tran hương
Well-known member
Đặt chân đến Kiến An Cung tại Đồng Tháp, bất cứ ai cũng dễ dàng bị choáng ngợp bởi không gian đậm chất lịch sử, như đưa con người quay ngược thời gian, trở lại những năm tháng quá khứ xa xưa. Nơi đây không đơn thuần là một điểm tham quan, mà là một hành trình khám phá vẻ đẹp uy nghiêm, huyền bí và không kém phần ly kỳ ẩn sau từng chi tiết thiết kế.
Hãy đồng hành cùng Traveloka và khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tín ngưỡng độc đáo, quý giá này.
Kiến An Cung sừng sững, uy nghiêm giữa đất trời Đồng Tháp. @thamhiemmekong.com
Lịch sử Chùa Kiến An Cung
Kiến An Cung hay còn được gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc tại phường 2, trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa được xây dựng từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) đến sinh sống tại Việt Nam.
Cụ thể là vào đầu thế kỷ XX, với sự phát triển về kinh tế, vùng đất này thu hút rất nhiều người Hoa đến sinh sống, làm ăn. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa, một thương gia tên là Huỳnh Thuận đã đứng ra vận động, quyên góp thành lập chùa. Nơi đây được người dân gọi là chùa ông Quách vì thờ Quách Vương Thần Công, một công thần thời nhà Tấn nổi tiếng chính trực, hiếu thảo. Chùa được xây dựng không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn là nơi hội họp, bàn bạc việc giao thương, trao đổi thông tin.
Nét đặc sắc của chùa được thể hiện qua kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hoá Trung Quốc. Trong suốt 3 năm trời xây dựng, những người thợ từ Phúc Kiến đã cùng thợ xây ở Sa Đéc tỉ mỉ tạo dựng từng đường nét, hoa văn, tiểu tượng,... biến công trình này thành một đền chùa uy nghiêm, đồ sộ bậc nhất.
Năm 1990, Kiến An Cung được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với những giá trị to lớn về mặt văn hoá và tâm linh, mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt viếng thăm của du khách thập phương.
Hình ảnh chùa Ông Quách trong thế kỷ XX. @thamhiemmekong.com
Vẻ đẹp kiến trúc Kiến An Cung Sa Đéc
Bên cạnh những giá trị về tâm linh thì điều khiến Kiến An Cung thu hút trong mắt du khách chính là những giá trị về văn hoá kiến trúc - lịch sử. Tổng thể chùa toát lên một nét đẹp cổ kính, trang nghiêm, còn các khu vực bên trong - bên ngoài chùa lại sở hữu những điểm độc đáo, thú hút riêng.
Vẻ đẹp khu vực bên ngoài
Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn và được xây dựng theo hình chữ “Công", bao gồm 3 gian: gian giữa là điện thờ chính (Kiến An Cung), gian bên trái là nơi tụ họp, gian bên phải là trường giáo dục con cái. Bao bọc xung quanh chùa là một hàng rào bằng xi măng nhưng được tạo hình khéo léo như những cọc tre xanh.
Sân chùa cũng được tráng xi măng vô cùng sạch sẽ với diện tích rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời, hai bên vách tường chùa có rất nhiều bức tranh thuỷ mặc đa dạng nội dung như khuyến thiện trừ tà, truyện Phong Thần, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký,... với nét vẽ uyển chuyển, sắc bén, mang nhiều ý vị, thâm trầm.
Kiến an cung đầy cổ kính. @baotang.dongthap
Với kỹ thuật kiến trúc điêu luyện, các thợ xây Trung Hoa đã dựng nên một ngôi chùa không có kèo, chỉ có các đòn tay ráp mộng lại với nhau, chịu lực trên những cột gỗ tròn. Mái ngói chùa được làm rất công phu, gồm 3 lớp: trên cùng là ngói, giữa là gạch, cuối cùng là ngói. Tạo hình mái ngói theo kiểu “ngũ hành", lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao. Mỗi đầu ngọn sóng sẽ có một cung điện, tổng sẽ có 6 cung điện.
Trước cửa ra vào có 4 chậu hoa được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Ở giữa có một tấm hoành phi lớn, đề chữ “Kiến An Cung". Trên mỗi cửa ra vào đều có 6 con lân gỗ thếp vàng. Mỗi mặt của cửa sẽ được trang trí bằng những hình vẽ cảnh sinh hoạt của vua quan thời xưa. Trên cửa chính được trang trí bằng những bức tranh thuỷ mặc uyển chuyển, sắc nét. Còn cửa hai bên sẽ được chạm khắc chim thú, hoa sen.
Trước cửa chánh điện có 2 con kỳ lân được điêu khắc bằng đá xanh, miệng ngậm trái châu, vô cùng tinh xảo. Hai bên trái - phải là hình vẽ hai vị thần Thiện - Ác uy nghiêm, như đang canh giữ cho ngôi chùa.
Nét đẹp kiến trúc khu vực bên ngoài chùa. @thamhiemmekong.com
Vẻ đẹp khu vực bên trong
Di chuyển vào bên trong, mọi người sẽ thấy một sân thiên tỉnh dùng để đón ánh nắng mặt trời. Hai bên là 12 hàng cột tròn chống đỡ mái chùa. Xung quanh mỗi cột đều có những liễn đối được viết bằng chữ Hán, ốp gỗ, chạm trổ tỉ mỉ. Trước gian chính điện sẽ có hai hàng binh khí cổ hai bên, xung quanh là những bức hoành phi, lọng võng được chạm khắc tinh xảo.
Bên trong chùa Kiến An Cung Đồng Tháp là không gian thờ tự vô cùng linh thiêng, xây dựng và bài trí theo đặc thù của chùa Trung Quốc. Chánh điện dùng để thờ những bậc vĩ nhân như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Công, Quách Thách Vương Công. Bên cạnh đó, có hai vị thần được thờ ở hai gian bên trong, bên trái là Thanh Thuỷ Tổ Sư (thầy thuốc chữa bệnh cho dân), bên phải là Bảo Sanh Đại Đế (bảo vệ sự sống cho vua).
Mé ngoài sẽ thờ bàn Hội đồng, Huyền Thiên Thượng Đế và Quan Thánh Đế Quân. Khu vực bên cạnh là đông lang - tây lang, đây là nơi tiếp du khách khi cúng kiến. Tại chùa, mỗi vị thần sẽ được đặt trong một khánh thờ to, chạm trổ tinh xảo, trang trí đầy màu sắc bắt mắt. Phía trên khu vực khánh thời là một bức hoành phi lớn, đề bốn chữ “Phú Bảo An Đông".
Không gian uy nghiêm bên trong Chánh điện. @thamhiemmekong.com
Thời điểm tốt nhất để tham quan chùa
Thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan Kiến An Cung là từ tháng 12 đến tháng 4. Thời điểm này thuộc mùa khô của khu vực Đồng Tháp, thời tiết mát mẻ, ít mưa, thuận lợi cho hoạt động khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt, đây cũng là mùa lễ hội ở Sa Đéc, nổi bật nhất là lễ hội ở Kiến An Cung - vào ngày 22 tháng 2 âm lịch mỗi năm.
Với những bạn mong muốn đến đây để cầu an, cúng bái thì nên đi vào các dịp lễ Tết cùng 2 ngày 22 tháng 2 (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và 22 tháng 8 Âm Lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương). Đây là những ngày lễ đặc biệt quan trọng ở nơi đây, một nét đẹp văn hoá phi vật thể được bảo tồn và phát huy qua bao đời nay, thu hút nhiều phật tử, du khách thập phương.
Không gian linh thiêng, trang nghiêm thu hút khách du lịch. @traveloka.com
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Kiến An Cung Đồng Tháp
Nằm gần trung tâm thành phố Sa Đéc, Kiến An Cung sở hữu vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, lịch trình, điều kiện của bản thân, mọi người có thể lựa chọn cho mình một phương tiện di chuyển phù hợp. Để đến được đây sẽ có những cách thức cơ bản sau: đi máy bay, đi xe khách và tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Với những bạn ở xa, khu vực miền Bắc hay miền Trung, muốn tiết kiệm thời gian di chuyển có thể đi bằng máy bay. Hiện Đồng Tháp chưa có sân bay, nên mọi người có thể lựa chọn bay đến sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Cần Thơ, rồi di chuyển đến Sa Đéc. Với Traveloka, các bạn có thể dễ dàng săn được vé máy bay với mức giá siêu ưu đãi giúp tiết kiệm được chi phí cho chuyến đi. Tham khảo các vé máy bay đi Cần Thơ cùng như tuyến đường bay và mức giá ngay tại nhà cùng ứng dụng Traveloka.
Vé máy bay Đà Nẵng Cần Thơ chỉ từ 677.599 VND/chuyến.
Vé máy bay Hà Nội Cần Thơ chỉ từ 1.487.599 VND/chuyến.
Sau khi đến được sân bay Cần Thơ, mọi người có thể di chuyển bằng dịch vụ xe đưa đón sân bay, taxi, hoặc chọn dịch vụ thuê xe ô tô tự lái, xe máy di chuyển đến chùa.
Còn với những bạn ở khu vực lân cận, mong muốn tiết kiệm chi phí thì xe khách, phương tiện cá nhân là phù hợp nhất. Với hai loại phương tiện này, mọi người có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp xuyên suốt hành trình.
Săn vé máy bay dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ Traveloka. @baochinhphu
Giới thiệu các khách sạn, nhà nghỉ gần chùa
Một điều tuyệt đối không được quên cho bất cứ chuyến hành trình nào, trong đó có cả tham quan Kiến An Cung, chính là việc phải đặt trước nhà nghỉ, khách sạn. Nếu di chuyển vào mùa cao điểm du lịch mà không tìm trước chỗ nghỉ ngơi, mọi người sẽ dễ rơi vào những tình huống khó khăn.
Sau đây sẽ là một vài khách sạn giá rẻ ở Sa Đéc được đánh giá cao trên ứng dụng Traveloka, các bạn có thể xem tham khảo:
Khách sạn Bông Hồng
Địa chỉ: 251A Nguyễn Sinh Sắc, Khóm 2, Phường 2, Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Giá phòng một đêm chỉ từ 551.250 VND
Van Kim Long Hotel
Địa chỉ: 26 ĐT848, ấp Phú Long, xã Tân Phú ĐÔng, Xã Tân Phú Đông, Sa Đéc
Giá phòng một đêm chỉ từ 573.750 VND
Khách sạn Hương Sen
Địa chỉ: 109 Trần Thị Nhượng, Phường 1, Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Giá phòng một đêm chỉ từ 201.250 VND
Những địa điểm du lịch nổi tiếng lân cận
Ngoài Kiến An Cung, xung quanh thành phố Sa Đéc còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến chính là Vườn Quốc gia Tràm Chim và Làng hoa Sa Đéc. Nếu đã đến Đồng Tháp, bên cạnh việc viếng chùa, hãy dành chút ít thời gian ghé thăm hai địa danh này.
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Đây là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Vườn Quốc gia Tràm Chim sở hữu vẻ đẹp tự nhiên tràn đầy sức sống, thơ mộng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, có những loài có nguy cơ tuyệt chủng như sếu đầu đỏ,...
Vẻ đẹp tự nhiên tràn đầy sức sống, mê hoặc lòng người. @baoquangninh.vn
Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc là một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi vô cùng nổi tiếng tại Đồng Tháp. Nơi đây được xem là “thủ phủ" của các loài hoa, với những cánh đồng hoa hồng, hoa lan, hoa cúc bạt ngàn, muôn màu muôn vẻ, tỏa sắc tỏa hương thơm ngát mỗi ngày.
Hãy đồng hành cùng Traveloka và khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tín ngưỡng độc đáo, quý giá này.
Kiến An Cung sừng sững, uy nghiêm giữa đất trời Đồng Tháp. @thamhiemmekong.com
Lịch sử Chùa Kiến An Cung
Kiến An Cung hay còn được gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc tại phường 2, trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa được xây dựng từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) đến sinh sống tại Việt Nam.
Cụ thể là vào đầu thế kỷ XX, với sự phát triển về kinh tế, vùng đất này thu hút rất nhiều người Hoa đến sinh sống, làm ăn. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa, một thương gia tên là Huỳnh Thuận đã đứng ra vận động, quyên góp thành lập chùa. Nơi đây được người dân gọi là chùa ông Quách vì thờ Quách Vương Thần Công, một công thần thời nhà Tấn nổi tiếng chính trực, hiếu thảo. Chùa được xây dựng không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn là nơi hội họp, bàn bạc việc giao thương, trao đổi thông tin.
Nét đặc sắc của chùa được thể hiện qua kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hoá Trung Quốc. Trong suốt 3 năm trời xây dựng, những người thợ từ Phúc Kiến đã cùng thợ xây ở Sa Đéc tỉ mỉ tạo dựng từng đường nét, hoa văn, tiểu tượng,... biến công trình này thành một đền chùa uy nghiêm, đồ sộ bậc nhất.
Năm 1990, Kiến An Cung được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với những giá trị to lớn về mặt văn hoá và tâm linh, mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt viếng thăm của du khách thập phương.
Hình ảnh chùa Ông Quách trong thế kỷ XX. @thamhiemmekong.com
Vẻ đẹp kiến trúc Kiến An Cung Sa Đéc
Bên cạnh những giá trị về tâm linh thì điều khiến Kiến An Cung thu hút trong mắt du khách chính là những giá trị về văn hoá kiến trúc - lịch sử. Tổng thể chùa toát lên một nét đẹp cổ kính, trang nghiêm, còn các khu vực bên trong - bên ngoài chùa lại sở hữu những điểm độc đáo, thú hút riêng.
Vẻ đẹp khu vực bên ngoài
Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn và được xây dựng theo hình chữ “Công", bao gồm 3 gian: gian giữa là điện thờ chính (Kiến An Cung), gian bên trái là nơi tụ họp, gian bên phải là trường giáo dục con cái. Bao bọc xung quanh chùa là một hàng rào bằng xi măng nhưng được tạo hình khéo léo như những cọc tre xanh.
Sân chùa cũng được tráng xi măng vô cùng sạch sẽ với diện tích rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời, hai bên vách tường chùa có rất nhiều bức tranh thuỷ mặc đa dạng nội dung như khuyến thiện trừ tà, truyện Phong Thần, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký,... với nét vẽ uyển chuyển, sắc bén, mang nhiều ý vị, thâm trầm.
Kiến an cung đầy cổ kính. @baotang.dongthap
Với kỹ thuật kiến trúc điêu luyện, các thợ xây Trung Hoa đã dựng nên một ngôi chùa không có kèo, chỉ có các đòn tay ráp mộng lại với nhau, chịu lực trên những cột gỗ tròn. Mái ngói chùa được làm rất công phu, gồm 3 lớp: trên cùng là ngói, giữa là gạch, cuối cùng là ngói. Tạo hình mái ngói theo kiểu “ngũ hành", lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao. Mỗi đầu ngọn sóng sẽ có một cung điện, tổng sẽ có 6 cung điện.
Trước cửa ra vào có 4 chậu hoa được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Ở giữa có một tấm hoành phi lớn, đề chữ “Kiến An Cung". Trên mỗi cửa ra vào đều có 6 con lân gỗ thếp vàng. Mỗi mặt của cửa sẽ được trang trí bằng những hình vẽ cảnh sinh hoạt của vua quan thời xưa. Trên cửa chính được trang trí bằng những bức tranh thuỷ mặc uyển chuyển, sắc nét. Còn cửa hai bên sẽ được chạm khắc chim thú, hoa sen.
Trước cửa chánh điện có 2 con kỳ lân được điêu khắc bằng đá xanh, miệng ngậm trái châu, vô cùng tinh xảo. Hai bên trái - phải là hình vẽ hai vị thần Thiện - Ác uy nghiêm, như đang canh giữ cho ngôi chùa.
Nét đẹp kiến trúc khu vực bên ngoài chùa. @thamhiemmekong.com
Vẻ đẹp khu vực bên trong
Di chuyển vào bên trong, mọi người sẽ thấy một sân thiên tỉnh dùng để đón ánh nắng mặt trời. Hai bên là 12 hàng cột tròn chống đỡ mái chùa. Xung quanh mỗi cột đều có những liễn đối được viết bằng chữ Hán, ốp gỗ, chạm trổ tỉ mỉ. Trước gian chính điện sẽ có hai hàng binh khí cổ hai bên, xung quanh là những bức hoành phi, lọng võng được chạm khắc tinh xảo.
Bên trong chùa Kiến An Cung Đồng Tháp là không gian thờ tự vô cùng linh thiêng, xây dựng và bài trí theo đặc thù của chùa Trung Quốc. Chánh điện dùng để thờ những bậc vĩ nhân như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Công, Quách Thách Vương Công. Bên cạnh đó, có hai vị thần được thờ ở hai gian bên trong, bên trái là Thanh Thuỷ Tổ Sư (thầy thuốc chữa bệnh cho dân), bên phải là Bảo Sanh Đại Đế (bảo vệ sự sống cho vua).
Mé ngoài sẽ thờ bàn Hội đồng, Huyền Thiên Thượng Đế và Quan Thánh Đế Quân. Khu vực bên cạnh là đông lang - tây lang, đây là nơi tiếp du khách khi cúng kiến. Tại chùa, mỗi vị thần sẽ được đặt trong một khánh thờ to, chạm trổ tinh xảo, trang trí đầy màu sắc bắt mắt. Phía trên khu vực khánh thời là một bức hoành phi lớn, đề bốn chữ “Phú Bảo An Đông".
Không gian uy nghiêm bên trong Chánh điện. @thamhiemmekong.com
Thời điểm tốt nhất để tham quan chùa
Thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan Kiến An Cung là từ tháng 12 đến tháng 4. Thời điểm này thuộc mùa khô của khu vực Đồng Tháp, thời tiết mát mẻ, ít mưa, thuận lợi cho hoạt động khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt, đây cũng là mùa lễ hội ở Sa Đéc, nổi bật nhất là lễ hội ở Kiến An Cung - vào ngày 22 tháng 2 âm lịch mỗi năm.
Với những bạn mong muốn đến đây để cầu an, cúng bái thì nên đi vào các dịp lễ Tết cùng 2 ngày 22 tháng 2 (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và 22 tháng 8 Âm Lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương). Đây là những ngày lễ đặc biệt quan trọng ở nơi đây, một nét đẹp văn hoá phi vật thể được bảo tồn và phát huy qua bao đời nay, thu hút nhiều phật tử, du khách thập phương.
Không gian linh thiêng, trang nghiêm thu hút khách du lịch. @traveloka.com
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Kiến An Cung Đồng Tháp
Nằm gần trung tâm thành phố Sa Đéc, Kiến An Cung sở hữu vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, lịch trình, điều kiện của bản thân, mọi người có thể lựa chọn cho mình một phương tiện di chuyển phù hợp. Để đến được đây sẽ có những cách thức cơ bản sau: đi máy bay, đi xe khách và tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Với những bạn ở xa, khu vực miền Bắc hay miền Trung, muốn tiết kiệm thời gian di chuyển có thể đi bằng máy bay. Hiện Đồng Tháp chưa có sân bay, nên mọi người có thể lựa chọn bay đến sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Cần Thơ, rồi di chuyển đến Sa Đéc. Với Traveloka, các bạn có thể dễ dàng săn được vé máy bay với mức giá siêu ưu đãi giúp tiết kiệm được chi phí cho chuyến đi. Tham khảo các vé máy bay đi Cần Thơ cùng như tuyến đường bay và mức giá ngay tại nhà cùng ứng dụng Traveloka.
Vé máy bay Đà Nẵng Cần Thơ chỉ từ 677.599 VND/chuyến.
Vé máy bay Hà Nội Cần Thơ chỉ từ 1.487.599 VND/chuyến.
Sau khi đến được sân bay Cần Thơ, mọi người có thể di chuyển bằng dịch vụ xe đưa đón sân bay, taxi, hoặc chọn dịch vụ thuê xe ô tô tự lái, xe máy di chuyển đến chùa.
Còn với những bạn ở khu vực lân cận, mong muốn tiết kiệm chi phí thì xe khách, phương tiện cá nhân là phù hợp nhất. Với hai loại phương tiện này, mọi người có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp xuyên suốt hành trình.
Săn vé máy bay dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ Traveloka. @baochinhphu
Giới thiệu các khách sạn, nhà nghỉ gần chùa
Một điều tuyệt đối không được quên cho bất cứ chuyến hành trình nào, trong đó có cả tham quan Kiến An Cung, chính là việc phải đặt trước nhà nghỉ, khách sạn. Nếu di chuyển vào mùa cao điểm du lịch mà không tìm trước chỗ nghỉ ngơi, mọi người sẽ dễ rơi vào những tình huống khó khăn.
Sau đây sẽ là một vài khách sạn giá rẻ ở Sa Đéc được đánh giá cao trên ứng dụng Traveloka, các bạn có thể xem tham khảo:
Khách sạn Bông Hồng
Địa chỉ: 251A Nguyễn Sinh Sắc, Khóm 2, Phường 2, Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Giá phòng một đêm chỉ từ 551.250 VND
Van Kim Long Hotel
Địa chỉ: 26 ĐT848, ấp Phú Long, xã Tân Phú ĐÔng, Xã Tân Phú Đông, Sa Đéc
Giá phòng một đêm chỉ từ 573.750 VND
Khách sạn Hương Sen
Địa chỉ: 109 Trần Thị Nhượng, Phường 1, Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Giá phòng một đêm chỉ từ 201.250 VND
Những địa điểm du lịch nổi tiếng lân cận
Ngoài Kiến An Cung, xung quanh thành phố Sa Đéc còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến chính là Vườn Quốc gia Tràm Chim và Làng hoa Sa Đéc. Nếu đã đến Đồng Tháp, bên cạnh việc viếng chùa, hãy dành chút ít thời gian ghé thăm hai địa danh này.
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Đây là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Vườn Quốc gia Tràm Chim sở hữu vẻ đẹp tự nhiên tràn đầy sức sống, thơ mộng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, có những loài có nguy cơ tuyệt chủng như sếu đầu đỏ,...
Vẻ đẹp tự nhiên tràn đầy sức sống, mê hoặc lòng người. @baoquangninh.vn
Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc là một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi vô cùng nổi tiếng tại Đồng Tháp. Nơi đây được xem là “thủ phủ" của các loài hoa, với những cánh đồng hoa hồng, hoa lan, hoa cúc bạt ngàn, muôn màu muôn vẻ, tỏa sắc tỏa hương thơm ngát mỗi ngày.