Chè sắn là món ăn gần gũi, mộc mạc, gắn liền với ký ức của nhiều người. Để làm được bát chè sắn ngon, chỉ cần có những nguyên liệu đơn giản trong nhà bếp.
Chè sắn nóng – Ký tức tuổi thơ của nhiều thế hệ
Đời sống hiện đại đưa đến cuộc sống đầy đủ, tiện nghi cho nhiều gia đình với những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu loại thực phẩm. Thế nhưng, ít ai quên đi được một thời tuổi thơ gian khó những ngày đất nước còn nhiều khó khăn, bữa cơm đạm bạc chỉ có ngô, khoai, sắn độn cơm, có khi cũng chỉ là bữa tạm qua ngày. Những món ăn từ vườn, từ ruộng của gia đình mang sự giản dị, gần gũi với đời sống hằng ngày, gắn bó hết những năm tháng tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x,…Ngày nay, khi cuộc sống vật chất đã đủ đầy hơn, những món ăn được sáng tạo, chế biến từ những nguyên liệu giản dị ấy lại khiến nhiều người không thể chối từ bởi hương vị thơm ngon.
Những bát chè sắn giản dị, gần gũi nhưng lại gắn bó với tuổi thơ nhiều người
Chè sắn gắn bó với người Hà Nội, đặc biệt là khi tiết trời chuyển lạnh. Những ngày gió lạnh đầu mùa, trong nhà có vài củ sắn được gói ghém cẩn thận, gửi ở quê lên, lại chuẩn bị thêm vài củ gừng tươi, đường phèn, đậu xanh nấu bát chè sắn nóng hôi hổi để thưởng thức. Cầu kỳ hơn, có thể chuẩn bị thêm những loại hương liệu, gia vị tăng thêm mùi thơm cho bát chè sắn như lá dứa, bột nếp, nước cốt dừa,…
Chè sắn ngon nhất khi được thưởng thức những ngày lạnh
Chè sắn tuy không khó nấu nhưng để làm ra được bát chè sắn ngon, người nấu cũng cần chút khéo léo, tinh tế, chút kiên nhẫn trong từng công đoạn để làm được thành phẩm ưng ý. Ngoài cách chế biến truyền thống, công thức làm chè sắn mochi hiện đại được nhiều chị em áp dụng để nấu cho gia đình những ngày lạnh.
Công thức nấu chè sắn đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Sắn tươi
- Lá nếp
- Gừng tươi
- Đường thốt nốt
- Đường trắng
- Bột năng
- Bột nếp
- Dừa tươi
- Bột béo
- Nước
Nguyên liệu chuẩn bị nấu chè sắn
Cách làm chè sắn đơn giản ngay tại nhà:
Chuẩn bị sắn tươi rửa sạch, bóc vỏ, chia thành từng miếng nhỏ, bỏ phần lõi trắng, ngâm với nước muối loãng 30 phút, vớt ra rửa sạch lại rồi hấp trong 20 – 30 phút với lá nếp. Sau đó, sắn hấp chín chia 2 phần: một phần làm viên mochi, một phần để nguyên.
Tán nhuyễn 250 gram sắn hấp còn nóng với 25 gram đường trắng, sau đó cho thêm 40 gram bột năng, 20 gram bột nếp. Trộn thật đều hỗn hợp rồi cho tiếp 15 - 20ml nước sô và nhanh tay trộn đều hỗn hợp. Chia hỗn hợp rồi nặn thành từng viên mochi.
Chuẩn bị những viên mochi sắn
Đun 1500ml nước với 30 – 40 gram gừng thái lát, đun sôi tầm 10 phút để nước gừng được thơm. Sau khi nước gừng sôi, cần cho 250 – 300 gram đường thốt nốt (tuỳ vào từng loại đường nên khi vừa nấu vừa nêm vừa miệng). Sau khi nước sôi cho các viên mochi vào, vừa cho vừa đảo đều cho mochi được tròn và không bị dính.
Chè sắn nóng hôi hổi ăn những ngày lạnh
Các viên mochi nổi thì cho nốt chỗ sắn đã hấp vào đun tầm 5-7' cho sắn ngấm đường. Hoà 60 gram bột năng với nước nguội rồi từ từ cho vào nồi chè đang sôi, nhớ đảo đều và tiếp tục đun 10' phút nữa.
Cách làm nước cốt dừa:
Đun sôi 500ml cho vào 500 gram dừa và để nguội rồi xay nhỏ, vắt lấy nước cốt (400 - 500ml nước cốt dừa). Hoà tan 10 gram bột năng với nước nguội, cho vào nước cốt dừa, đun sôi cho 30 gram đường trắng, đun tầm 10 phút và tiếp tục cho 3 gram bột béo và lá nếp vào đun tiếp 10 phút là được.
Bát chè sắn nóng hổi thưởng thức những ngày lạnh
Chè sắn ngon nhất khi thưởng thức nóng và ăn trong những ngày lạnh. Công thức đơn giản, dễ làm với những nguyên liệu đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có trong nhà. Chị em lưu ngay công thức để nấu cho gia đình trong tiết trời bắt đầu chuyển đông nhé.
Chè sắn nóng – Ký tức tuổi thơ của nhiều thế hệ
Đời sống hiện đại đưa đến cuộc sống đầy đủ, tiện nghi cho nhiều gia đình với những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu loại thực phẩm. Thế nhưng, ít ai quên đi được một thời tuổi thơ gian khó những ngày đất nước còn nhiều khó khăn, bữa cơm đạm bạc chỉ có ngô, khoai, sắn độn cơm, có khi cũng chỉ là bữa tạm qua ngày. Những món ăn từ vườn, từ ruộng của gia đình mang sự giản dị, gần gũi với đời sống hằng ngày, gắn bó hết những năm tháng tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x,…Ngày nay, khi cuộc sống vật chất đã đủ đầy hơn, những món ăn được sáng tạo, chế biến từ những nguyên liệu giản dị ấy lại khiến nhiều người không thể chối từ bởi hương vị thơm ngon.
Những bát chè sắn giản dị, gần gũi nhưng lại gắn bó với tuổi thơ nhiều người
Chè sắn gắn bó với người Hà Nội, đặc biệt là khi tiết trời chuyển lạnh. Những ngày gió lạnh đầu mùa, trong nhà có vài củ sắn được gói ghém cẩn thận, gửi ở quê lên, lại chuẩn bị thêm vài củ gừng tươi, đường phèn, đậu xanh nấu bát chè sắn nóng hôi hổi để thưởng thức. Cầu kỳ hơn, có thể chuẩn bị thêm những loại hương liệu, gia vị tăng thêm mùi thơm cho bát chè sắn như lá dứa, bột nếp, nước cốt dừa,…
Chè sắn ngon nhất khi được thưởng thức những ngày lạnh
Chè sắn tuy không khó nấu nhưng để làm ra được bát chè sắn ngon, người nấu cũng cần chút khéo léo, tinh tế, chút kiên nhẫn trong từng công đoạn để làm được thành phẩm ưng ý. Ngoài cách chế biến truyền thống, công thức làm chè sắn mochi hiện đại được nhiều chị em áp dụng để nấu cho gia đình những ngày lạnh.
Công thức nấu chè sắn đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Sắn tươi
- Lá nếp
- Gừng tươi
- Đường thốt nốt
- Đường trắng
- Bột năng
- Bột nếp
- Dừa tươi
- Bột béo
- Nước
Nguyên liệu chuẩn bị nấu chè sắn
Cách làm chè sắn đơn giản ngay tại nhà:
Chuẩn bị sắn tươi rửa sạch, bóc vỏ, chia thành từng miếng nhỏ, bỏ phần lõi trắng, ngâm với nước muối loãng 30 phút, vớt ra rửa sạch lại rồi hấp trong 20 – 30 phút với lá nếp. Sau đó, sắn hấp chín chia 2 phần: một phần làm viên mochi, một phần để nguyên.
Tán nhuyễn 250 gram sắn hấp còn nóng với 25 gram đường trắng, sau đó cho thêm 40 gram bột năng, 20 gram bột nếp. Trộn thật đều hỗn hợp rồi cho tiếp 15 - 20ml nước sô và nhanh tay trộn đều hỗn hợp. Chia hỗn hợp rồi nặn thành từng viên mochi.
Chuẩn bị những viên mochi sắn
Đun 1500ml nước với 30 – 40 gram gừng thái lát, đun sôi tầm 10 phút để nước gừng được thơm. Sau khi nước gừng sôi, cần cho 250 – 300 gram đường thốt nốt (tuỳ vào từng loại đường nên khi vừa nấu vừa nêm vừa miệng). Sau khi nước sôi cho các viên mochi vào, vừa cho vừa đảo đều cho mochi được tròn và không bị dính.
Chè sắn nóng hôi hổi ăn những ngày lạnh
Các viên mochi nổi thì cho nốt chỗ sắn đã hấp vào đun tầm 5-7' cho sắn ngấm đường. Hoà 60 gram bột năng với nước nguội rồi từ từ cho vào nồi chè đang sôi, nhớ đảo đều và tiếp tục đun 10' phút nữa.
Cách làm nước cốt dừa:
Đun sôi 500ml cho vào 500 gram dừa và để nguội rồi xay nhỏ, vắt lấy nước cốt (400 - 500ml nước cốt dừa). Hoà tan 10 gram bột năng với nước nguội, cho vào nước cốt dừa, đun sôi cho 30 gram đường trắng, đun tầm 10 phút và tiếp tục cho 3 gram bột béo và lá nếp vào đun tiếp 10 phút là được.
Bát chè sắn nóng hổi thưởng thức những ngày lạnh
Chè sắn ngon nhất khi thưởng thức nóng và ăn trong những ngày lạnh. Công thức đơn giản, dễ làm với những nguyên liệu đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có trong nhà. Chị em lưu ngay công thức để nấu cho gia đình trong tiết trời bắt đầu chuyển đông nhé.