Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Bà Rịa - Vũng Tàu dần trở thành tâm điểm mới cực hút khách của thị trường địa ốc phía Nam khi là “trái tim” du lịch biển miền Đông Nam Bộ, kết hợp với hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, liên kết vùng thuận tiện.
Hạ tầng giao thông khu công nghiệp
Điểm danh những dự án hạ tầng đưa Bà Rịa - Vũng Tàu “cất cánh”
Hạ tầng giao thông là một trong những lĩnh vực được Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm và phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua. Tỉnh liên tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nội tỉnh kết hợp phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Những tuyến đường có quy mô hàng nghìn tỷ đồng, liên kết thuận lợi với các tỉnh, thành trong khu vực đã tạo sức bật mạnh mẽ cho Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ĐT 994... là các dự án trọng điểm được Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công đồng loạt trong tháng 6/2023. Khi hoàn thành, tuyến giao thông huyết mạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt về hạ tầng, giúp khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các dự án giao thông kết nối có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải. Khi các dự án được đưa vào khai thác, Cái Mép - Thị Vải sẽ nâng tầm vai trò là cửa ngõ trung chuyển quốc tế mà còn góp phần cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.
Cao tốc Long Phước
Cũng vì thế, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Phước An là hai tuyến đường huyết mạch mà người dân, chính quyền và các doanh nghiệp cảng biển rất mong chờ.
Dự án cầu Phước An dài hơn 3.500m, là điểm cuối của đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, bắc qua sông Thị Vải để sang địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), từ đó nối vào cao tốc Bến Lức – Long Thành và liên kết với các tỉnh miền Đông Nam Bộ khác.
Cầu Phước An sau khi hoàn thành sẽ kết nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Sự kết nối thuận tiện này tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển hàng hóa trong khu vực thuận lợi, nhanh chóng, ít tốn kém hơn trước rất nhiều.
Trong 2-3 năm tới, các dự án trên sẽ góp phần làm thay đổi tích cực bộ mặt giao thông của cả khu vực phía Nam.
Ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhận định: “Tuyến ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang còn quỹ đất rất lớn để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, đây là động lực để tỉnh phát triển. Nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế sẽ về khu vực này khi tỉnh hình thành được tuyến đường 994. Hiện các nhà đầu tư đang rục rịch tìm hiểu khu vực này”.
Hướng về mục tiêu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, đến 2030 Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Thành phố Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, các trục ven biển từ Phú Mỹ đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc thành trung tâm du lịch quốc gia.
Cảng Cái Mép
Nếu như 50 năm trước, toàn bộ hoạt động kinh tế của miền Đông Nam bộ xoay quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn của TP.HCM, thì hiện tại, hai tâm điểm mới được xác định là sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Khi 2 công trình trọng điểm này được hình thành, toàn bộ giao thông trong vùng sẽ hướng về khu vực này, tạo nên sự thúc đẩy kinh tế - xã hội lớn cho Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
Trong Kế hoạch hành động số 58/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, vùng, khu vực và thế giới.
Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và các tuyến giao thông kết nối với cao tốc, đường vành đai 4, nâng cấp sân bay Côn Đảo; đầu tư kết cấu hạ tầng bến thủy nội địa và cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thủy nội địa; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; hoàn thiện hệ thống đường ven biển; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với Cảng biển Cái Mép - Thị Vải.
Xác định "giao thông phải đi trước", lãnh đạo Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chú trọng đầu tư đúng mức, đúng tầm cho giao thông đã khơi dậy những tiềm năng to lớn của địa phương.
Cho đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn được xếp vào nhóm các tỉnh, thành có hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ và nhiều con đường đẹp nhất Việt Nam.
Với những nỗ lực, sáng tạo, đi đầu trong trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, có thể nói đây chính là yếu tố tiềm năng đặc biệt đưa Bà Rịa - Vũng Tàu “cất cánh”.
Hạ tầng giao thông khu công nghiệp
Điểm danh những dự án hạ tầng đưa Bà Rịa - Vũng Tàu “cất cánh”
Hạ tầng giao thông là một trong những lĩnh vực được Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm và phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua. Tỉnh liên tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nội tỉnh kết hợp phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Những tuyến đường có quy mô hàng nghìn tỷ đồng, liên kết thuận lợi với các tỉnh, thành trong khu vực đã tạo sức bật mạnh mẽ cho Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ĐT 994... là các dự án trọng điểm được Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công đồng loạt trong tháng 6/2023. Khi hoàn thành, tuyến giao thông huyết mạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt về hạ tầng, giúp khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các dự án giao thông kết nối có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải. Khi các dự án được đưa vào khai thác, Cái Mép - Thị Vải sẽ nâng tầm vai trò là cửa ngõ trung chuyển quốc tế mà còn góp phần cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.
Cao tốc Long Phước
Cũng vì thế, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Phước An là hai tuyến đường huyết mạch mà người dân, chính quyền và các doanh nghiệp cảng biển rất mong chờ.
Dự án cầu Phước An dài hơn 3.500m, là điểm cuối của đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, bắc qua sông Thị Vải để sang địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), từ đó nối vào cao tốc Bến Lức – Long Thành và liên kết với các tỉnh miền Đông Nam Bộ khác.
Cầu Phước An sau khi hoàn thành sẽ kết nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Sự kết nối thuận tiện này tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển hàng hóa trong khu vực thuận lợi, nhanh chóng, ít tốn kém hơn trước rất nhiều.
Trong 2-3 năm tới, các dự án trên sẽ góp phần làm thay đổi tích cực bộ mặt giao thông của cả khu vực phía Nam.
Ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhận định: “Tuyến ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang còn quỹ đất rất lớn để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, đây là động lực để tỉnh phát triển. Nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế sẽ về khu vực này khi tỉnh hình thành được tuyến đường 994. Hiện các nhà đầu tư đang rục rịch tìm hiểu khu vực này”.
Hướng về mục tiêu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, đến 2030 Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Thành phố Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, các trục ven biển từ Phú Mỹ đến Bình Châu, huyện Xuyên Mộc thành trung tâm du lịch quốc gia.
Cảng Cái Mép
Nếu như 50 năm trước, toàn bộ hoạt động kinh tế của miền Đông Nam bộ xoay quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn của TP.HCM, thì hiện tại, hai tâm điểm mới được xác định là sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Khi 2 công trình trọng điểm này được hình thành, toàn bộ giao thông trong vùng sẽ hướng về khu vực này, tạo nên sự thúc đẩy kinh tế - xã hội lớn cho Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
Trong Kế hoạch hành động số 58/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, vùng, khu vực và thế giới.
Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và các tuyến giao thông kết nối với cao tốc, đường vành đai 4, nâng cấp sân bay Côn Đảo; đầu tư kết cấu hạ tầng bến thủy nội địa và cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thủy nội địa; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; hoàn thiện hệ thống đường ven biển; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với Cảng biển Cái Mép - Thị Vải.
Xác định "giao thông phải đi trước", lãnh đạo Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chú trọng đầu tư đúng mức, đúng tầm cho giao thông đã khơi dậy những tiềm năng to lớn của địa phương.
Cho đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn được xếp vào nhóm các tỉnh, thành có hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ và nhiều con đường đẹp nhất Việt Nam.
Với những nỗ lực, sáng tạo, đi đầu trong trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, có thể nói đây chính là yếu tố tiềm năng đặc biệt đưa Bà Rịa - Vũng Tàu “cất cánh”.