kinh nghiệm kinh doanh

Liễu Văn Tấn

Well-known member
“Tôi muốn khởi nghiệp, tôi muốn kinh doanh riêng” là câu hỏi của rất nhiều người đang có ý định khởi nghiệp, kinh doanh riêng cho bản thân. Dù không phải ai kinh doanh cũng thành công tuy nhiên, nếu muốn thành công thì kinh doanh là một trong những con đường nhanh nhất. Bạn muốn kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo ngay 17 kinh nghiệm kinh doanh phù hợp với đặc thù của thị trường Việt Nam.

  1. Mục Lục [Ẩn]Chọn đúng lĩnh vực sở trường
Chọn đúng lĩnh vực sở trường


Theo kinh nghiệm khởi nghiệp của phần lớn các tỉ phú trên thế giới đều bắt đầu từ những lĩnh vực là sở trường của bản thân. Khi bạn lựa chọn khởi nghiệp từ lĩnh vực sở trường, khả năng thành công cao hơn so với 1 lĩnh vực mới hoàn toàn.

>>> Thử sức kinh doanh mỹ phẩm bằng cách gia công mỹ phẩm độc quyền

  1. Nghiên cứu thị trường kỹ càng
Nghiên cứu kỹ càng thị trường muốn kinh doanh


Nhiều người đầu tư chi phí xây dựng cho dự án, nhưng lại tiết kiệm những khoản phí thăm dò, khảo sát thị trường. “Muốn đi xa hãy đi từ từ”. Đừng tiếc khoản tiền dành cho chi phí thử nghiệm thăm dò, vì khi bạn thực hiện thật, nếu mất bạn sẽ mất hết. Ngược lại khi bạn thực hiện những cuộc thăm dò thị trường, bạn sẽ hiểu thị trường thực tế cần gì nhất. Việc lựa chọn đúng lĩnh vực sở trường cũng được xem là khoản thăm dò thị trường, bởi với lĩnh vực am hiểu, chúng ta biết được thị trường tiềm năng hay không?.

  1. Chuẩn bị nguồn vốn đủ để tới điểm hòa vốn
Cụt vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mô hình kinh doanh chết yểu. VÌ vậy vốn rất quan trọng, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực vốn mạnh sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian dài và dễ xoay xở khi gặp các vấn đề phát sinh. Vì vậy nếu kế hoạch tài chính của bạn tầm 1 tỉ, thì bạn nên nắm chắc mình có khả năng xoay xở ít nhất là 1,2 tỉ- 1,5 tỉ.

  1. Không nên ôm trọn hết mọi việc
Khi bạn ôm trọn hết mọi việc, bạn có thể tiết kiệm được 1 khoản chi phí thuê nhân sự, tuy nhiên một ngày bạn chỉ có 24h hãy cân nhắc để phân phối công việc hợp lý, tập trung thời gian vào những công việc quan trọng.

  1. Luôn giữ vững niềm tin và động lực
giữ niềm tin động lực vững chắc


Khởi nghiệp là cả một quá trình cam go, sẽ có những lúc gặp khó khăn, chính niềm tin là động lực để bạn vượt qua thời kỳ khủng hoảng đó.

  1. Nên vạch ra bản kế hoạch chi tiết
“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”, một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, khả năng sai sót càng ít. Bạn nên đầu tư những bước đệm trước thật tốt, bản kế hoạch nên có các phương án dự trù rủi ro, kế hoạch tài chính tỉ mỉ, ….

  1. Xác định được điểm mạnh của công ty
Nắm bắt được điểm mạnh của công ty mình


“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” khởi nghiệp kinh doanh bằng một ý tưởng mới quả là không tồi, tuy nhiên nếu bạn kinh doanh những sản phẩm dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, thì bạn phải xác định điểm mạnh của mình ở đâu, tạo ra giá trị khác biệt gì so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: nếu đối thủ làm tốt về giá, thì bạn có thể lựa chọn thế mạnh làm tốt về các dịch vụ kèm theo và chế độ hậu mãi tốt,…

  1. Lựa chọn kết hợp với người khác là ý không tồi
Làm việc nhóm thường mang lại kết quả tốt hơn làm việc một mình, vì mỗi người có một thế mạnh khác nhau. Khi bạn khởi nghiệp, có nhiều việc bạn không thể giỏi hoàn toàn, nhưng nếu kết hợp với một hoặc vài người, sẽ bổ sung cho nhau. Một người lo ngoại giao, một người chuyên về tài chính,…. Và trên hết, khi bạn kết hợp với người khác, bạn đã san sẻ những rủi ro kinh doanh gặp phải.

  1. Kết giao với những người cùng ý chí kinh doanh
Để luôn có động lực và niềm tin trong quá trình khởi nghiệp, hãy luôn xây dựng một môi trường luôn được thúc đẩy ý chí bằng những người có cùng chí hướng. Bạn sẽ vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như giữ lửa đam mê kinh doanh của mình.

  1. Thuê ngoài những lĩnh vực không thuộc chuyên môn
Khi thành lập một công ty non trẻ, có rất nhiều việc phải giải quyết, nhiều người lựa chọn việc tự làm tất cả để giảm chi phí thuê ngoài. Tuy nhiên, kinh nghiệm kinh doanh từ những người kinh doanh thành công, họ thường tập trung vào những mảng cốt lõi, tập trung phát triển các lĩnh vực chuyên môn, và thuê ngoài những lĩnh vực không chuyên. Bạn sẽ giảm được chi phí thử sai, chi phí học hỏi. Ví dụ, bạn không giỏi chạy quảng cáo Facebook, bạn có thể thuê các freelancer hoặc công ty chuyên chạy quảng cáo, họ có kinh nghiệm chạy hơn, hiệu quả cao hơn và chi phí vừa phải.

  1. Lựa chọn kinh doanh online
phải kết hợp kinh doanh online và offline


Với tốc độ phát triển vũ bão của internet thì không một ngành nghề kinh doanh nào mà không tận dụng sức mạnh của internet. Áp dụng mô hình kinh doanh online kết hợp offline là phương pháp kinh doanh hiệu quả và là xu hướng kinh doanh trong những năm tiếp theo, nếu bạn không muốn công ty bạn ở ngoài guồng quay của thị trường.

  1. Sáng tạo những ý tưởng mới
Sáng tạo những ý tưởng mới chính là việc áp dụng những cách thức kinh doanh mới trong mô hình kinh doanh của bạn. Áp dụng những công cụ mới vào hoạt động doanh nghiệp để tăng năng hiệu quả, giảm chi phí.

  1. Kiểm soát ngân sách tài chính thường xuyên
Kinh nghiệm kinh doanh được nhiều tỉ phú đúc rút là kiểm soát tài chính tốt giúp tăng khả năng thành công của mô hình kinh doanh. Nhiều cá nhân bước vào con đường tự kinh doanh khởi nghiệp thường không làm chủ được tài chính, vung tay quá trán, chính vì vậy kiểm soát tài chính tốt giúp bạn nhìn nhận được đúng thực trạng doanh nghiệp của mình.

  1. Kinh doanh hợp pháp
Điều này thì không cần bàn cãi nữa, nếu bạn muốn là người kinh doanh chân chính, lâu dài,tạo ra giá trị đích thực cho xã hội thì không nên lựa chọn những con đường kinh doanh phi pháp.

  1. Tránh bỏ trứng vào một rổ


“Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn tài chính, hãy tìm kiếm nguồn thứ 2” đó là câu nói mà tỉ phú Warren Buffett từng nói.

Và chúng ta cũng thấy hầu hết người giàu đều có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Một công ty sau khi phát triển tốt, thường mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa kinh doanh. Điều này vừa tăng thêm nguồn thu nhập từ các lĩnh vực khác, thường giảm rủi ro khi một ngành đi xuống.

>>> Top 6 dòng mỹ phẩm bán chạy nên kinh doanh vào hè 2019

  1. Biết từ bỏ khi cần
Không phải 10 người khởi nghiệp kinh doanh đều thành công ngay từ lần đầu tiên, chính vì vậy, nếu mô hình kinh doanh của bạn vận hành sau một thời gian nhưng không mang lại kết quả như mong muốn, hãy cân nhắc kỹ và sẵn sàng từ bỏ, để bắt đầu những dự định mới thay vì tiếp tục lao đầu vào mô hình không còn khả thi đó.

  1. Thất bại không có nghĩa là kết thúc
Thất bại là mẹ thành công


Một cánh cửa này khép lại, bạn có thể mất một số tiền lớn, nhưng bạn học được những kinh nghiệm kinh doanh xương máu và trưởng thành hơn rất nhiều. Đừng từ bỏ niềm tin hay chùn bước. Hãy bắt đầu lại bằng những dự định, ý tưởng mới và chuẩn bị tốt hơn. 90% người khởi nghiệp đều thất bại nhiều lần trước khi thành công.
 
Bên trên