LAM SPS BC
Well-known member
Kỹ năng cần nhớ khi lái xe đường trơn
Giảm tốc độ, không phanh hoặc đánh lái gấp, không tăng ga đột ngột là những việc cần làm ngay khi ôtô bị trượt bánh trên đường trơn trượt.
Mùa đông, trời xuất hiện mưa cả ngày, đặc biệt những ngày trời lạnh sâu ở vùng núi có thể xuất hiện băng, tuyết phủ trên mặt đường sẽ khiến việc lái xe trở nên nguy hiểm, bởi đường trơn trượt, lốp không bám đường.
Xem toàn màn hình
Xe tải mất lái đâm vào vách núi trên quốc lộ 4D vào 2021. Ảnh: Lê Lượng
Ở các nước có băng, tuyết kéo dài, giải pháp phổ biến là dùng muối (muối hạt hoặc dung dịch) rải lên mặt đường để làm giảm nhiệt độ đóng băng của nước xuống dưới 0 độ C, khiến băng khó hình thành trên bề mặt, giúp các xe lưu thông an toàn hơn. Tại Việt Nam không phổ biến điều này, do đó tài xế cần biết một số kỹ năng quan trọng khi lái xe qua những đoạn đoàn bị đóng băng, phủ tuyết.
Việc cần làm đầu tiên là giữ khoảng cách an toàn xa hơn với các phương tiện phía trước, bên cạnh. Đường trơn trượt làm giảm độ bám của lốp, khiến phanh bị giảm hiệu suất, do đó giữ khoảng cách xa sẽ giúp tài xế có nhiều thời gian để xử lý nếu gặp tình huống nguy hiểm.
Ngoài giữ khoảng cách, tài xế nên thận trọng khi vượt các xe khác, nhất là ở những góc cua khuất trên đèo, đồi, núi. Phải đảm bảo an toàn trước khi vượt, bao gồm không có xe hoặc chướng ngại vật ở phía trước mặt đường đoạn cần vượt khô ráo, không đọng nước, tuyết hoặc băng, xe chạy phía trước không có tín hiệu vượt, đã tránh về bên phải.
Về vận hành xe trong điều kiện đường trơn do băng, tuyết, tài xế cần giảm tốc độ, nhẹ chân ga, không đánh vô-lăng gấp, không thốc ga hoặc phanh đột ngột. Những việc làm này đều có thể khiến lốp xe mất độ bám, gây ra hiện tượng trượt bánh và mất kiểm soát.
Lưu ý hiện tượng trượt bánh dễ xảy ra hơn ở những đoạn đường cua gấp, hoặc tài xế đánh lái chuyển làn đột ngột. Do đó cần lưu ý chạy chậm ở những khúc cua, và phanh giảm tốc độ trước khi đánh lái vào cua.
Dấu hiệu nhận biết bánh bị trượt trên băng là vô-lăng nhẹ, xe phản hồi chậm với hướng đánh lái hoặc chân ga. Nếu không may bị trượt bánh trên băng, tài xế cần giảm hết ga, và nhấn phanh với một lực vừa đủ, không nhấn hết phanh. Đối với xe không được trang bị phanh ABS, tài xế có thể dùng phương pháp phanh "nhấp nhả" để tránh trượt bánh, có nghĩa nhấn phanh cho đến khi xe giảm tốc độ rõ rệt, nhả ra nhẹ, sau đó lặp lại.
Trong trường hợp bánh sau trượt, khiến đuôi xe trượt hẳn về bên trái hoặc phải, xe mất kiểm soát, tài xế cần giảm tốc độ, rà nhẹ phanh, đánh lái về hướng trượt của đuôi xe, có nghĩa nếu đuôi trượt về bên phải cần đánh lái về bên phái, và ngược lại. Mức độ đánh lái tùy vào độ trượt của đuôi xe, càng trượt nhiều càng đánh lái nhiều. Khi đã lấy lại sự kiểm soát, tức đuôi xe thẳng, không còn trượt bánh, tài xế cần trả vô-lăng thẳng. Kỹ thuật này gọi là "counter-steer" (đánh lái ngược), thường được chỉ dẫn tại các trung tâm lái xe an toàn các nước có tuyết.
2 phút
Kỹ năng đánh lái ngược (counter-steer) khi bánh sau bị trượt trên băng tuyết. Video: Icyroadsafety.com
Một cách khác để tăng độ bám cho lốp là giảm bớt áp suất, giúp tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường. Lái xe ở chế độ 2 cầu hoặc chế độ riêng cho đường băng tuyết nếu xe có trang bị những tính năng này. Tốt hơn hết, nên dùng loại lốp phù hợp.
Giảm tốc độ, không phanh hoặc đánh lái gấp, không tăng ga đột ngột là những việc cần làm ngay khi ôtô bị trượt bánh trên đường trơn trượt.
Mùa đông, trời xuất hiện mưa cả ngày, đặc biệt những ngày trời lạnh sâu ở vùng núi có thể xuất hiện băng, tuyết phủ trên mặt đường sẽ khiến việc lái xe trở nên nguy hiểm, bởi đường trơn trượt, lốp không bám đường.
Xe tải mất lái đâm vào vách núi trên quốc lộ 4D vào 2021. Ảnh: Lê Lượng
Ở các nước có băng, tuyết kéo dài, giải pháp phổ biến là dùng muối (muối hạt hoặc dung dịch) rải lên mặt đường để làm giảm nhiệt độ đóng băng của nước xuống dưới 0 độ C, khiến băng khó hình thành trên bề mặt, giúp các xe lưu thông an toàn hơn. Tại Việt Nam không phổ biến điều này, do đó tài xế cần biết một số kỹ năng quan trọng khi lái xe qua những đoạn đoàn bị đóng băng, phủ tuyết.
Việc cần làm đầu tiên là giữ khoảng cách an toàn xa hơn với các phương tiện phía trước, bên cạnh. Đường trơn trượt làm giảm độ bám của lốp, khiến phanh bị giảm hiệu suất, do đó giữ khoảng cách xa sẽ giúp tài xế có nhiều thời gian để xử lý nếu gặp tình huống nguy hiểm.
Ngoài giữ khoảng cách, tài xế nên thận trọng khi vượt các xe khác, nhất là ở những góc cua khuất trên đèo, đồi, núi. Phải đảm bảo an toàn trước khi vượt, bao gồm không có xe hoặc chướng ngại vật ở phía trước mặt đường đoạn cần vượt khô ráo, không đọng nước, tuyết hoặc băng, xe chạy phía trước không có tín hiệu vượt, đã tránh về bên phải.
Về vận hành xe trong điều kiện đường trơn do băng, tuyết, tài xế cần giảm tốc độ, nhẹ chân ga, không đánh vô-lăng gấp, không thốc ga hoặc phanh đột ngột. Những việc làm này đều có thể khiến lốp xe mất độ bám, gây ra hiện tượng trượt bánh và mất kiểm soát.
Lưu ý hiện tượng trượt bánh dễ xảy ra hơn ở những đoạn đường cua gấp, hoặc tài xế đánh lái chuyển làn đột ngột. Do đó cần lưu ý chạy chậm ở những khúc cua, và phanh giảm tốc độ trước khi đánh lái vào cua.
Dấu hiệu nhận biết bánh bị trượt trên băng là vô-lăng nhẹ, xe phản hồi chậm với hướng đánh lái hoặc chân ga. Nếu không may bị trượt bánh trên băng, tài xế cần giảm hết ga, và nhấn phanh với một lực vừa đủ, không nhấn hết phanh. Đối với xe không được trang bị phanh ABS, tài xế có thể dùng phương pháp phanh "nhấp nhả" để tránh trượt bánh, có nghĩa nhấn phanh cho đến khi xe giảm tốc độ rõ rệt, nhả ra nhẹ, sau đó lặp lại.
Trong trường hợp bánh sau trượt, khiến đuôi xe trượt hẳn về bên trái hoặc phải, xe mất kiểm soát, tài xế cần giảm tốc độ, rà nhẹ phanh, đánh lái về hướng trượt của đuôi xe, có nghĩa nếu đuôi trượt về bên phải cần đánh lái về bên phái, và ngược lại. Mức độ đánh lái tùy vào độ trượt của đuôi xe, càng trượt nhiều càng đánh lái nhiều. Khi đã lấy lại sự kiểm soát, tức đuôi xe thẳng, không còn trượt bánh, tài xế cần trả vô-lăng thẳng. Kỹ thuật này gọi là "counter-steer" (đánh lái ngược), thường được chỉ dẫn tại các trung tâm lái xe an toàn các nước có tuyết.
Kỹ năng đánh lái ngược (counter-steer) khi bánh sau bị trượt trên băng tuyết. Video: Icyroadsafety.com
Một cách khác để tăng độ bám cho lốp là giảm bớt áp suất, giúp tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường. Lái xe ở chế độ 2 cầu hoặc chế độ riêng cho đường băng tuyết nếu xe có trang bị những tính năng này. Tốt hơn hết, nên dùng loại lốp phù hợp.