Võ Xuân Trường
Well-known member
Lạ lùng bún chả Ninh Bình mỗi suất chỉ có một miếng thịt
Nhờ cách chế biến, hương vị khác biệt, một quán bún chả Ninh Bình ở Hà Nội bán 400 suất mỗi ngày.
Bún chả "một miếng thịt" độc đáo giữa lòng Thủ đô. Ảnh: Nhật Minh
3 năm trở lại đây, quán bún chả Ninh Bình của chị Nguyễn Thị Trang tại Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) là điểm đến của nhiều thực khách bởi họ tò mò về món ăn mới lạ này.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Cố đô Hoa Lư, chị Trang cho biết muốn mang đặc sản tại nơi đây đến với đông đảo thực khách khắp cả nước.
“Mình thấy ở Hà Nội món ăn này chưa phổ biến. Hơn nữa, có nhiều người quê Ninh Bình lên đây làm việc, nhiều khi họ cũng nhớ hương vị bún chả quê hương nên mình quyết định mở quán” - chị Trang chia sẻ.
Khác với chả viên hay chả miếng thông thường, bún chả Ninh Bình sẽ chỉ có một thanh chả để thực khách thưởng thức.
Sáng sớm mỗi ngày, chị Trang đều đi chợ để mua những miếng thịt tươi phần mông và vai lợn. Sau đó, chị đem về quán tự rửa, sơ chế và xay thịt theo đúng tỉ lệ.
“Khi mình mua về tự xay, mình sẽ đảm bảo được chất lượng thịt không bị pha trộn, thịt được xay theo ý muốn” - chị Trang lý giải.
Gia vị tẩm ướp của bún chả vuông cũng khác bún chả Hà Nội, chị Trang chỉ sử dụng nước mắm, mì chính và bột húng lìu. Bởi như vậy, thực khách sẽ cảm nhận được rõ hương vị của thịt hơn.
Sau khi tẩm ướp, những miếng thịt được xếp đều trên vỉ nướng. Cuối cùng, người đầu bếp nướng chúng bằng than củi qua hai lần.
Những vỉ thịt vàng tươi được nướng trên bếp than củi qua hai lần. Ảnh: Nhật Minh
Lần đầu tiên, chả được nướng chín khoảng 70%, sau đó thịt được đưa ra “nghỉ”. Lần tiếp theo được nướng khi thực khách tới gọi món trong khoảng hai phút.
“Trong khi nướng, người làm phải canh chừng và lật vỉ để chả chín đều hai mặt, không bị cháy” - chị Trang nói.
Mỗi miếng chả vuông lớn sẽ chia làm ba thanh chả theo chiều dọc. Khi ăn, thực khách lấy đũa tách nhẹ ra nhiều miếng nhỏ để dễ dàng thưởng thức.
Mỗi miếng chả vuông được tách làm 3 thanh chả để thực khách thưởng thức. Ảnh: Nhật Minh
Ưu điểm của loại chả vuông này là khi nướng lên sẽ không bị khô, bởi bên trong giữ được nước và mỡ. Khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy bên ngoài có độ giòn vừa phải, bên trong mềm ngọt, dậy mùi thơm của thịt.
Không những vậy, bún chả Ninh Bình sử dụng bún lá thay vì bún rối thông thường. Điều này có thể khiến thực khách khó chấm hơn so với ăn bún rối, nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Món bún chả Ninh Bình được sử dụng bún lá cắt nhỏ thay vì bún rối. Ảnh: Nhật Minh
Theo chủ quán, nước chấm không có nhiều khác biệt với bún chả Hà Nội. Tuỳ từng quán, nước chấm sẽ có hương vị khác nhau nhưng nước chấm bún chả ở quán chị Trang hơi thiên ngọt. Thực khách có thể gia giảm bằng quất.
Ngoài ra, trong nước chấm còn có đu đủ ăn kèm. Chị Trang cũng làm thêm giấm ớt tỏi ở ngoài để thực khách điều chỉnh tuỳ ý theo khẩu vị.
Bạn Dương Huyền My (25 tuổi, Thanh Xuân) đánh giá cao hương vị đơn giản nhưng hấp dẫn của món ăn: “Mình có thể cảm nhận được độ mềm, thơm của miếng thịt. Nước chấm dễ ăn, các hương vị vừa phải”.
Một suất bún chả Ninh Bình bao gồm: bún lá cắt nhỏ, một thanh chả, nước chấm và rau sống ăn kèm. Ảnh: Nhật Minh
Mỗi suất bún chả Ninh Bình có giá dao động từ 40.000 đồng đến 55.000 đồng. Quán của chị Trang mở bán ca sáng từ 6h30 đến 14h, tối từ 17h đến 21h30. Quán thường đông khách nhất vào buổi trưa. Một số thực khách đánh giá nhược điểm của là quán không có điều hoà.
Nhờ cách chế biến, hương vị khác biệt, một quán bún chả Ninh Bình ở Hà Nội bán 400 suất mỗi ngày.
Bún chả "một miếng thịt" độc đáo giữa lòng Thủ đô. Ảnh: Nhật Minh
3 năm trở lại đây, quán bún chả Ninh Bình của chị Nguyễn Thị Trang tại Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) là điểm đến của nhiều thực khách bởi họ tò mò về món ăn mới lạ này.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Cố đô Hoa Lư, chị Trang cho biết muốn mang đặc sản tại nơi đây đến với đông đảo thực khách khắp cả nước.
“Mình thấy ở Hà Nội món ăn này chưa phổ biến. Hơn nữa, có nhiều người quê Ninh Bình lên đây làm việc, nhiều khi họ cũng nhớ hương vị bún chả quê hương nên mình quyết định mở quán” - chị Trang chia sẻ.
Khác với chả viên hay chả miếng thông thường, bún chả Ninh Bình sẽ chỉ có một thanh chả để thực khách thưởng thức.
Sáng sớm mỗi ngày, chị Trang đều đi chợ để mua những miếng thịt tươi phần mông và vai lợn. Sau đó, chị đem về quán tự rửa, sơ chế và xay thịt theo đúng tỉ lệ.
“Khi mình mua về tự xay, mình sẽ đảm bảo được chất lượng thịt không bị pha trộn, thịt được xay theo ý muốn” - chị Trang lý giải.
Gia vị tẩm ướp của bún chả vuông cũng khác bún chả Hà Nội, chị Trang chỉ sử dụng nước mắm, mì chính và bột húng lìu. Bởi như vậy, thực khách sẽ cảm nhận được rõ hương vị của thịt hơn.
Sau khi tẩm ướp, những miếng thịt được xếp đều trên vỉ nướng. Cuối cùng, người đầu bếp nướng chúng bằng than củi qua hai lần.
Lần đầu tiên, chả được nướng chín khoảng 70%, sau đó thịt được đưa ra “nghỉ”. Lần tiếp theo được nướng khi thực khách tới gọi món trong khoảng hai phút.
“Trong khi nướng, người làm phải canh chừng và lật vỉ để chả chín đều hai mặt, không bị cháy” - chị Trang nói.
Mỗi miếng chả vuông lớn sẽ chia làm ba thanh chả theo chiều dọc. Khi ăn, thực khách lấy đũa tách nhẹ ra nhiều miếng nhỏ để dễ dàng thưởng thức.
Ưu điểm của loại chả vuông này là khi nướng lên sẽ không bị khô, bởi bên trong giữ được nước và mỡ. Khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy bên ngoài có độ giòn vừa phải, bên trong mềm ngọt, dậy mùi thơm của thịt.
Không những vậy, bún chả Ninh Bình sử dụng bún lá thay vì bún rối thông thường. Điều này có thể khiến thực khách khó chấm hơn so với ăn bún rối, nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Theo chủ quán, nước chấm không có nhiều khác biệt với bún chả Hà Nội. Tuỳ từng quán, nước chấm sẽ có hương vị khác nhau nhưng nước chấm bún chả ở quán chị Trang hơi thiên ngọt. Thực khách có thể gia giảm bằng quất.
Ngoài ra, trong nước chấm còn có đu đủ ăn kèm. Chị Trang cũng làm thêm giấm ớt tỏi ở ngoài để thực khách điều chỉnh tuỳ ý theo khẩu vị.
Bạn Dương Huyền My (25 tuổi, Thanh Xuân) đánh giá cao hương vị đơn giản nhưng hấp dẫn của món ăn: “Mình có thể cảm nhận được độ mềm, thơm của miếng thịt. Nước chấm dễ ăn, các hương vị vừa phải”.
Mỗi suất bún chả Ninh Bình có giá dao động từ 40.000 đồng đến 55.000 đồng. Quán của chị Trang mở bán ca sáng từ 6h30 đến 14h, tối từ 17h đến 21h30. Quán thường đông khách nhất vào buổi trưa. Một số thực khách đánh giá nhược điểm của là quán không có điều hoà.