Quang Minh
Well-known member
Những nơi xuất hiện băng tuyết nhiệt độ thường xuống thấp nên du khách cần chuẩn bị kỹ càng về trang phục để tránh cảm lạnh.
Miền Bắc đang ở giai đoạn có nhiệt độ xuống thấp nhất kể từ đầu mùa, nhiều nơi xuất hiện băng giá như đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bình Liêu (Quảng Ninh). Đến những nơi này du lịch, ngắm băng, du khách nên lưu ý những điều sau, dựa trên kinh nghiệm của anh Vũ Minh Quân, nhiếp ảnh gia, từng nhiều lần săn tuyết thành công, và anh Lekima Hung, chuyên tổ chức các chương trình phototour đến những điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Băng giá ở Mẫu Sơn ngày 23/1. Ảnh: TTXVN
Kinh nghiệm săn băng và tuyết
Thông thường, khi nhiệt độ xuống thấp ở miền Bắc, băng giá sẽ xuất hiện, nhưng không phải lúc nào cũng có tuyết. Tuyết từ các đám mây trên cao rơi xuống, còn băng giá hình thành ngay ở mặt đất, do hơi nước đóng băng mà thành.
Không phải cứ thật lạnh là sẽ có tuyết. Anh Vũ Minh Quân cho hay "trời mưa lâm thâm dễ có tuyết nhất, còn trời khô quá khó có tuyết dù rất lạnh".
"Nếu đợt lạnh như hiện nay kèm mưa, nhiệt độ Hà Nội xuống 6-7 độ thì khu vực miền núi phía Bắc hoàn toàn có thể có tuyết khi nhiệt độ quanh mức 0 độ", anh Quân nói.
Ở Việt Nam tuyết thường chỉ rơi trong thời gian rất ngắn, có khi chỉ vài tiếng trong ngày, một ngày như các đợt tuyết dày năm 2013, 2016 và 2021. Anh Quân cũng cho biết thêm săn tuyết nhiều khi cần phải "may mắn".
"Chắn chắn nhất là thấy được thông báo có tuyết rồi thì mới đến nơi" hoặc nếu không phải lưu lại vài ngày tại các điểm có thể có tuyết trong suốt đợt lạnh.
Khách du lịch ngắm băng ở Mẫu Sơn. Ảnh: TTXVN
Về trang phục khi trời lạnh và có băng tuyết
- Trang phục đủ ấm, những thứ không thể thiếu là mũ, tất và khăn quàng cổ. Quần áo gồm nhiều lớp: lớp chống ẩm, lớp giữ nhiệt, lớp cách nhiệt và lớp cản gió (chống mưa). Nên mặc quần bó sát bên trong sẽ giúp giữ nhiệt tốt hơn.
Tùy thuộc thời tiết và thời gian hoạt động ở ngoài trời có thể lựa chọn trang phục phù hợp trong bốn lớp quần áo này.
- Nếu vận động nhiều, như leo núi, không cần mặc lớp áo giữ nhiệt, nhưng vẫn phải giữ ấm tai và tay.
- Giầy có lớp lót dày để giữ ấm chân, đế giày có gai (hoa văn) giúp chống trơn trượt trong điều kiện địa hình dễ trơn trượt. Nếu là điểm đến có tuyết cần đi giầy chuyên dụng.
- Nên có miếng dán giữ nhiệt đề phòng, để dán lưng hoặc gan bàn chân, có thể dùng trong lúc ngủ hoặc trong ngày, thời gian hiệu quả khoảng 8 tiếng.
- Nên mang theo bình giữ nhiệt có nước nóng pha thêm trà gừng, một loại đồ uống có tác dụng tốt để làm ấm cơ thể.
- Cần mang theo các loại thuốc, ngoài thuốc tiêu hóa thì cần thuốc cảm và ho. Một chai dầu gió cũng sẽ rất có ích trong nhiều trường hợp.
Miền Bắc đang ở giai đoạn có nhiệt độ xuống thấp nhất kể từ đầu mùa, nhiều nơi xuất hiện băng giá như đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bình Liêu (Quảng Ninh). Đến những nơi này du lịch, ngắm băng, du khách nên lưu ý những điều sau, dựa trên kinh nghiệm của anh Vũ Minh Quân, nhiếp ảnh gia, từng nhiều lần săn tuyết thành công, và anh Lekima Hung, chuyên tổ chức các chương trình phototour đến những điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Băng giá ở Mẫu Sơn ngày 23/1. Ảnh: TTXVN
Kinh nghiệm săn băng và tuyết
Thông thường, khi nhiệt độ xuống thấp ở miền Bắc, băng giá sẽ xuất hiện, nhưng không phải lúc nào cũng có tuyết. Tuyết từ các đám mây trên cao rơi xuống, còn băng giá hình thành ngay ở mặt đất, do hơi nước đóng băng mà thành.
Không phải cứ thật lạnh là sẽ có tuyết. Anh Vũ Minh Quân cho hay "trời mưa lâm thâm dễ có tuyết nhất, còn trời khô quá khó có tuyết dù rất lạnh".
"Nếu đợt lạnh như hiện nay kèm mưa, nhiệt độ Hà Nội xuống 6-7 độ thì khu vực miền núi phía Bắc hoàn toàn có thể có tuyết khi nhiệt độ quanh mức 0 độ", anh Quân nói.
Ở Việt Nam tuyết thường chỉ rơi trong thời gian rất ngắn, có khi chỉ vài tiếng trong ngày, một ngày như các đợt tuyết dày năm 2013, 2016 và 2021. Anh Quân cũng cho biết thêm săn tuyết nhiều khi cần phải "may mắn".
"Chắn chắn nhất là thấy được thông báo có tuyết rồi thì mới đến nơi" hoặc nếu không phải lưu lại vài ngày tại các điểm có thể có tuyết trong suốt đợt lạnh.
Khách du lịch ngắm băng ở Mẫu Sơn. Ảnh: TTXVN
Về trang phục khi trời lạnh và có băng tuyết
- Trang phục đủ ấm, những thứ không thể thiếu là mũ, tất và khăn quàng cổ. Quần áo gồm nhiều lớp: lớp chống ẩm, lớp giữ nhiệt, lớp cách nhiệt và lớp cản gió (chống mưa). Nên mặc quần bó sát bên trong sẽ giúp giữ nhiệt tốt hơn.
Tùy thuộc thời tiết và thời gian hoạt động ở ngoài trời có thể lựa chọn trang phục phù hợp trong bốn lớp quần áo này.
- Nếu vận động nhiều, như leo núi, không cần mặc lớp áo giữ nhiệt, nhưng vẫn phải giữ ấm tai và tay.
- Giầy có lớp lót dày để giữ ấm chân, đế giày có gai (hoa văn) giúp chống trơn trượt trong điều kiện địa hình dễ trơn trượt. Nếu là điểm đến có tuyết cần đi giầy chuyên dụng.
- Nên có miếng dán giữ nhiệt đề phòng, để dán lưng hoặc gan bàn chân, có thể dùng trong lúc ngủ hoặc trong ngày, thời gian hiệu quả khoảng 8 tiếng.
- Nên mang theo bình giữ nhiệt có nước nóng pha thêm trà gừng, một loại đồ uống có tác dụng tốt để làm ấm cơ thể.
- Cần mang theo các loại thuốc, ngoài thuốc tiêu hóa thì cần thuốc cảm và ho. Một chai dầu gió cũng sẽ rất có ích trong nhiều trường hợp.