Kinh nghiệm tự lái ôtô từ Việt Nam du lịch Lào

chanhhuy99

Well-known member
Du lịch Lào bằng ôtô tự lái mang đến sự chủ động cho khách Việt, chi phí rẻ, thủ tục dễ dàng, là một gợi ý cho dịp 30/4.

Nằm ở phía tây Việt Nam, với đường biên giới trải dài từ phía bắc tới khu vực Tây Nguyên, Lào sở hữu nền văn hóa khá tương đồng Việt Nam nhưng vẫn có những nét đặc trưng về truyền thống, ẩm thực và cảnh sắc thiên nhiên phong phú.

Khí hậu Lào được chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Thời điểm du lịch Lào thích hợp nhất là mùa khô, thuận lợi di chuyển và trải nghiệm.

Du khách có thể đến Lào bằng nhiều phương tiện như máy bay, xe khách, tàu cao tốc. Công dân Việt Nam còn có thể mang phương tiện cá nhân qua cửa khẩu để di chuyển trong địa phận Lào. Với thời gian gần một tuần, như dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới, du khách Việt có thể trải nghiệm hình thức này.

Giấy tờ được cấp để đưa xe ôtô qua Lào. Ảnh: Minh Anh

Giấy tờ được cấp để đưa xe ôtô qua Lào. Ảnh: Minh Anh

Thủ tục đưa xe ôtô từ Việt Nam qua Lào

Du lịch Lào bằng ôtô cá nhân mang đến nhiều tiện lợi và tiết kiệm. Hiện vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam có giá 7-10 triệu đồng, trong khi toàn bộ chuyến đi đường bộ chỉ mất khoảng 10 triệu đồng cho một tuần. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thoải mái khám phá những điểm đến, những cung đường và dừng nghỉ theo ý thích.

Đỗ Loan (34 tuổi, Hải Phòng) hiện làm kinh doanh và thường xuyên từ Việt Nam sang Lào bằng ôtô cá nhân. Lần gần nhất chị sang Lào vào ngày 20/2. Theo chia sẻ của chị Loan, du khách cần có giấy phép liên vận. Hiện có thể làm đơn đề nghị cấp giấy phép online trên cổng thông tin của Bộ Giao thông Vận tải và các Sở Giao thông Vận tải địa phương. Giấy sẽ được cấp sau từ một đến ba ngày kể từ khi nộp hồ sơ và có thời hạn một tháng.

Để lấy giấy phép, du khách cần: đăng ký xe, giấy phép lái xe, chứng nhận bảo hiểm, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Người đăng ký bắt buộc phải là chủ phương tiện và loại xe đăng ký là ôtô cá nhân, sang Lào với mục đích phi thương mại. Nếu không chính chủ, phải có giấy ủy quyền. Ngoài ra, cần có đầy đủ giấy tờ cá nhân như hộ chiếu, căn cước công dân.

Khách Việt sẽ xuất - nhập cảnh thông qua các cặp cửa khẩu:

8 cặp cửa khẩu quốc tế gồm Tây Trang (Điện Biên) - Panghok (Phongsaly), Na Mèo (Thanh Hóa) - Nam Soi (Huaphanh), Nậm Cắn (Nghệ An) - Nam Can (Xieng Khoang), Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nam Phao (Bolikhamxai), Cha Lo (Quảng Bình) - Naphao (Khammouane), Lao Bảo (Quảng Trị) - Densavan (Savannakhet), La Lay (Quảng Trị) - Lalay (Salavan), Bờ Y (Kon Tum) - Phoukeua (Attapeu).

7 cặp cửa khẩu quốc gia gồm Huổi Puốc (Điện Biên) - Na Son (Luang Prabang), Chiềng Khương (Sơn La) - Ban Dan (Huaphanh), Lóng Sập (Sơn La) - Pa Hang (Huaphanh), Tén Tần (Thanh Hóa) - Somvang (Huaphanh), Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) - Kutai (Salavan), A Đớt (Thừa Thiên Huế) - Tavang (Sekong), Nam Giang (Quảng Nam) - Dak Ta Ooc (Sekong).

Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nam Phao (Bolikhamxai). Ảnh: Đỗ Loan.

Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nam Phao (Bolikhamxai). Ảnh: Đỗ Loan

Tại cửa khẩu Việt Nam, du khách làm thủ tục xuất cảnh, xác nhận đóng dấu, phí 50.000 đồng một xe và 10.000 đồng một người. Xe và hành lý sẽ được kiểm tra qua máy quét. Sau khi thông quan sẽ có nhân viên kiểm tra hộ chiếu và hỏi thêm thông tin chuyến đi.
 
Bên trên