Một bộ phận chủ quán đã ngay lập tức đưa món trà mãng cầu, măng cụt vào menu để thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu. Nhiều kiosk, xe đẩy bán đồ uống cũng “hốt bạc” với khi bán được vài trăm cốc trà mỗi ngày.
Ngược lại, một bộ phận chủ quán quyết định không “đu trend” vì cho rằng đây chỉ là “trend” nhất thời và “chỉ được vài bữa”. Việc kinh doanh trà mãng cầu, măng cụt sở hữu nhiều rủi ro:
Nói về nguồn gốc của “trend” trà mãng cầu, mọi người đến quán chủ yếu là để ủng hộ TikToker Vy Anh vì cô chủ duyên dáng. Việc này vô tình tạo ra “hiệu ứng đám đông” khiến nhiều người tò mò về trà mãng cầu và muốn “uống thử cho biết”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hương vị trà mãng cầu, măng cụt chua ngọt, thanh mát khá ngon nhưng không đặc sắc đến mức “gây nghiện” để họ uống thường xuyên.
Nguồn cung và chi phí nguyên vật liệu cũng là một “rào cản” khiến nhiều chủ quán e dè “bắt trend”. Được biết, mãng cầu mới vào đầu vụ nên quả chín rất ít, số lượng chưa có nhiều, trong khi nhu cầu tăng cao nên tình trạng cháy hàng xảy ra thường xuyên.
Theo khảo sát, hiện mãng cầu ở Hà Nội được bán với giá 35.000 - 65.000 đồng/kg - tăng gấp đôi so với năm ngoái. Theo chị Tính, một người đang kinh doanh trà mãng cầu, mãng cầu đang khá hiếm nên tìm được lô ngon cũng khó. Có lô chị mua toàn quả xanh, về phải ủ 1-2 ngày mới bán được cho khách.
Tính chất của “trend” trong ngành F&B là chỉ có thể “hot” trong một thời gian ngắn, nói cách khác là “sớm nở chóng tàn”. Hãy nhìn lại trend trà chanh con cá, sữa chua trân châu, nước mía trân châu,... trước đây là hiểu.
Thời điểm để “đu trend” cũng rất quan trọng. Chủ quán nào thức thời, biết nắm bắt cơ hội bán trà mãng cầu, măng cụt từ sớm thì có khả năng “hốt bạc” được kha khá. Tuy nhiên, “nhảy” vào “trend” ở thời điểm hiện tại - khi mà trà mãng cầu, măng cụt đã bắt đầu có dấu hiệu giảm độ “hot” thì chuyện thành công hay không chưa thể nói trước.
Nguồn: Tổng hợp