữ thấp và sớm bị cạn kiệt.
- Trẻ từ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn: Từ sau 4-6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ dần cạn kiệt, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của con.
- Trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi: Giai đoạn này trẻ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt cần sắt nhất cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch. Nhưng cũng là giai đoạn trẻ ăn uống chưa đa dạng, dễ ăn lệch, rất nhiều trẻ biếng ăn và miễn dịch kém.
- Trẻ giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (từ sau 8 tuổi):
Thiếu sắt giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn khiến trẻ thiếu tập trung, kết quả học tập sa sút. Đặc biệt, các bé gái bước vào thời kỳ kinh nguyệt nguy cơ thiếu sắt cao hơn, dẫn tới tình trạng thiếu máu nhiều hơn.
WHO khuyến nghị nên bổ sung sắt cho trẻ trong độ tuổi đi học (từ 6 tuổi trở lên) bởi đây là giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng, mang lại lợi ích suốt đời.
- Trẻ mắc bệnh lý ảnh hưởng đến hấp thu sắt: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng đường tiêu hóa, kém hấp thu…, đều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt nên dễ gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 39% trẻ dưới 5 tuổi và 48% trẻ từ 5-14 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu sắt. Tại Việt Nam, thống kê của BV Nhi Trung Ương cho thấy, gần 40% trẻ dưới 5 tuổi thiếu sắt.
Điều này để lại những hệ lụy đáng tiếc như: trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng do giảm vị giác, kéo theo đó là tình trạng thấp còi, nhẹ cân; trẻ mệt mỏi, lười vận động; hay ốm bệnh do hệ miễn dịch suy yếu; hay cáu gắt, kém tập trung, khả năng ghi nhớ kém, giảm IQ, học tập kém…
6 nhóm trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao
- Trẻ biếng ăn, ăn uống kém đa dạng: Với những trẻ biếng ăn, ăn uống kém, chế độ ăn uống chưa đa dạng các thực phẩm giàu sắt thì nguy cơ thiếu sắt rất cao. Bên cạnh đó, trẻ uống trên 700ml sữa tươi mỗi ngày cũng làm tăng tình trạng thiếu sắt do sữa tươi không có sắt.
- Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân: Hầu hết lượng sắt dự trữ của trẻ được nhận từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sinh sớm khiến lượng sắt dự trữ thấp và sớm bị cạn kiệt.
- Trẻ từ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn: Từ sau 4-6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ dần cạn kiệt, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của con.
- Trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi: Giai đoạn này trẻ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt cần sắt nhất cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch. Nhưng cũng là giai đoạn trẻ ăn uống chưa đa dạng, dễ ăn lệch, rất nhiều trẻ biếng ăn và miễn dịch kém.
- Trẻ giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (từ sau 8 tuổi):
Thiếu sắt giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn khiến trẻ thiếu tập trung, kết quả học tập sa sút. Đặc biệt, các bé gái bước vào thời kỳ kinh nguyệt nguy cơ thiếu sắt cao hơn, dẫn tới tình trạng thiếu máu nhiều hơn.
WHO khuyến nghị nên bổ sung sắt cho trẻ trong độ tuổi đi học (từ 6 tuổi trở lên) bởi đây là giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng, mang lại lợi ích suốt đời.
- Trẻ mắc bệnh lý ảnh hưởng đến hấp thu sắt: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng đường tiêu hóa, kém hấp thu…, đều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt nên dễ gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt.