Võ Xuân Trường
Well-known member
Lạ miệng bún gỏi dà biến tấu từ món cuốn ở Sóc Trăng
Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.
Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi
Là món ăn phổ biến ở một số tỉnh miền Tây, đặc biệt là Sóc Trăng, bún gỏi dà mang hương vị độc đáo, lạ miệng nhưng cũng kén người ăn. Thành phần của món ăn này vốn đều là nguyên liệu làm nên món gỏi cuốn như bún, tôm luộc, thịt luộc, giá, rau sống, đậu phộng... Tuy nhiên, thay vì cuốn thì tất cả được cho vào tô, chan nước lèo.
Trước đây, bún gỏi dà là món bún khô, người địa phương hay cắt gỏi cuốn thành khoanh nhỏ, bỏ vào tô và chan tương đen mỗi khi ăn chứ không chấm trực tiếp vào nước chấm như những nơi khác. Theo người dân địa phương, việc chan trực tiếp và dùng đũa ăn như thế sẽ dễ ăn hơn. Thường thì mỗi phần ăn sẽ có thêm một bát nước dùng để riêng, sau này, phần nước dùng được chan trực tiếp vào như những món bún khác.
Nhìn bên ngoài, bún gỏi dà trông giống như những tô bún nước, hủ tiếu khác. Tuy nhiên, điều làm cho món ăn này trở nên hấp dẫn, ấn tượng chính là ở hương vị đậm đà, lạ miệng của nước dùng đậm vị tương đen cùng cái ngọt thanh từ xương ống.
Tất cả nguyên liệu được cho vào tô và chan thêm nước dùng, tương đen tạo nên tô bún gỏi dà độc đáo của Sóc Trăng. Ảnh: Vân Hi
Theo chia sẻ của người dân, bí quyết để món ăn này thơm ngon chuẩn vị nằm ở cách dùng tương và me chua. Sau khi sử dụng xương ống để nấu nước lèo, người nấu dùng hỗn hợp tương đen và me cho vào nấu cùng để có hương vị nước lèo hoàn chỉnh. Có hai loại tương được dùng để chế biến là tương hột và tương đen, tỷ lệ phụ thuộc vào kinh nghiệm, trải nghiệm mỗi người.
Món ăn này khá hiếm nơi bán vì theo một số chủ quán đây là món ăn khá mới lạ, kén khách. Nhưng một khi có dịp thưởng thức, vị ngọt thanh của xương ống, đậm đà của tương, vị chua chua của me sẽ làm say lòng du khách.
Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.
Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi
Là món ăn phổ biến ở một số tỉnh miền Tây, đặc biệt là Sóc Trăng, bún gỏi dà mang hương vị độc đáo, lạ miệng nhưng cũng kén người ăn. Thành phần của món ăn này vốn đều là nguyên liệu làm nên món gỏi cuốn như bún, tôm luộc, thịt luộc, giá, rau sống, đậu phộng... Tuy nhiên, thay vì cuốn thì tất cả được cho vào tô, chan nước lèo.
Trước đây, bún gỏi dà là món bún khô, người địa phương hay cắt gỏi cuốn thành khoanh nhỏ, bỏ vào tô và chan tương đen mỗi khi ăn chứ không chấm trực tiếp vào nước chấm như những nơi khác. Theo người dân địa phương, việc chan trực tiếp và dùng đũa ăn như thế sẽ dễ ăn hơn. Thường thì mỗi phần ăn sẽ có thêm một bát nước dùng để riêng, sau này, phần nước dùng được chan trực tiếp vào như những món bún khác.
Nhìn bên ngoài, bún gỏi dà trông giống như những tô bún nước, hủ tiếu khác. Tuy nhiên, điều làm cho món ăn này trở nên hấp dẫn, ấn tượng chính là ở hương vị đậm đà, lạ miệng của nước dùng đậm vị tương đen cùng cái ngọt thanh từ xương ống.
Theo chia sẻ của người dân, bí quyết để món ăn này thơm ngon chuẩn vị nằm ở cách dùng tương và me chua. Sau khi sử dụng xương ống để nấu nước lèo, người nấu dùng hỗn hợp tương đen và me cho vào nấu cùng để có hương vị nước lèo hoàn chỉnh. Có hai loại tương được dùng để chế biến là tương hột và tương đen, tỷ lệ phụ thuộc vào kinh nghiệm, trải nghiệm mỗi người.
Món ăn này khá hiếm nơi bán vì theo một số chủ quán đây là món ăn khá mới lạ, kén khách. Nhưng một khi có dịp thưởng thức, vị ngọt thanh của xương ống, đậm đà của tương, vị chua chua của me sẽ làm say lòng du khách.