linh_449
Linh Linhh
KHÔNG GIA ĐÌNH”- HECTOR MALOT
Tôi đọc được cuốn sách này vào năm tôi mười bốn tuổi (14). Lúc đầu, tôi tìm đến cuốn sách vì muốn thay đổi phong cách đọc của mình. Dấn thân vào ngôn tình Trung Quốc, tôi dần chán với “motif” nam chính sẽ ngược đãi nữ chính, nhưng sau đó cũng sẽ nhận sự tha thứ của nữ chính và trở về với nhau. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm cho mình những cuốn sách mang sự thực tế nhiều hơn. Và tôi đã tìm được cuốn “Không gia đình”- Hector Malot.
Hector Malot là một văn hào Pháp, ông gây được tiếng vang nhờ vào tiểu thuyết “Không gia đình”. Cũng nhờ vào cuốn tiểu thuyết này mà tên tuổi của Hector Malot vượt qua được “biên giới nước Pháp”. Có thể nói, “Không gia đình” có thể là đứa con tinh thần thành công nhất của Hector Malot. Truyện kể về Remi- một cậu bé bị bỏ rơi, cậu được ông Barberin nhận nuôi vì đoán rằng cậu xuất thân từ gia đình giàu có và nuôi cậu với mục đích chuộc lợi. Chính vì lí do này, ông Barberin không dành nhiều tình cảm cho “đứa con” của mình. May mắn thay, vợ của Barberin lại yêu thương cậu hết mực. Cậu sống trong tình thương của bà, coi bà là mẹ, nhận sự yêu thương, dạy dỗ mà lớn lên. Mọi chuyện vẫn sẽ tốt đẹp cho tới năm cậu lên tám- lần đầu tiên gặp được cha nuôi của mình. Vốn nuôi Remi vì trục lợi, ông Barberin cảm thấy khó chịu khi lâu như vậy mà cậu vẫn chưa đem đến cho ông một món hời nào. Vì vậy, ông quyết định bán Remi cho cụ Vitalis. Và đây cũng là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Remi. Sau khi cụ Vitalis mất, Remi lại phải một mình tự sinh tự diệt, tự đối đầu với cuộc sống đầy những cạm bẫy này. Để rồi cuối cùng, sau những tháng ngày tự trưởng thành bằng chính sự khổ cực ấy, cậu tìm thấy được mái ấm thật sự của chính mình.
Ngay từ trang đầu tiên, tôi cảm thấy Hector Malot đã quá bất công. Ông đã đẩy một đứa trẻ tuổi còn nhỏ vậy vào những gian truân của cuộc đời. Ở tuổi của cậu, tôi vẫn còn được sống trong sự đùm bọc của ba mẹ nhưng cậu lại phải bươn chải, đối đầu với cam go để đến với sự trưởng thành. Không có cha mẹ đồng nghĩa với việc cậu phải tự chăm sóc mình, tự đối đầu với sự khắc nghiệt để tiếp tục sống, tự kiếm kế sinh nhai để tồn tại trong cuộc sống đầy gian nan này. Những tháng năm đầu đời, Remi đã bị đẩy vào những hoàn cảnh cùng cực, đẩy vào góc tối của xã hội. Tôi tự hỏi rằng liệu cậu có đủ bản lĩnh để không khiến cho bản thân bị biến chất hay không?
Tôi tin rằng, nếu được lựa chọn giữa một cuộc sống bấp bênh và yên bình thì Remi sẽ chọn ý sau. Vì con người ta cho dù có lớn rồi cũng sẽ tự lựa chọn cho mình một ốc đảo bình yên, một vỏ ốc đủ to lớn, yên bình để chui vào. Nhưng có vẻ, Hector Malot đã không thực hiện mong muốn ấy, ông đã để một cậu bé tám tuổi chẳng có gì ngoài lòng nhân hậu và sự ngây thơ vào vòng xoáy đau khổ của cuộc đời. Kinh nghiệm sống của cậu chỉ bằng con số không (0). Khi đi cùng với cụ Vitalis- người đã mua cậu từ tay của Barberin, cậu đã học được rằng muốn lao động thì phải có miếng ăn nhưng cũng đừng vì nó mà khiến cho bản thân bị vấy bẩn. Khi đọc tới dòng này, tôi đã thực sự khóc. Giữa cuộc đời đau đớn như vậy, phải tự kiếm kế sinh nhai, sống khổ cực nhưng Remi vẫn hiểu và không cho phép mình bước chân vào sự dơ bẩn để có cái ăn. Tôi từng đọc rất nhiều bài viết hay xem những bộ phim mà con người ta đã bỏ lại sự trong sạch để tìm kiếm miếng ăn. Vì đói nên họ bất chấp ăn cướp, giật thậm chí giết lẫn nhau để cướp được món đồ ăn. Lúc đầu, tôi cũng chỉ nghĩ rằng nhà soạn kịch bản chỉ thêm những chi tiết này vào để lấy lòng thương của người xem nên nhanh chóng vứt nó ra sau đầu. Cho tới khi tôi tìm và đọc được cuốn sách này, tôi hiểu được rằng cuộc sống thực sự rất khó khăn, hãy cố gắng trân trọng những gì mình có. Trong khi tôi đang giận dỗi ba mẹ vì những món ăn mà tôi ghét thì lại đang có những người như Remi đang phải đào bới, tranh giành để có miếng ăn.
Sau khi cụ Vitalis mất, cuộc sống của Remi lại càng khổ cực hơn. Cậu học được nhiều điều hơn, học được cách tự lập, dũng cảm đối mặt, vượt qua gian nan, thử thách. Cậu phải suy nghĩ nhiều hơn, làm thế nào để tiếp tục sống, phải làm sao nếu rạp xiếc không kiếm đủ tiền. Nhưng có lẽ đáng trân trọng nhất vẫn là việc cậu nỗ lực làm sao để tự làm chủ cuộc đời mình, tự tiến lên bằng đôi chân nhỏ bé ấy.
“Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ được cuộc đời tôi.”
Đây là câu nói mà tôi thấm thía nhất. Từ những bước đi bập bẹ khi lên tám tuổi, gạt đi sự thiếu thốn về tình thương, gạt đi tuổi thơ và cuối cùng cũng tiến đến quá trình trưởng thành. Cuộc đời lắm lúc lại bất công với nhiều người quá nhỉ. Dân gian Việt Nam có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tôi cảm thấy rằng Remi chính là nhân chứng sáng cho câu nói này. Chính gian nan đã khiến cho Remi rèn luyện được sức chịu đựng, sức bền bỉ của mình. Đến với sự trưởng thành đôi khi lại là điều tiếc nuối đối với một số người nhưng có lẽ với Remi thì không. Cậu hiểu rằng cậu phải trưởng thành để bước tiếp, phải trưởng thành mới thích nghi và tồn tại được.
Xuyên suốt tác phẩm, Hector Malot khiến cho tôi hiểu được rằng phải biết cân bằng giữa tinh thần và vật chất. Thiếu vật chất, tiền tài thì khiến cho ta bất chấp bản chất của mình để đến với những thứ xa xỉ. Thiếu tinh thần sẽ khiến cho ta trở nên tàn bạo, ích kỉ và cay nghiệt cuộc sống. Chỉ khi ta có tình yêu mới thật sự là ta đang sống. Hector Malot cũng không để Remi chống chọi một mình với “cơn bão” cuộc đời mà còn để cho những người bạn cùng tình cảm của họ dành cho Remi giúp cho cậu vươn lên đối diện và đương đầu với nó. Đây có thể xem là giá trị nhân văn của câu chuyện.
Khép lại những trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tôi nhận ra nhiều điều. Tôi cảm thấy mình thua cậu bé “nửa giáp” này nhiều lắm. Thua cả về nghị lực lẫn ý chí, về cả sự dũng cảm lẫn sự kiên trì. Sau khi đọc cuốn tiểu thuyết này, tôi muốn mình được như Remi- một cậu bé với nghị lực phi thường. Tôi vẫn đang cố gắng để trở thành một con người như Remi- một con người có thể nhỏ về tuổi tác nhưng không bao giờ được nhỏ về ý chí!
Nếu có điều kiện, xin hãy mua cuốn sách này về. Có thể cuốn sách này sẽ là kho báu mà các bạn phải trân trọng suốt đời.
Tôi đọc được cuốn sách này vào năm tôi mười bốn tuổi (14). Lúc đầu, tôi tìm đến cuốn sách vì muốn thay đổi phong cách đọc của mình. Dấn thân vào ngôn tình Trung Quốc, tôi dần chán với “motif” nam chính sẽ ngược đãi nữ chính, nhưng sau đó cũng sẽ nhận sự tha thứ của nữ chính và trở về với nhau. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm cho mình những cuốn sách mang sự thực tế nhiều hơn. Và tôi đã tìm được cuốn “Không gia đình”- Hector Malot.
Hector Malot là một văn hào Pháp, ông gây được tiếng vang nhờ vào tiểu thuyết “Không gia đình”. Cũng nhờ vào cuốn tiểu thuyết này mà tên tuổi của Hector Malot vượt qua được “biên giới nước Pháp”. Có thể nói, “Không gia đình” có thể là đứa con tinh thần thành công nhất của Hector Malot. Truyện kể về Remi- một cậu bé bị bỏ rơi, cậu được ông Barberin nhận nuôi vì đoán rằng cậu xuất thân từ gia đình giàu có và nuôi cậu với mục đích chuộc lợi. Chính vì lí do này, ông Barberin không dành nhiều tình cảm cho “đứa con” của mình. May mắn thay, vợ của Barberin lại yêu thương cậu hết mực. Cậu sống trong tình thương của bà, coi bà là mẹ, nhận sự yêu thương, dạy dỗ mà lớn lên. Mọi chuyện vẫn sẽ tốt đẹp cho tới năm cậu lên tám- lần đầu tiên gặp được cha nuôi của mình. Vốn nuôi Remi vì trục lợi, ông Barberin cảm thấy khó chịu khi lâu như vậy mà cậu vẫn chưa đem đến cho ông một món hời nào. Vì vậy, ông quyết định bán Remi cho cụ Vitalis. Và đây cũng là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Remi. Sau khi cụ Vitalis mất, Remi lại phải một mình tự sinh tự diệt, tự đối đầu với cuộc sống đầy những cạm bẫy này. Để rồi cuối cùng, sau những tháng ngày tự trưởng thành bằng chính sự khổ cực ấy, cậu tìm thấy được mái ấm thật sự của chính mình.
Ngay từ trang đầu tiên, tôi cảm thấy Hector Malot đã quá bất công. Ông đã đẩy một đứa trẻ tuổi còn nhỏ vậy vào những gian truân của cuộc đời. Ở tuổi của cậu, tôi vẫn còn được sống trong sự đùm bọc của ba mẹ nhưng cậu lại phải bươn chải, đối đầu với cam go để đến với sự trưởng thành. Không có cha mẹ đồng nghĩa với việc cậu phải tự chăm sóc mình, tự đối đầu với sự khắc nghiệt để tiếp tục sống, tự kiếm kế sinh nhai để tồn tại trong cuộc sống đầy gian nan này. Những tháng năm đầu đời, Remi đã bị đẩy vào những hoàn cảnh cùng cực, đẩy vào góc tối của xã hội. Tôi tự hỏi rằng liệu cậu có đủ bản lĩnh để không khiến cho bản thân bị biến chất hay không?
Tôi tin rằng, nếu được lựa chọn giữa một cuộc sống bấp bênh và yên bình thì Remi sẽ chọn ý sau. Vì con người ta cho dù có lớn rồi cũng sẽ tự lựa chọn cho mình một ốc đảo bình yên, một vỏ ốc đủ to lớn, yên bình để chui vào. Nhưng có vẻ, Hector Malot đã không thực hiện mong muốn ấy, ông đã để một cậu bé tám tuổi chẳng có gì ngoài lòng nhân hậu và sự ngây thơ vào vòng xoáy đau khổ của cuộc đời. Kinh nghiệm sống của cậu chỉ bằng con số không (0). Khi đi cùng với cụ Vitalis- người đã mua cậu từ tay của Barberin, cậu đã học được rằng muốn lao động thì phải có miếng ăn nhưng cũng đừng vì nó mà khiến cho bản thân bị vấy bẩn. Khi đọc tới dòng này, tôi đã thực sự khóc. Giữa cuộc đời đau đớn như vậy, phải tự kiếm kế sinh nhai, sống khổ cực nhưng Remi vẫn hiểu và không cho phép mình bước chân vào sự dơ bẩn để có cái ăn. Tôi từng đọc rất nhiều bài viết hay xem những bộ phim mà con người ta đã bỏ lại sự trong sạch để tìm kiếm miếng ăn. Vì đói nên họ bất chấp ăn cướp, giật thậm chí giết lẫn nhau để cướp được món đồ ăn. Lúc đầu, tôi cũng chỉ nghĩ rằng nhà soạn kịch bản chỉ thêm những chi tiết này vào để lấy lòng thương của người xem nên nhanh chóng vứt nó ra sau đầu. Cho tới khi tôi tìm và đọc được cuốn sách này, tôi hiểu được rằng cuộc sống thực sự rất khó khăn, hãy cố gắng trân trọng những gì mình có. Trong khi tôi đang giận dỗi ba mẹ vì những món ăn mà tôi ghét thì lại đang có những người như Remi đang phải đào bới, tranh giành để có miếng ăn.
Sau khi cụ Vitalis mất, cuộc sống của Remi lại càng khổ cực hơn. Cậu học được nhiều điều hơn, học được cách tự lập, dũng cảm đối mặt, vượt qua gian nan, thử thách. Cậu phải suy nghĩ nhiều hơn, làm thế nào để tiếp tục sống, phải làm sao nếu rạp xiếc không kiếm đủ tiền. Nhưng có lẽ đáng trân trọng nhất vẫn là việc cậu nỗ lực làm sao để tự làm chủ cuộc đời mình, tự tiến lên bằng đôi chân nhỏ bé ấy.
“Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ được cuộc đời tôi.”
Đây là câu nói mà tôi thấm thía nhất. Từ những bước đi bập bẹ khi lên tám tuổi, gạt đi sự thiếu thốn về tình thương, gạt đi tuổi thơ và cuối cùng cũng tiến đến quá trình trưởng thành. Cuộc đời lắm lúc lại bất công với nhiều người quá nhỉ. Dân gian Việt Nam có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tôi cảm thấy rằng Remi chính là nhân chứng sáng cho câu nói này. Chính gian nan đã khiến cho Remi rèn luyện được sức chịu đựng, sức bền bỉ của mình. Đến với sự trưởng thành đôi khi lại là điều tiếc nuối đối với một số người nhưng có lẽ với Remi thì không. Cậu hiểu rằng cậu phải trưởng thành để bước tiếp, phải trưởng thành mới thích nghi và tồn tại được.
Xuyên suốt tác phẩm, Hector Malot khiến cho tôi hiểu được rằng phải biết cân bằng giữa tinh thần và vật chất. Thiếu vật chất, tiền tài thì khiến cho ta bất chấp bản chất của mình để đến với những thứ xa xỉ. Thiếu tinh thần sẽ khiến cho ta trở nên tàn bạo, ích kỉ và cay nghiệt cuộc sống. Chỉ khi ta có tình yêu mới thật sự là ta đang sống. Hector Malot cũng không để Remi chống chọi một mình với “cơn bão” cuộc đời mà còn để cho những người bạn cùng tình cảm của họ dành cho Remi giúp cho cậu vươn lên đối diện và đương đầu với nó. Đây có thể xem là giá trị nhân văn của câu chuyện.
Khép lại những trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tôi nhận ra nhiều điều. Tôi cảm thấy mình thua cậu bé “nửa giáp” này nhiều lắm. Thua cả về nghị lực lẫn ý chí, về cả sự dũng cảm lẫn sự kiên trì. Sau khi đọc cuốn tiểu thuyết này, tôi muốn mình được như Remi- một cậu bé với nghị lực phi thường. Tôi vẫn đang cố gắng để trở thành một con người như Remi- một con người có thể nhỏ về tuổi tác nhưng không bao giờ được nhỏ về ý chí!
Nếu có điều kiện, xin hãy mua cuốn sách này về. Có thể cuốn sách này sẽ là kho báu mà các bạn phải trân trọng suốt đời.