Võ Xuân Trường
Well-known member
Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn
Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.
Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long
Thực chất, bánh giò bầu được là từ quả bí đỏ. Người dân Hữu Liên vốn quen gọi quả bí đỏ là quả bầu để phân biệt với bí xanh, nên món ăn có tên gọi bánh giò bầu. Bí đỏ được chọn làm nguyên liệu chính với ý nghĩa thể hiện sự sung túc, may mắn. Một số nơi cũng gọi món ăn này là bánh bí đỏ, nhưng người dân giữ tên bánh giò bầu như để duy trì truyền thống ẩm thực trao truyền qua bao thế hệ.
Bí đỏ chín sau khi được gọt sẽ thái thành những miếng nhỏ, đem hấp chín rồi dầm nhuyễn, để nguội. Tiếp đến, trộn bí với bột nếp, thêm đường theo công thức riêng của người địa phương để có được hỗn hợp bột dẻo, không dính tay. Nếu bí còn nóng, người làm trộn ngay với bột sẽ khiến bột nếp chín và vón cục, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khâu để nguội bí cũng rất quan trọng để làm được mẻ bánh ngon.
Bột bánh trộn xong sẽ được chia thành các phần nhỏ đều nhau và gói lại bằng lá chuối trông hệt như những chiếc giò lụa. Cuối cùng, những chiếc bánh giò bầu sẽ được cho vào nồi hấp khoảng 60 phút.
Sau khi bánh chín, người dân chưa vội thưởng thức mà mang đi ép dẹt để món ăn đẹp mắt hơn. Chiếc bánh thành phẩm có màu vàng óng của bí đỏ. Bánh có vị ngọt thanh, thơm mùi bí đỏ, mềm dai từ bột nếp rất dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Ngày nay, dù điều kiện kinh tế tại xã Hữu Liên đã được nâng cao, nhiều hộ gia đình vẫn giữ thói quen làm bánh giò bầu để dâng cúng tổ tiên. Món bánh này cũng trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.
Bánh giò bầu trong mâm cơm tiếp đãi du khách tại các homestay thuộc khu du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long
Chị Diệu Linh (Hà Nội) lần đầu thưởng thức món bánh giò bầu cho biết: "Bánh dẻo, thơm, ăn rất đưa miệng. Đặc biệt sau khi nghe câu chuyện về nguồn gốc món bánh này, mình cảm thấy rất thú vị và sẽ mua về làm quà cho gia đình, bạn bè thưởng thức".
Hiện tại, hầu hết các hộ kinh doanh homestay trên địa bàn xã Hữu Liên đều giới thiệu và cung cấp dịch vụ trải nghiệm làm bánh giò bầu tới du khách. Hoạt động thu hút nhiều người tham gia trải nghiệm, thu về phản hồi tích cực, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch địa phương.
Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.
Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
Thực chất, bánh giò bầu được là từ quả bí đỏ. Người dân Hữu Liên vốn quen gọi quả bí đỏ là quả bầu để phân biệt với bí xanh, nên món ăn có tên gọi bánh giò bầu. Bí đỏ được chọn làm nguyên liệu chính với ý nghĩa thể hiện sự sung túc, may mắn. Một số nơi cũng gọi món ăn này là bánh bí đỏ, nhưng người dân giữ tên bánh giò bầu như để duy trì truyền thống ẩm thực trao truyền qua bao thế hệ.
Bí đỏ chín sau khi được gọt sẽ thái thành những miếng nhỏ, đem hấp chín rồi dầm nhuyễn, để nguội. Tiếp đến, trộn bí với bột nếp, thêm đường theo công thức riêng của người địa phương để có được hỗn hợp bột dẻo, không dính tay. Nếu bí còn nóng, người làm trộn ngay với bột sẽ khiến bột nếp chín và vón cục, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khâu để nguội bí cũng rất quan trọng để làm được mẻ bánh ngon.
Bột bánh trộn xong sẽ được chia thành các phần nhỏ đều nhau và gói lại bằng lá chuối trông hệt như những chiếc giò lụa. Cuối cùng, những chiếc bánh giò bầu sẽ được cho vào nồi hấp khoảng 60 phút.
Sau khi bánh chín, người dân chưa vội thưởng thức mà mang đi ép dẹt để món ăn đẹp mắt hơn. Chiếc bánh thành phẩm có màu vàng óng của bí đỏ. Bánh có vị ngọt thanh, thơm mùi bí đỏ, mềm dai từ bột nếp rất dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Ngày nay, dù điều kiện kinh tế tại xã Hữu Liên đã được nâng cao, nhiều hộ gia đình vẫn giữ thói quen làm bánh giò bầu để dâng cúng tổ tiên. Món bánh này cũng trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.
Chị Diệu Linh (Hà Nội) lần đầu thưởng thức món bánh giò bầu cho biết: "Bánh dẻo, thơm, ăn rất đưa miệng. Đặc biệt sau khi nghe câu chuyện về nguồn gốc món bánh này, mình cảm thấy rất thú vị và sẽ mua về làm quà cho gia đình, bạn bè thưởng thức".
Hiện tại, hầu hết các hộ kinh doanh homestay trên địa bàn xã Hữu Liên đều giới thiệu và cung cấp dịch vụ trải nghiệm làm bánh giò bầu tới du khách. Hoạt động thu hút nhiều người tham gia trải nghiệm, thu về phản hồi tích cực, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch địa phương.