Kinh nghiệm quá cảnh tại các sân bay ở Trung Quốc

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Nếu quá cảnh vài giờ ở Thượng Hải, du khách có thể đi tàu điện miễn phí tham quan hai nhà ga T1 và T2.

Độc giả Trịnh Hằng, người từng đi nhiều quốc gia trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm quá cảnh tại các sân bay ở Trung Quốc sau chuyến đi gần nhất vào tháng 6/2023.

Theo chị Hằng, nhiều chuyến bay quốc tế từ Việt Nam chọn các sân bay Trung Quốc để quá cảnh (transit) nhờ giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hiện đại.

Quá cảnh ở Thượng Hải

Sảnh chờ ở sân bay Thượng Hải được thiết kế như phòng làm việc, tạo điều kiện cho hành khách làm việc trong lúc chờ đợi. Ảnh: Trịnh Hằng
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 444.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Nhiều sảnh chờ ở sân bay Thượng Hải được thiết kế như phòng làm việc, tạo điều kiện cho hành khách làm việc trong lúc chờ đợi. Ảnh: Trịnh Hằng

Sảnh chờ ở sân bay Thượng Hải được thiết kế như phòng làm việc, tạo điều kiện cho hành khách làm việc trong lúc chờ đợi. Ảnh: Trịnh Hằng

Sân bay Phố Đông (mã PVG) ở Thượng Hải là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất Trung Quốc, tiếp nhận gần 80 hãng hàng không đi khắp thế giới. Được thiết kế với hình dáng của một chú chim biển khổng lồ, sân bay tiếp đón hơn 80 triệu khách mỗi năm. Đây cũng là "sân nhà" của China Eastern Airlines, Shanghai Airlines.

Phố Đông có hai nhà ga chính, nhà ga số 1 được xây trước nhưng cơ sở vật chất còn mới. Các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam chủ yếu quá cảnh tại đây. Nhà ga số 2 ra đời sau, rộng hơn, nhiều cửa hàng. Thiết kế của hai nhà ga tối ưu khả năng phục vụ hành khách. Hầu hết ghế ngồi đều có ổ cắm điện, ngoài ra còn có các máy điện thoại cố định và điểm truy cập Internet. Đa số các ghế chờ đều không có tay vịn, nên khách quá cảnh thời gian dài có thể ngả lưng. Cả hai nhà ga đều có nhiều cửa hàng ăn uống, shop đồ lưu niệm, máy bán đồ ăn vặt, có quầy đổi tiền, các máy nước uống miễn phí. Nhà ga T1 cũng có tiệm phở Việt với giá khoảng 270.000 đồng một tô.

Nếu quá cảnh ở Thượng Hải trong vài giờ, bạn có thể dạo chơi giữa hai nhà ga bằng cách đi tàu điện ngầm miễn phí của sân bay. Thời gian di chuyển từ T1 đến T2 trong vài phút.

Nếu quá cảnh trong thời gian dài (trên 8 tiếng), bạn có thể xin visa quá cảnh tại sân bay rồi vào thăm trung tâm Thượng Hải với nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Giao thông công cộng ở Thượng Hải rẻ, an toàn, hiện đại. Sau vài giờ dạo chơi, hãy căn thời gian để quay lại sân bay và tiếp tục hành trình.

Quá cảnh ở Thâm Quyến

Sân bay Thâm Quyến được thiết kế như một tổ ong khổng lồ. Ảnh: Trịnh Hằng
Sân bay Thâm Quyến được thiết kế như một tổ ong khổng lồ. Ảnh: Trịnh Hằng

Sân bay Thâm Quyến được thiết kế như một tổ ong khổng lồ. Ảnh: Trịnh Hằng

Sân bay Thâm Quyến (SZX) đứng thứ ba tại Trung Quốc về lượng hành khách đón tiếp mỗi năm, với hơn 21 triệu lượt. Đây là nơi đóng quân của Shenzhen Airlines và Donghai Airlines.

Sân bay Thâm Quyến được thiết kế lấy cảm hứng từ tổ ong, giúp lấy ánh sáng tự nhiên tốt. Hệ thống chiếu sáng cũng đề cao tính thẩm mỹ và gần gũi thiên nhiên. Nhiều chi tiết nghệ thuật được sắp đặt khắp sân bay, tạo cho khách cảm giác như bước vào một bảo tàng tương lai với những góc check in là sự kết hợp của công nghệ và nghệ thuật.


Trong sân bay có nhiều cửa hàng tiện lợi, giá cả không chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Bạn có thể mua đồ ăn hoặc nước uống với giá từ vài chục nghìn đồng. Các shop lưu niệm hay hàng hiệu cũng khá nhiều ở sân bay.

Sân bay Thâm Quyến có diện tích lớn, khoảng cách từ cửa check in đến cửa ra máy bay rất xa. Do đó, bạn nên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để không bị trễ chuyến. Bạn cũng cần theo dõi bảng điện tử hoặc hỏi nhân viên hãng bay để biết chính xác cổng ra máy bay, vì điểm này có thể thay đổi, không còn là cổng ra ban đầu được in trên vé.

Quá cảnh ở Hong Kong

Nước uống miễn phí ở sân bay Hong Kong. Ảnh: Trịnh Hằng
Nước uống miễn phí ở sân bay Hong Kong. Ảnh: Trịnh Hằng

Nước uống miễn phí ở sân bay Hong Kong. Ảnh: Trịnh Hằng

Sân bay Hong Kong (HKG) là lãnh địa của Cathay Pacific, được thiết kế giống như một đài ngắm cảnh, khu vui chơi hơn là một nhà ga hành khách. Bạn có thể quên thời gian ở đây vì có nhiều hoạt động để khám phá.

Nếu thích chơi game, bạn có thể dùng các máy game miễn phí. Nếu thích điện ảnh, bạn có thể xem phim hàng giờ ở các màn hình cỡ lớn đặt tại sảnh chờ. Còn nếu cần yên tĩnh, bạn có thể lên tháp Sky Bridge, nơi có kính viễn vọng để nhìn ra ngoài và ngắm cảnh thành phố. Trẻ em đến sân bay Hong Kong sẽ thích thú với các sân chơi dành riêng, tất cả đều miễn phí. Nếu dư thời gian và tài chính, bạn có thể mua sắm tại các shop hàng hiệu hoặc trải nghiệm các tiệm massage, salon tóc.

Hong Kong hiện chưa cấp visa quá cảnh tại sân bay dành cho khách muốn ra khỏi sân bay trong lúc chờ nối chuyến. Vì thế, nếu bạn quá cảnh trong thời gian dài và muốn tranh thủ thăm Hong Kong, hãy xin visa ở Việt Nam.

Sân bay Hong Kong có nhiều tầng, nhiều sảnh với nhiều cửa ra máy bay. Các cửa ra máy bay dành cho chuyến bay từ và đến Việt Nam khá xa cửa kiểm tra an ninh. Vì vậy, hành khách cần dự trù đủ thời gian để đi đến cửa ra máy bay sau khi tham quan, tránh bị lỡ chuyến.

Các sân bay trên đều có hệ thống biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Nhân viên nói tiếng Anh không tốt, nhưng có thể giao tiếp thông qua phần mềm dịch. Ngoài ra, các sân bay đều có kiểm tra an ninh: nhận diện khuôn mặt, quét kiểm tra toàn thân, quét hộ chiếu, hành lý. Trái cây, thực phẩm tươi sống không được phép mang vào sân bay, dù bạn quá cảnh. Các thiết bị điện tử, sạc và pin dự phòng cũng được nhân viên an ninh kiểm tra kỹ. Sau bước kiểm tra, bạn có thể tự do khám phá sân bay trong thời gian chờ chuyến.
 
Bên trên