TUVM
Well-known member
Để tránh bị lừa đảo tình cảm trực tuyến, người dùng mạng xã hội cần xác minh danh tính đối tác, không giao dịch tài chính, không gửi ảnh nhạy cảm.
Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 37% so với 6 tháng cuối năm 2022. Theo thống kê, có 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng từ trẻ em đến sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng đến người cao tuổi.
Mỗi nhóm đối tượng thường là nạn nhân của các hình thức lừa đảo khác nhau, chẳng hạn như nhóm sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng thường bị nhắm đến bởi chiêu trò “tuyển cộng tác viên online”, nhóm người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân của trò “combo du lịch giá rẻ”. Tuy nhiên, tất cả các nhóm từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi đều có thể trở thành nạn nhân của hình thức “lừa đảo tình cảm”.
Theo Cục ATTT, với hình thức lừa đảo này, kẻ lừa đảo lập hồ sơ cá nhân giả mạo sau đó tiếp cận nạn nhân qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web hẹn hò hoặc diễn đàn. Những hình ảnh chia sẻ với nạn nhân thường là ảnh đánh cắp của người khác, có ngoại hình đẹp.
“Kẻ lừa đảo tạo một mối quan hệ tình cảm giả với nạn nhân bằng cách sử dụng các chiêu trò như tán tỉnh, chia sẻ câu chuyện cảm động hoặc đưa ra lời hứa”, theo báo cáo. Sau đó, với các nhóm đối tượng khác nhau, kẻ lừa đảo sẽ tìm các cách để trục lợi, có thể là dẫn dụ gửi hình ảnh, video nhạy cảm rồi tống tiền, hoặc thuyết phục nạn nhân đầu tư vào những sàn giao dịch giả mạo.
Cơ quan chức năng cảnh báo người dùng mạng xã hội không quá nhanh tin tưởng một người mới gặp qua mạng, thay vào đó cần cảnh giác và tìm cách xác thực danh tính, số điện thoại liên lạc, địa chỉ trước khi thực hiện những thao tác gửi tiền, gửi thông tin cá nhân, đầu tư. Cục ATTT cũng lưu ý người dùng cần tránh chia sẻ hình ảnh hoặc video nhạy cảm, vì các thông tin này thường bị dùng để tống tiền.
“Người dùng mạng xã hội không nên tin tưởng vào các lời hứa và cam kết không rõ ràng hoặc quá hấp dẫn. Kẻ lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò để tạo ra sự tin tưởng và dụ dỗ nạn nhân, hãy luôn kiểm tra và xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến tài chính hoặc gửi thông tin”, báo cáo lưu ý.
Theo đại diện Cục ATTT, khó lấy lại được tiền khi bị lừa đảo trực tuyến vì kẻ lừa đảo thường sử dụng thông tin mạo danh, do đó người dân cần phải trang bị các kiến thức cần thiết để nhận biết các dạng lừa đảo. “Trong trường hợp bị mắc kẹt trong một cuộc lừa đảo và đối mặt với yêu cầu tống tiền hoặc chiếm đoạt tài sản, hãy giữ bình tĩnh và đặt sự an toàn cá nhân lên hàng đầu. Không bao giờ đồng ý chuyển khoản tiền, gửi hàng hoặc cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm. Báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng và yêu cầu hỗ trợ”, cơ quan này cho biết.
|
Lừa đảo tình cảm là hình thức lừa đảo trực tuyến nhắm đến tất cả các nhóm tuổi. Thông thường kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu chuyển tiền, đầu tư hoặc gửi hình ảnh nhạy cảm. Ảnh: Shutterstock. |
Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 37% so với 6 tháng cuối năm 2022. Theo thống kê, có 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng từ trẻ em đến sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng đến người cao tuổi.
Mỗi nhóm đối tượng thường là nạn nhân của các hình thức lừa đảo khác nhau, chẳng hạn như nhóm sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng thường bị nhắm đến bởi chiêu trò “tuyển cộng tác viên online”, nhóm người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân của trò “combo du lịch giá rẻ”. Tuy nhiên, tất cả các nhóm từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi đều có thể trở thành nạn nhân của hình thức “lừa đảo tình cảm”.
Theo Cục ATTT, với hình thức lừa đảo này, kẻ lừa đảo lập hồ sơ cá nhân giả mạo sau đó tiếp cận nạn nhân qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web hẹn hò hoặc diễn đàn. Những hình ảnh chia sẻ với nạn nhân thường là ảnh đánh cắp của người khác, có ngoại hình đẹp.
“Kẻ lừa đảo tạo một mối quan hệ tình cảm giả với nạn nhân bằng cách sử dụng các chiêu trò như tán tỉnh, chia sẻ câu chuyện cảm động hoặc đưa ra lời hứa”, theo báo cáo. Sau đó, với các nhóm đối tượng khác nhau, kẻ lừa đảo sẽ tìm các cách để trục lợi, có thể là dẫn dụ gửi hình ảnh, video nhạy cảm rồi tống tiền, hoặc thuyết phục nạn nhân đầu tư vào những sàn giao dịch giả mạo.
Cơ quan chức năng cảnh báo người dùng mạng xã hội không quá nhanh tin tưởng một người mới gặp qua mạng, thay vào đó cần cảnh giác và tìm cách xác thực danh tính, số điện thoại liên lạc, địa chỉ trước khi thực hiện những thao tác gửi tiền, gửi thông tin cá nhân, đầu tư. Cục ATTT cũng lưu ý người dùng cần tránh chia sẻ hình ảnh hoặc video nhạy cảm, vì các thông tin này thường bị dùng để tống tiền.
“Người dùng mạng xã hội không nên tin tưởng vào các lời hứa và cam kết không rõ ràng hoặc quá hấp dẫn. Kẻ lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò để tạo ra sự tin tưởng và dụ dỗ nạn nhân, hãy luôn kiểm tra và xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến tài chính hoặc gửi thông tin”, báo cáo lưu ý.
Theo đại diện Cục ATTT, khó lấy lại được tiền khi bị lừa đảo trực tuyến vì kẻ lừa đảo thường sử dụng thông tin mạo danh, do đó người dân cần phải trang bị các kiến thức cần thiết để nhận biết các dạng lừa đảo. “Trong trường hợp bị mắc kẹt trong một cuộc lừa đảo và đối mặt với yêu cầu tống tiền hoặc chiếm đoạt tài sản, hãy giữ bình tĩnh và đặt sự an toàn cá nhân lên hàng đầu. Không bao giờ đồng ý chuyển khoản tiền, gửi hàng hoặc cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm. Báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng và yêu cầu hỗ trợ”, cơ quan này cho biết.