Nguyễn Mai
Well-known member
Đậu rán là món quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rán đậu phụ sao cho bên ngoài vàng giòn, căng xốp mà bên trong vẫn mềm thơm, bùi ngậy.
Đậu phụ là một loại đạm thực vật được làm từ đậu nành sau khi ngâm, nghiền nát và nấu chín. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ.
Là thực phẩm rẻ tiền, dễ ăn, dễ chế biến nên đậu phụ được rất nhiều người yêu thích. Đậu phụ có thể ăn trực tiếp, chiên, rán, sốt... hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để cho ra những món ăn hấp dẫn. Một trong những phương pháp quen thuộc mà nhiều người thích nhất khi chế biến đậu phụ đó là rán.
Đậu rán giản dị, không cầu kỳ nhưng chấm cùng nước tương hoặc nước mắm chua cay mặn ngọt lại trở thành món ăn thơm ngon khó cưỡng. Từng miếng đậu phụ rán với lớp vỏ vàng giòn, bên trong mềm ẩm, bùi béo, quyện với nước chấm được pha vừa miệng thì chỉ ăn với cơm trắng cũng thấy ngon.
Đậu rán quen thuộc là vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết cách rán đậu, làm đậu vỡ nát, dính chảo, không vàng giòn. Để đậu rán được giòn ngon, các bà nội trợ cần ghi nhớ 4 điều sau:
- Chọn đậu phụ ngon:
Nếu để ý, khi mua đậu phụ bạn sẽ thấy, đậu có loại rất mềm, có loại cứng hơn một chút. Với món đậu rán, nên chọn đậu cứng (đậu già) hơn để chế biến. Đậu già sẽ không bị vỡ khi rán mà hương vị sau khi rán lên cũng sẽ thơm ngon hơn. Ngoài ra nên lưu ý chọn đậu có màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ là làm từ đậu nành nguyên chất.
Nếu không mua được đậu già, bạn có thể cho miếng đậu vào chậu nước muối nhạt, rồi ngâm 15 phút. Nước muối giúp đậu loại bỏ bớt đổ ẩm bên trong khiến khi rán đậu không bị vỡ. Trước khi rán nên thấm khô nước trên bề mặt đậu. Sau khi thấm khô đậu, cắt đậu thành những miếng vừa ăn. Lưu ý không nên cắt đậu mỏng quá cũng rất dễ vỡ nát trong quá trình rán.
- Chiên lần một
Đun nóng dầu ăn, thử đầu đũa thấy dầu sủi tăm là đạt độ nóng. Lần lượt cho đậu phụ vào, chừa ra các khoảng cách để đậu không bị dính vào nhau. Hạ lửa vừa để rán đậu. Đợi một lúc cho đậu dần se vàng các mặt. Nếu cho ít dầu lúc này lắc nhẹ chảo đậu bong ra là đã đạt một mặt, lật trở chiên mặt còn lại. Khi đậu chín và se vàng khoảng 70% thì vớt ra.
- Ngâm nước đá
Đậu phụ vớt ra xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh hoặc ngâm vào nước đá lạnh. Đây là hiện tượng sốc /biến nhiệt giúp cho thực phẩm vỏ ngoài se nhanh lại, giữ được nước bên trong mềm mọng, ngọt tự nhiên. Vớt đậu ra để ráo nước hoặc dùng khăn sạch thấm khô.
- Chiên lần hai
Đun nóng dầu ăn, thử đầu đũa thấy sủi bọt to là được, cho đậu phụ vào chiên căng dầu ở lửa to. Đảo đều cho đậu vàng giòn các mặt. Khi bề mặt đậu phụ nổi hạt giống như cốm giòn vớt ra ngay bày vào đĩa. Chú ý để tránh bắn dầu cần thấm khô đậu hoặc cho chút bột mì vào chảo dầu.
Thành phẩm: Từng miếng đậu phụ vàng giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm thơm, bùi béo. Món này chấm với nước mắm hay mắm tôm hoặc làm đậu tẩm hành cũng rất ngon.
Đậu phụ là một loại đạm thực vật được làm từ đậu nành sau khi ngâm, nghiền nát và nấu chín. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ.
Là thực phẩm rẻ tiền, dễ ăn, dễ chế biến nên đậu phụ được rất nhiều người yêu thích. Đậu phụ có thể ăn trực tiếp, chiên, rán, sốt... hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để cho ra những món ăn hấp dẫn. Một trong những phương pháp quen thuộc mà nhiều người thích nhất khi chế biến đậu phụ đó là rán.
Đậu rán giản dị, không cầu kỳ nhưng chấm cùng nước tương hoặc nước mắm chua cay mặn ngọt lại trở thành món ăn thơm ngon khó cưỡng. Từng miếng đậu phụ rán với lớp vỏ vàng giòn, bên trong mềm ẩm, bùi béo, quyện với nước chấm được pha vừa miệng thì chỉ ăn với cơm trắng cũng thấy ngon.
Đậu rán quen thuộc là vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết cách rán đậu, làm đậu vỡ nát, dính chảo, không vàng giòn. Để đậu rán được giòn ngon, các bà nội trợ cần ghi nhớ 4 điều sau:
- Chọn đậu phụ ngon:
Nếu để ý, khi mua đậu phụ bạn sẽ thấy, đậu có loại rất mềm, có loại cứng hơn một chút. Với món đậu rán, nên chọn đậu cứng (đậu già) hơn để chế biến. Đậu già sẽ không bị vỡ khi rán mà hương vị sau khi rán lên cũng sẽ thơm ngon hơn. Ngoài ra nên lưu ý chọn đậu có màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ là làm từ đậu nành nguyên chất.
Nếu không mua được đậu già, bạn có thể cho miếng đậu vào chậu nước muối nhạt, rồi ngâm 15 phút. Nước muối giúp đậu loại bỏ bớt đổ ẩm bên trong khiến khi rán đậu không bị vỡ. Trước khi rán nên thấm khô nước trên bề mặt đậu. Sau khi thấm khô đậu, cắt đậu thành những miếng vừa ăn. Lưu ý không nên cắt đậu mỏng quá cũng rất dễ vỡ nát trong quá trình rán.
- Chiên lần một
Đun nóng dầu ăn, thử đầu đũa thấy dầu sủi tăm là đạt độ nóng. Lần lượt cho đậu phụ vào, chừa ra các khoảng cách để đậu không bị dính vào nhau. Hạ lửa vừa để rán đậu. Đợi một lúc cho đậu dần se vàng các mặt. Nếu cho ít dầu lúc này lắc nhẹ chảo đậu bong ra là đã đạt một mặt, lật trở chiên mặt còn lại. Khi đậu chín và se vàng khoảng 70% thì vớt ra.
- Ngâm nước đá
Đậu phụ vớt ra xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh hoặc ngâm vào nước đá lạnh. Đây là hiện tượng sốc /biến nhiệt giúp cho thực phẩm vỏ ngoài se nhanh lại, giữ được nước bên trong mềm mọng, ngọt tự nhiên. Vớt đậu ra để ráo nước hoặc dùng khăn sạch thấm khô.
- Chiên lần hai
Đun nóng dầu ăn, thử đầu đũa thấy sủi bọt to là được, cho đậu phụ vào chiên căng dầu ở lửa to. Đảo đều cho đậu vàng giòn các mặt. Khi bề mặt đậu phụ nổi hạt giống như cốm giòn vớt ra ngay bày vào đĩa. Chú ý để tránh bắn dầu cần thấm khô đậu hoặc cho chút bột mì vào chảo dầu.
Thành phẩm: Từng miếng đậu phụ vàng giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm thơm, bùi béo. Món này chấm với nước mắm hay mắm tôm hoặc làm đậu tẩm hành cũng rất ngon.