Thanh Thúy
Well-known member
Sau sự cố cập nhật phần mềm khiến hàng triệu máy tính Windows trên toàn cầu "chết đứng", CrowdStrike đã gửi voucher ăn uống UberEats trị giá 10 USD (khoảng 250 nghìn đồng) để xin lỗi người dùng. Tuy nhiên, hành động này lại bị cho là thiếu thành ý, thậm chí còn phản tác dụng khi nhiều voucher bị hủy trước khi người dùng kịp sử dụng.
Vào hôm thứ Sáu tuần trước, hàng loạt kỹ thuật viên và người dùng trên khắp thế giới đã phải chịu đựng cảnh tượng chưa từng có "màn hình xanh chết chóc" (BSOD) xuất hiện trên ước tính khoảng 8,5 triệu máy tính Windows, báo hiệu một lỗi hệ thống nghiêm trọng. Sự cố tê liệt này đã gây ra cảnh hỗn loạn trên diện rộng tại các sân bay lớn như Amsterdam, Berlin, Dubai, London và khắp nước Mỹ. Nhiều bệnh viện đã phải lên lịch lại các ca phẫu thuật, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ.
Nguyên nhân được xác định là do lỗi cập nhật phần mềm của CrowdStrike. Và để xoa dịu dư luận, công ty này đã gửi email xin lỗi cùng voucher UberEats trị giá 10 USD đến người dùng vào hôm thứ Ba. Trong email, CrowdStrike thừa nhận rằng lỗi của họ đã dẫn đến "thêm việc" cho người dùng, và gửi lời "cảm ơn chân thành và lời xin lỗi vì sự bất tiện này". Thậm chí, họ còn viết thêm: "Ly cà phê tiếp theo hoặc bữa ăn nhẹ đêm khuya của bạn là của chúng tôi!" cùng hướng dẫn đổi thẻ quà tặng trực tuyến.
Thế nhưng, có vẻ như CrowdStrike sẽ sớm phải xin lỗi thêm một lần nữa vì lời xin lỗi "lệch pha" của mình, bởi một số người nhận được voucher cho biết món quà xin lỗi của họ đã bị hủy trước khi họ có cơ hội sử dụng. Trang tin TechCrunch cũng đã thử kiểm tra một trong các voucher này và nhận được thông báo thẻ đã bị "bên phát hành hủy và không còn hiệu lực".
Giám đốc điều hành (CEO) CrowdStrike - ông George Kurtz - trước đó đã cam kết sẽ minh bạch hoàn toàn về những gì đã xảy ra. Và có vẻ như ông sẽ bị gây áp lực phải thực hiện tốt cam kết đó, khi Quốc hội Mỹ đã yêu cầu ông làm chứng trước một ủy ban của Hạ viện.
Tính đến thứ Tư, công ty đã giải thích rằng sự cố xảy ra khi bản cập nhật khẩn cấp "Rapid Response Content" đang được tiến hành và bộ phận kiểm duyệt nội dung đã không phát hiện ra đoạn mã gây lỗi trước khi bản cập nhật được phát hành trên toàn thế giới. Vấn đề đặt ra lúc này là, quy trình kiểm soát chất lượng của CrowdStrike đã có "lỗ hổng" lớn như thế nào mà lại để xảy ra sai sót nghiêm trọng đến vậy?
Phiếu quà tặng 10 USD rõ ràng là một động thái mang tính tượng trưng, không nhằm mục đích bồi thường cho toàn bộ thiệt hại do sự cố gián đoạn gây ra. Thay vào đó, nó thể hiện nỗ lực của CrowdStrike trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và khách hàng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc hủy đổi quà lại cho thấy rằng ngay cả một hành động ăn năn nhỏ nhất từ CrowdStrike cũng có thể gặp lỗi.
Vào hôm thứ Sáu tuần trước, hàng loạt kỹ thuật viên và người dùng trên khắp thế giới đã phải chịu đựng cảnh tượng chưa từng có "màn hình xanh chết chóc" (BSOD) xuất hiện trên ước tính khoảng 8,5 triệu máy tính Windows, báo hiệu một lỗi hệ thống nghiêm trọng. Sự cố tê liệt này đã gây ra cảnh hỗn loạn trên diện rộng tại các sân bay lớn như Amsterdam, Berlin, Dubai, London và khắp nước Mỹ. Nhiều bệnh viện đã phải lên lịch lại các ca phẫu thuật, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ.
Nguyên nhân được xác định là do lỗi cập nhật phần mềm của CrowdStrike. Và để xoa dịu dư luận, công ty này đã gửi email xin lỗi cùng voucher UberEats trị giá 10 USD đến người dùng vào hôm thứ Ba. Trong email, CrowdStrike thừa nhận rằng lỗi của họ đã dẫn đến "thêm việc" cho người dùng, và gửi lời "cảm ơn chân thành và lời xin lỗi vì sự bất tiện này". Thậm chí, họ còn viết thêm: "Ly cà phê tiếp theo hoặc bữa ăn nhẹ đêm khuya của bạn là của chúng tôi!" cùng hướng dẫn đổi thẻ quà tặng trực tuyến.
Thế nhưng, có vẻ như CrowdStrike sẽ sớm phải xin lỗi thêm một lần nữa vì lời xin lỗi "lệch pha" của mình, bởi một số người nhận được voucher cho biết món quà xin lỗi của họ đã bị hủy trước khi họ có cơ hội sử dụng. Trang tin TechCrunch cũng đã thử kiểm tra một trong các voucher này và nhận được thông báo thẻ đã bị "bên phát hành hủy và không còn hiệu lực".
Giám đốc điều hành (CEO) CrowdStrike - ông George Kurtz - trước đó đã cam kết sẽ minh bạch hoàn toàn về những gì đã xảy ra. Và có vẻ như ông sẽ bị gây áp lực phải thực hiện tốt cam kết đó, khi Quốc hội Mỹ đã yêu cầu ông làm chứng trước một ủy ban của Hạ viện.
Tính đến thứ Tư, công ty đã giải thích rằng sự cố xảy ra khi bản cập nhật khẩn cấp "Rapid Response Content" đang được tiến hành và bộ phận kiểm duyệt nội dung đã không phát hiện ra đoạn mã gây lỗi trước khi bản cập nhật được phát hành trên toàn thế giới. Vấn đề đặt ra lúc này là, quy trình kiểm soát chất lượng của CrowdStrike đã có "lỗ hổng" lớn như thế nào mà lại để xảy ra sai sót nghiêm trọng đến vậy?
Phiếu quà tặng 10 USD rõ ràng là một động thái mang tính tượng trưng, không nhằm mục đích bồi thường cho toàn bộ thiệt hại do sự cố gián đoạn gây ra. Thay vào đó, nó thể hiện nỗ lực của CrowdStrike trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và khách hàng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc hủy đổi quà lại cho thấy rằng ngay cả một hành động ăn năn nhỏ nhất từ CrowdStrike cũng có thể gặp lỗi.