Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tam Thanh có thêm gần 20 bức tranh tường, 30 tranh thuyền thúng và nhiều tác phẩm được làm mới, nhằm tô điểm cho làng bích họa, thu hút thêm khách đến.
Làng bích họa Tam Thanh một mặt giáp biển, mặt còn lại giáp sông Trường Giang, cách TP Tam Kỳ khoảng 7 km.
Tháng 6/2016, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc thực hiện dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn - Việt tại xã Tam Thanh với hơn 100 bức họa. Dự án biến làng chài hoang sơ thành làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam, đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tạo thêm sinh kế cho người dân.
Qua thời gian, các bức họa dần phai màu, một số xuống cấp, tranh ở làng Tam Thanh từng được vẽ lại nhiều lần. Cuối tháng 5/2024, gần 20 bức bích họa được 120 họa sĩ đến từ các tỉnh thành vẽ thêm trên tường những ngôi nhà ở xã Tam Thanh.
Những tác phẩm nằm trong chương trình "Bồi đắp sản phẩm nghệ thuật tại làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh năm 2024", vẽ từ 20/5. Nội dung thể hiện các loài sinh vật biển, con người, cảnh quan, cuộc sống thường ngày của người dân làng chài.
Mỗi năm Tam Kỳ tổ chức nhiều chương trình vẽ bích họa để làm đẹp cho làng. Trong ảnh là các họa sĩ vẽ tranh tái hiện cuộc sống người dân Tam Thanh chèo thuyền thúng đánh bắt cá.
Làng Tam Thanh cũng từng được vẽ thêm 25 tranh tường, 60 tranh trên chum vại, 55 tranh trên thuyền thúng và 9 tác phẩm điêu khắc vào cuối tháng 4/2023. Tuy nhiên, nhiều bức bị chê, như bức vẽ "con bò không ra con bò, người cũng không ra người", hình thù "giống như chiếc quan tài".
Rút kinh nghiệm từ năm 2023, lần này tranh vẽ được lên ý tưởng từ trước. Khi tiến hành vẽ sẽ thông qua chủ nhà, sau đó họa sĩ thực hiện lên tường.
Các giáo viên mỹ thuật ở TP Tam Kỳ đang hoàn thành bức tranh dài hơn 10 m, cao 3 m. Tranh thể hiện cảnh kéo lưới và sinh hoạt của người dân vùng biển.
Các tác phẩm hầu hết có màu sắc nổi bật, được lên mẫu sẵn, phác thảo lên tường rồi mới đổ màu.
Các nghệ sĩ vẽ tranh được chính quyền hỗ trợ ăn ở, đi lại. Ngoài tranh, hơn 33 tác phẩm trên thuyền thúng, 50 mái chèo, nhiều tác phẩm điêu khắc hoàn thành được sắp đặt, trưng bày.
Họa sĩ lăn sơn cho tác phẩm Rùa biển, được vẽ trên tường và cửa sổ của một ngôi nhà.
Đây là động vật quý hiếm. Thời gian qua, người dân làng thả lưới bắt được một số cá thể rùa, đã bàn giao cho cơ quan chức năng thả về biển.
Chị Elodie, du khách đến từ Pháp, chụp hình trước tranh bích họa. Chị cùng gia đình đến Việt Nam du lịch lần đầu và biết làng Tam Thanh trên bản đồ du lịch Quảng Nam. "Tranh vẽ trên tường rất đẹp. Tranh ở trong nhà nhưng người dân rất thân thiện mời vào tham quan nên tôi đi hết các nơi để chụp ảnh", chị Elodie nói.
Ngoài tranh bích họa, đến Tam Thanh, du khách còn chiêm ngưỡng con đường thuyền thúng, với hàng chục thuyền thúng được họa sĩ vẽ và trưng bày dọc đường, bãi biển.
Họa sĩ Hoàng Dung đến từ Hà Nội vẽ tranh trên chum được sắp đặt bên biển. Trước đó chị cùng cộng sự đã hoàn thành hai bức tranh trên tường nhà dân. "Đây là lần thứ hai tôi đến làng này vẽ tranh, nhằm góp phần làm đẹp cho làng", chị Dung nói.
Những bức tường rực rỡ sắc màu ở làng.
Năm 2017, làng Tam Thanh được Hội đồng giải thưởng cảnh quan châu Á trao giải Cảnh quan châu Á năm 2017. Tháng 6/2023, làng nghệ thuật này được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh công nhận là điểm du lịch.
Làng bích họa Tam Thanh một mặt giáp biển, mặt còn lại giáp sông Trường Giang, cách TP Tam Kỳ khoảng 7 km.
Tháng 6/2016, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc thực hiện dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn - Việt tại xã Tam Thanh với hơn 100 bức họa. Dự án biến làng chài hoang sơ thành làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam, đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tạo thêm sinh kế cho người dân.
Qua thời gian, các bức họa dần phai màu, một số xuống cấp, tranh ở làng Tam Thanh từng được vẽ lại nhiều lần. Cuối tháng 5/2024, gần 20 bức bích họa được 120 họa sĩ đến từ các tỉnh thành vẽ thêm trên tường những ngôi nhà ở xã Tam Thanh.
Những tác phẩm nằm trong chương trình "Bồi đắp sản phẩm nghệ thuật tại làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh năm 2024", vẽ từ 20/5. Nội dung thể hiện các loài sinh vật biển, con người, cảnh quan, cuộc sống thường ngày của người dân làng chài.
Mỗi năm Tam Kỳ tổ chức nhiều chương trình vẽ bích họa để làm đẹp cho làng. Trong ảnh là các họa sĩ vẽ tranh tái hiện cuộc sống người dân Tam Thanh chèo thuyền thúng đánh bắt cá.
Làng Tam Thanh cũng từng được vẽ thêm 25 tranh tường, 60 tranh trên chum vại, 55 tranh trên thuyền thúng và 9 tác phẩm điêu khắc vào cuối tháng 4/2023. Tuy nhiên, nhiều bức bị chê, như bức vẽ "con bò không ra con bò, người cũng không ra người", hình thù "giống như chiếc quan tài".
Rút kinh nghiệm từ năm 2023, lần này tranh vẽ được lên ý tưởng từ trước. Khi tiến hành vẽ sẽ thông qua chủ nhà, sau đó họa sĩ thực hiện lên tường.
Các giáo viên mỹ thuật ở TP Tam Kỳ đang hoàn thành bức tranh dài hơn 10 m, cao 3 m. Tranh thể hiện cảnh kéo lưới và sinh hoạt của người dân vùng biển.
Các tác phẩm hầu hết có màu sắc nổi bật, được lên mẫu sẵn, phác thảo lên tường rồi mới đổ màu.
Các nghệ sĩ vẽ tranh được chính quyền hỗ trợ ăn ở, đi lại. Ngoài tranh, hơn 33 tác phẩm trên thuyền thúng, 50 mái chèo, nhiều tác phẩm điêu khắc hoàn thành được sắp đặt, trưng bày.
Họa sĩ lăn sơn cho tác phẩm Rùa biển, được vẽ trên tường và cửa sổ của một ngôi nhà.
Đây là động vật quý hiếm. Thời gian qua, người dân làng thả lưới bắt được một số cá thể rùa, đã bàn giao cho cơ quan chức năng thả về biển.
Chị Elodie, du khách đến từ Pháp, chụp hình trước tranh bích họa. Chị cùng gia đình đến Việt Nam du lịch lần đầu và biết làng Tam Thanh trên bản đồ du lịch Quảng Nam. "Tranh vẽ trên tường rất đẹp. Tranh ở trong nhà nhưng người dân rất thân thiện mời vào tham quan nên tôi đi hết các nơi để chụp ảnh", chị Elodie nói.
Ngoài tranh bích họa, đến Tam Thanh, du khách còn chiêm ngưỡng con đường thuyền thúng, với hàng chục thuyền thúng được họa sĩ vẽ và trưng bày dọc đường, bãi biển.
Họa sĩ Hoàng Dung đến từ Hà Nội vẽ tranh trên chum được sắp đặt bên biển. Trước đó chị cùng cộng sự đã hoàn thành hai bức tranh trên tường nhà dân. "Đây là lần thứ hai tôi đến làng này vẽ tranh, nhằm góp phần làm đẹp cho làng", chị Dung nói.
Những bức tường rực rỡ sắc màu ở làng.
Năm 2017, làng Tam Thanh được Hội đồng giải thưởng cảnh quan châu Á trao giải Cảnh quan châu Á năm 2017. Tháng 6/2023, làng nghệ thuật này được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh công nhận là điểm du lịch.