Trần Trọng Luân
Guest
Sự phát triển nhanh đòi hỏi phải có ba cách thức: tiếp thị xã hội, tiếp thị trải nghiệm và tiếp thị ảnh hưởng.
Trước khi có mạng xã hội, các thương hiệu đã phải tự quảng bá cho chính mình. Công ty giải khát này ắt hẳn đã tự tay dựng nên một biển báo Coca-Cola. Ngày nay, một bài viết về Coca-Cola trên mạng xã hội có thể được viết bởi bất kỳ ai.
Đây là một con dao hai lưỡi đối với các thương hiệu. Một mặt là người tiêu dùng sẽ không chần chừ việc chia sẻ về trải nghiệm thông thường của họ, và 97% người tiêu dùng cũng thường xuyên đọc các bài review trên mạng.
Mặt khác là lời nói của một khách hàng hài lòng có thể ăn đứt bất cứ loại quảng cáo hay bưu phẩm nào mà tiền có thể mua được.
Vậy làm thế nào để các thương hiệu gặt hái thêm nhiều khách hàng vui vẻ? Sự phát triển nhanh đòi hỏi phải có ba cách thức: tiếp thị xã hội, tiếp thị trải nghiệm và tiếp thị ảnh hưởng.
Tôi ủng hộ cho việc đặt nhân viên lên hàng đầu – khi bạn làm vậy, nhân viên sẽ cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời. Nỗ lực làm việc chăm chỉ và chu đáo của nhân viên bạn sẽ tạo nên lòng trung thành trong khách hàng. Những khách hàng này sẽ có khả năng trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ cho công ty bạn.
Nỗ lực làm việc chăm chỉ và chu đáo của nhân viên bạn sẽ tạo nên lòng trung thành trong khách hàng.
Một công ty tôi phỏng vấn đã ngần ngại trong việc để khách hàng truyền miệng ý kiến của họ về sản phẩm của công ty; vị CEO đã lo lắng rằng khách hàng sẽ không thể hiện rõ được giá trị của thương hiệu.
Nhưng khi tiến hành việc phân tích các chi phí tiếp thị, chúng tôi phát hiện ra rằng công ty này đã có thể tiết kiệm được 57.000 USD mỗi năm nếu họ đã khuyến khích việc khách hàng sử dụng mạng xã hội để ủng hộ cho công ty. Nói theo cách khác thì tốc độ phát triển của họ đã có thể nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Các thương hiệu không thể buộc khách hàng nói tốt về họ trên mạng xã hội. Nhưng nếu sử dụng 4 chiến lược sau đây, họ có thể tăng khả năng việc đó sẽ thành hiện thực:
1. Ưu tiên hàng thật
Mặc cho độ xác thực của một thương hiệu đều quan trọng với mọi thế hệ nhà tiêu dùng, thế hệ Y (sinh từ khoảng năm 1980 đến đầu thập niên 2000) lại chú trọng đến điều này nhất: 9 trong 10 người tiêu dùng bảo họ thích sản phẩm “hàng thật và hữu cơ” hơn là “hoàn hảo và tiện lợi”.
Thế hệ Y quan tâm nhiều đến nỗi vào năm 2017, 3 trên 10 người tiêu dùng chia sẻ rằng họ đã bỏ theo dõi một thương hiệu sau khi thấy những gì họ cho là “hàng không thật”.
Độ xác thực có thể hơi khó xác định, nhưng không khó để thực thi. Mahesh Chaddah, nhà đồng sáng lập của trang web du lịch Reservations.com, chia sẻ rằng các thương hiệu nên có những giao tiếp rõ ràng, cung cấp những lời khuyên khách hàng có thể nghe theo và giảm việc phô trương hết sức có thể.
Mahesh Chaddah cũng nghĩ rằng việc tạo nên tiếng nói là rất quan trọng đối với các thương hiệu, một phần vì họ không thể quản lý được những nội dung khách hàng tạo ra – 85% trong đó được người tiêu dùng coi là mang tính ảnh hưởng hơn bất cứ mọi hình thức giao tiếp nào của thương hiệu đó – cho tới khi họ có thể tạo dựng được tiếng nói riêng của mình.
2. Xây dựng một tầm ảnh hưởng lớn
Theo như diễn đàn tiếp thị ảnh hưởng SocialPubli.com thì có lý do để 93% nhà tiếp thị sử dụng tiếp thị ảnh hưởng. Thậm chí 6 trên 10 nhà tiếp thị đang tăng ngân sách của họ vào năm 2019. Khi một người gây ảnh hưởng đề xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, những người theo dõi anh/cô cũng sẽ muốn được kết nối tới nó.
Các người gây ảnh hưởng đặc biệt rất hiệu quả trong những lĩnh vực nhất định, như mỹ phẩm chẳng hạn. Nhưng bạn phải đề phòng một điều rằng không người gây ảnh hưởng nào có thể được tất cả mọi người yêu thích cả.
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa một người gây ảnh hưởng nhanh trí và phức tạp với một người gây ảnh hưởng vui tươi và thu hút – tất cả đều phụ thuộc vào liệu tiếng nói của người gây ảnh hưởng đó có phù hợp với tiếng nói của thương hiệu hay không.
3. Tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời
Gần như ¾ dân số nước Mỹ đều ưa thích việc trải nghiệm thực tế hơn các sản phẩm thông thường. Thay vì phân phát bút viết hay bình nước và mong rồi sẽ có người thấy chúng, hãy cho khách hàng một trải nghiệm.
Thay vì phân phát bút viết hay bình nước và mong rồi sẽ có người thấy chúng, hãy cho khách hàng một trải nghiệm. Ảnh: Fujitsu Global.
Họ sẽ không chỉ trân trọng công ty hơn mà rất có thể họ sẽ chia sẻ về nó trên mạng xã hội – như vậy sẽ lan rộng danh tiếng của công ty hơn trước.
Vậy các thương hiệu có thể mang lại những trải nghiệm như thế nào? Sự liên quan tới thương hiệu và tính lan rộng là cực kỳ quan trọng. Khi Greater Palm Springs Convention & Visitors Bureau muốn những người dân Manhattan đặt vé bay trực tiếp từ thành phố New York, họ đã bảo các nhà tiêu dùng hãy đập phá các tảng băng bằng bất cứ mọi dụng cụ nào họ có để “thoát khỏi cái lạnh” của mùa đông.
Những người tham gia không chỉ đã giành được những giải thưởng giữ ấm ở bên trong mà một người dân New York may mắn cũng đã thắng được một chuyến du lịch miễn phí.
Sự kiện này liên kết với nhiệm vụ của Greater Palm Springs Convention & Visitors Bureau. Thêm nữa, nó đã thu hút được sự chú ý của hàng trăm người dân thành phố New York (và hơn thế nữa) trên mạng xã hội.
4. Khuyến khích việc chia sẻ
Một sản phẩm hay nhất cũng không thể mang lại nhiều lợi ích nếu không ai thấy được nó. Hãy tận dụng những phần thưởng nhỏ nhoi, chẳng hạn như thử qua sản phẩm, tham quan nhà máy hay cung cấp thêm dịch vụ miễn phí – để khuyến khích nhà tiêu dùng chia sẻ những nội dung tích cực về thương hiệu lên trên mạng xã hội.
Hãy tận dụng những phần thưởng nhỏ nhoi để khuyến khích nhà tiêu dùng chia sẻ những nội dung tích cực về thương hiệu lên trên mạng xã hội. Ảnh: Top Class Actions.
Những nội dung khách hàng đưa ra có giá trị thật sự, nên hãy đưa ra thêm phần thưởng nếu bài viết trên mạng xã hội của những người dùng này có thể thu hút được nhiều sự chú ý.
Oscar Mayer đã đáp trả bằng cách tặng bánh hot dog và tấm coupon thứ hai cho những nhà tiêu dùng đã đăng ký vào “Taste-a-Monial”.
Một điểm ngoặt chính là Oscar Mayer đã tăng giá trị của tấm coupon thứ 2 đó lên 50 xu mỗi lần Taste-a-Monial nhận được 5000 lượt chia sẻ. Đó là cho tới khi giá trị của tấm coupon bằng với giá trị của thêm một bánh hot dog nữa.
¼ chi phí tiếp thị ở hầu hết mọi công ty có số tiền đáng giá hàng ngàn bánh hot dog – chưa kể đến khoảng thời gian cần thiết để tiếp thị.
Nhiều công ty có thể than thở vì mất đi sự kiểm soát sau khi khách hàng của họ trở thành những người ủng hộ chính, nhưng đây là cách tốt nhất để tận dụng một cách tốt nhất những gì thương hiệu đã vất vả gầy dựng nên.
Trước khi có mạng xã hội, các thương hiệu đã phải tự quảng bá cho chính mình. Công ty giải khát này ắt hẳn đã tự tay dựng nên một biển báo Coca-Cola. Ngày nay, một bài viết về Coca-Cola trên mạng xã hội có thể được viết bởi bất kỳ ai.
Đây là một con dao hai lưỡi đối với các thương hiệu. Một mặt là người tiêu dùng sẽ không chần chừ việc chia sẻ về trải nghiệm thông thường của họ, và 97% người tiêu dùng cũng thường xuyên đọc các bài review trên mạng.
Mặt khác là lời nói của một khách hàng hài lòng có thể ăn đứt bất cứ loại quảng cáo hay bưu phẩm nào mà tiền có thể mua được.
Vậy làm thế nào để các thương hiệu gặt hái thêm nhiều khách hàng vui vẻ? Sự phát triển nhanh đòi hỏi phải có ba cách thức: tiếp thị xã hội, tiếp thị trải nghiệm và tiếp thị ảnh hưởng.
Tôi ủng hộ cho việc đặt nhân viên lên hàng đầu – khi bạn làm vậy, nhân viên sẽ cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời. Nỗ lực làm việc chăm chỉ và chu đáo của nhân viên bạn sẽ tạo nên lòng trung thành trong khách hàng. Những khách hàng này sẽ có khả năng trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ cho công ty bạn.
Nỗ lực làm việc chăm chỉ và chu đáo của nhân viên bạn sẽ tạo nên lòng trung thành trong khách hàng.
Một công ty tôi phỏng vấn đã ngần ngại trong việc để khách hàng truyền miệng ý kiến của họ về sản phẩm của công ty; vị CEO đã lo lắng rằng khách hàng sẽ không thể hiện rõ được giá trị của thương hiệu.
Nhưng khi tiến hành việc phân tích các chi phí tiếp thị, chúng tôi phát hiện ra rằng công ty này đã có thể tiết kiệm được 57.000 USD mỗi năm nếu họ đã khuyến khích việc khách hàng sử dụng mạng xã hội để ủng hộ cho công ty. Nói theo cách khác thì tốc độ phát triển của họ đã có thể nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Các thương hiệu không thể buộc khách hàng nói tốt về họ trên mạng xã hội. Nhưng nếu sử dụng 4 chiến lược sau đây, họ có thể tăng khả năng việc đó sẽ thành hiện thực:
1. Ưu tiên hàng thật
Mặc cho độ xác thực của một thương hiệu đều quan trọng với mọi thế hệ nhà tiêu dùng, thế hệ Y (sinh từ khoảng năm 1980 đến đầu thập niên 2000) lại chú trọng đến điều này nhất: 9 trong 10 người tiêu dùng bảo họ thích sản phẩm “hàng thật và hữu cơ” hơn là “hoàn hảo và tiện lợi”.
Thế hệ Y quan tâm nhiều đến nỗi vào năm 2017, 3 trên 10 người tiêu dùng chia sẻ rằng họ đã bỏ theo dõi một thương hiệu sau khi thấy những gì họ cho là “hàng không thật”.
Độ xác thực có thể hơi khó xác định, nhưng không khó để thực thi. Mahesh Chaddah, nhà đồng sáng lập của trang web du lịch Reservations.com, chia sẻ rằng các thương hiệu nên có những giao tiếp rõ ràng, cung cấp những lời khuyên khách hàng có thể nghe theo và giảm việc phô trương hết sức có thể.
Mahesh Chaddah cũng nghĩ rằng việc tạo nên tiếng nói là rất quan trọng đối với các thương hiệu, một phần vì họ không thể quản lý được những nội dung khách hàng tạo ra – 85% trong đó được người tiêu dùng coi là mang tính ảnh hưởng hơn bất cứ mọi hình thức giao tiếp nào của thương hiệu đó – cho tới khi họ có thể tạo dựng được tiếng nói riêng của mình.
2. Xây dựng một tầm ảnh hưởng lớn
Theo như diễn đàn tiếp thị ảnh hưởng SocialPubli.com thì có lý do để 93% nhà tiếp thị sử dụng tiếp thị ảnh hưởng. Thậm chí 6 trên 10 nhà tiếp thị đang tăng ngân sách của họ vào năm 2019. Khi một người gây ảnh hưởng đề xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, những người theo dõi anh/cô cũng sẽ muốn được kết nối tới nó.
Các người gây ảnh hưởng đặc biệt rất hiệu quả trong những lĩnh vực nhất định, như mỹ phẩm chẳng hạn. Nhưng bạn phải đề phòng một điều rằng không người gây ảnh hưởng nào có thể được tất cả mọi người yêu thích cả.
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa một người gây ảnh hưởng nhanh trí và phức tạp với một người gây ảnh hưởng vui tươi và thu hút – tất cả đều phụ thuộc vào liệu tiếng nói của người gây ảnh hưởng đó có phù hợp với tiếng nói của thương hiệu hay không.
3. Tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời
Gần như ¾ dân số nước Mỹ đều ưa thích việc trải nghiệm thực tế hơn các sản phẩm thông thường. Thay vì phân phát bút viết hay bình nước và mong rồi sẽ có người thấy chúng, hãy cho khách hàng một trải nghiệm.
Thay vì phân phát bút viết hay bình nước và mong rồi sẽ có người thấy chúng, hãy cho khách hàng một trải nghiệm. Ảnh: Fujitsu Global.
Họ sẽ không chỉ trân trọng công ty hơn mà rất có thể họ sẽ chia sẻ về nó trên mạng xã hội – như vậy sẽ lan rộng danh tiếng của công ty hơn trước.
Vậy các thương hiệu có thể mang lại những trải nghiệm như thế nào? Sự liên quan tới thương hiệu và tính lan rộng là cực kỳ quan trọng. Khi Greater Palm Springs Convention & Visitors Bureau muốn những người dân Manhattan đặt vé bay trực tiếp từ thành phố New York, họ đã bảo các nhà tiêu dùng hãy đập phá các tảng băng bằng bất cứ mọi dụng cụ nào họ có để “thoát khỏi cái lạnh” của mùa đông.
Những người tham gia không chỉ đã giành được những giải thưởng giữ ấm ở bên trong mà một người dân New York may mắn cũng đã thắng được một chuyến du lịch miễn phí.
Sự kiện này liên kết với nhiệm vụ của Greater Palm Springs Convention & Visitors Bureau. Thêm nữa, nó đã thu hút được sự chú ý của hàng trăm người dân thành phố New York (và hơn thế nữa) trên mạng xã hội.
4. Khuyến khích việc chia sẻ
Một sản phẩm hay nhất cũng không thể mang lại nhiều lợi ích nếu không ai thấy được nó. Hãy tận dụng những phần thưởng nhỏ nhoi, chẳng hạn như thử qua sản phẩm, tham quan nhà máy hay cung cấp thêm dịch vụ miễn phí – để khuyến khích nhà tiêu dùng chia sẻ những nội dung tích cực về thương hiệu lên trên mạng xã hội.
Hãy tận dụng những phần thưởng nhỏ nhoi để khuyến khích nhà tiêu dùng chia sẻ những nội dung tích cực về thương hiệu lên trên mạng xã hội. Ảnh: Top Class Actions.
Những nội dung khách hàng đưa ra có giá trị thật sự, nên hãy đưa ra thêm phần thưởng nếu bài viết trên mạng xã hội của những người dùng này có thể thu hút được nhiều sự chú ý.
Oscar Mayer đã đáp trả bằng cách tặng bánh hot dog và tấm coupon thứ hai cho những nhà tiêu dùng đã đăng ký vào “Taste-a-Monial”.
Một điểm ngoặt chính là Oscar Mayer đã tăng giá trị của tấm coupon thứ 2 đó lên 50 xu mỗi lần Taste-a-Monial nhận được 5000 lượt chia sẻ. Đó là cho tới khi giá trị của tấm coupon bằng với giá trị của thêm một bánh hot dog nữa.
¼ chi phí tiếp thị ở hầu hết mọi công ty có số tiền đáng giá hàng ngàn bánh hot dog – chưa kể đến khoảng thời gian cần thiết để tiếp thị.
Nhiều công ty có thể than thở vì mất đi sự kiểm soát sau khi khách hàng của họ trở thành những người ủng hộ chính, nhưng đây là cách tốt nhất để tận dụng một cách tốt nhất những gì thương hiệu đã vất vả gầy dựng nên.