linh_449
Linh Linhh
1. Đánh giá tác động của cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực xảy đến không phải luôn luôn xấu. Thỉnh thoảng, khi cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên sẽ trở thành một gia vị làm cuộc sống trở nên thú vị, độc đáo và sôi động hơn.
Điều quan trọng là bạn cần nhận biết khi nào cảm xúc tiêu cực trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Muốn biết được điều này, bạn cần xác định được những ảnh hưởng hữu hình mà nó gây ra, có thể là:
2. Kiểm soát cảm xúc đúng chỗ
Khi bạn kìm nén cảm xúc, bạn đang ngăn bản thân trải nghiệm và bộc lộ cảm xúc. Điều này có thể xảy ra một cách có ý thức hoặc vô thức. Một trong hai có thể góp phần vào các vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm:
3. Xác định cảm xúc
Học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc dành một chút thời gian để kiểm tra tâm trạng của bản thân trong các tình huống nhất định.
Ví dụ, bạn và bạn thân đang lên kế hoạch đi chơi. Lúc đầu, 2 người đã xác định thời gian, địa điểm cụ thể, nhưng sau đó, người kia báo bận và hủy cuộc hẹn ngay trước giờ hẹn, khi bạn đã chuẩn bị xong xuôi.
Tâm trạng của bạn sẽ thế nào? Có thể bạn sẽ hình dung rằng bản thân vô cùng tức giận, không ngừng suy nghĩ, ném điện thoại hoặc đá bàn ghế làm trầy xước ngón chân. Trước khi để cảm xúc tiêu cực nuốt chửng, hãy học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc dành chút thời gian suy nghĩ để thấu hiểu cảm xúc của bản thân:
Có thể mất một thời gian trước khi phản hồi này trở thành thói quen. Với việc luyện tập, thực hiện các bước này trong đầu, bạn sẽ làm quen dễ dàng hơn.
Để kiểm soát cảm xúc tốt bạn cần xác định cảm xúc của mình
4. Chấp nhận cảm xúc của chính mình
Bạn nên học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc thay đổi suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực khi chúng ập tới. Ví dụ, bạn cảm thấy khó chịu khi liên tục làm mất chìa khóa khiến bạn đi làm muộn. Thay vì buồn rầu ngày qua ngày, hãy nghĩ khác đi hài hước hơn, đơn giản như “mình nên đặt một món ăn cạnh cửa để nhớ đến chiếc chìa khóa”. Việc chấp nhận cảm xúc của chính mình giúp bạn hài lòng hơn với cuộc sống, ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
5. Viết nhật ký theo tâm trạng
Viết cảm xúc ra giấy giúp bạn suy ngẫm về chúng sâu sắc hơn. Nó cũng giúp bạn nhận ra khi các hoàn cảnh cụ thể như rắc rối trong công việc hoặc xung đột gia đình gây khó kiểm soát cảm xúc. Dựa vào đó để đưa ra các giải pháp để quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.
Viết nhật ký mang lại nhiều lợi ích nhất khi được thực hiện hàng ngày. Giữ nhật ký bên mình và ghi lại những cảm xúc gặp phải, đặc biệt là yếu tố gây ra cảm xúc đó và phản ứng của bạn. Nếu phản ứng của bạn không phù hợp, hãy sử dụng nhật ký để tìm ra các giải pháp tốt hơn khi vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai.
6. Hít thở sâu
Một trong những bí quyết kiểm soát cảm xúc khác đó chính là thực hiện các bài tập thở sâu. Các bài tập này có thể giúp bạn giữ vững bản thân và lùi lại một bước từ cảm xúc mãnh liệt ban đầu và các phản ứng quá khích muốn tránh.
Lần tới khi cơn tức giận kéo đến, hãy học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc:
Cảm xúc nên thể hiện đúng thời gian và địa điểm. Ví dụ, khóc nức nở không kiểm soát được là cảm xúc thường gặp khi mất đi người thân. Kêu gào, thậm chí đấm vào gối có thể giúp bản giải tỏa tâm trạng.
Đối với các tình huống khác có thể bạn sẽ cần kiềm chế hơn. Ví dụ, với sếp, bạn không nên la hét hoặc lớn tiếng, điều này không giúp ích gì cho bạn cả.
Chú ý quan sát môi trường xung quanh và tùy vào tình huống cụ thể để bộc lộ cảm xúc một cách tốt nhất mà vẫn được người khác tôn trọng và đón nhận.
8. Thay đổi thói quen sống
Việc thực hiện những thay đổi mới trong lối sống có thể giúp bạn tạm thời gác lại cơn tức giận. Một số các hoạt động đơn giản mà bạn có thể thực hiện gồm:
Thiền có thể giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi cảm giác và trải nghiệm. Khi thiền, bạn đang dạy mình trò chuyện với những cảm xúc đó, để ý đến chúng mà không tự đánh giá bản thân hoặc cố gắng thay đổi chúng hoặc khiến chúng biến mất.
Thiền có thể giúp tăng cường nhận thức về các cảm nhận và trải nghiệm gặp phải. Việc học cách chấp nhận mọi cảm xúc có thể giúp bạn điều chỉnh chúng dễ dàng hơn. Từ đó giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
Thiền là phương pháp hữu hiệu giúp bạn kiểm soát cảm xúc
10. Tránh căng thẳng
Trạng thái căng thẳng tăng lên có thể làm việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những người thường kiểm soát tốt cảm xúc cũng có thể gặp khó khăn trong thời gian căng thẳng và stress cao độ. Do đó, việc giảm căng thẳng là yêu cầu cần thiết để kiểm soát cảm xúc.
Một số bí quyết kiểm soát cảm xúc mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
Cảm xúc tiêu cực xảy đến không phải luôn luôn xấu. Thỉnh thoảng, khi cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên sẽ trở thành một gia vị làm cuộc sống trở nên thú vị, độc đáo và sôi động hơn.
Điều quan trọng là bạn cần nhận biết khi nào cảm xúc tiêu cực trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Muốn biết được điều này, bạn cần xác định được những ảnh hưởng hữu hình mà nó gây ra, có thể là:
- Xung đột với bạn bè hoặc các mối quan hệ quan trọng khác
- Gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác
- Gặp rắc rối tại trường học hoặc nơi làm việc
- Thôi thúc sử dụng các chất để kiểm soát cảm xúc
- Bộc phát cảm xúc hoặc hành động
2. Kiểm soát cảm xúc đúng chỗ
Khi bạn kìm nén cảm xúc, bạn đang ngăn bản thân trải nghiệm và bộc lộ cảm xúc. Điều này có thể xảy ra một cách có ý thức hoặc vô thức. Một trong hai có thể góp phần vào các vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm:
- Lo lắng
- Phiền muộn
- Vấn đề về giấc ngủ
- Căng cơ và đau
- Khó kiểm soát căng thẳng
- Lạm dụng chất kích thích
3. Xác định cảm xúc
Học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc dành một chút thời gian để kiểm tra tâm trạng của bản thân trong các tình huống nhất định.
Ví dụ, bạn và bạn thân đang lên kế hoạch đi chơi. Lúc đầu, 2 người đã xác định thời gian, địa điểm cụ thể, nhưng sau đó, người kia báo bận và hủy cuộc hẹn ngay trước giờ hẹn, khi bạn đã chuẩn bị xong xuôi.
Tâm trạng của bạn sẽ thế nào? Có thể bạn sẽ hình dung rằng bản thân vô cùng tức giận, không ngừng suy nghĩ, ném điện thoại hoặc đá bàn ghế làm trầy xước ngón chân. Trước khi để cảm xúc tiêu cực nuốt chửng, hãy học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc dành chút thời gian suy nghĩ để thấu hiểu cảm xúc của bản thân:
- Bạn đang cảm thấy như thế nào? (Thất vọng, bối rối, tức giận)
- Điều gì đã xảy ra khiến bạn cảm thấy như vậy?
- Tình huống có lời giải thích hợp lý không? (Do căng thẳng, bị ốm hoặc đang đối mặt với vấn đề gì đó không tiện giải thích chi tiết)
- Bạn muốn làm gì với cơn tức giận này? (La hét, trút sự bực bội bằng cách ném đồ đạc, nhắn lại một cách thô lỗ)
- Có cách nào tốt hơn để đối phó với chúng không? (Hỏi xem mọi thứ có ổn không. Hãy hỏi khi nào người kia rảnh. Hãy đi dạo hoặc chạy bộ)
Có thể mất một thời gian trước khi phản hồi này trở thành thói quen. Với việc luyện tập, thực hiện các bước này trong đầu, bạn sẽ làm quen dễ dàng hơn.
Để kiểm soát cảm xúc tốt bạn cần xác định cảm xúc của mình
4. Chấp nhận cảm xúc của chính mình
Bạn nên học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc thay đổi suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực khi chúng ập tới. Ví dụ, bạn cảm thấy khó chịu khi liên tục làm mất chìa khóa khiến bạn đi làm muộn. Thay vì buồn rầu ngày qua ngày, hãy nghĩ khác đi hài hước hơn, đơn giản như “mình nên đặt một món ăn cạnh cửa để nhớ đến chiếc chìa khóa”. Việc chấp nhận cảm xúc của chính mình giúp bạn hài lòng hơn với cuộc sống, ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
5. Viết nhật ký theo tâm trạng
Viết cảm xúc ra giấy giúp bạn suy ngẫm về chúng sâu sắc hơn. Nó cũng giúp bạn nhận ra khi các hoàn cảnh cụ thể như rắc rối trong công việc hoặc xung đột gia đình gây khó kiểm soát cảm xúc. Dựa vào đó để đưa ra các giải pháp để quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.
Viết nhật ký mang lại nhiều lợi ích nhất khi được thực hiện hàng ngày. Giữ nhật ký bên mình và ghi lại những cảm xúc gặp phải, đặc biệt là yếu tố gây ra cảm xúc đó và phản ứng của bạn. Nếu phản ứng của bạn không phù hợp, hãy sử dụng nhật ký để tìm ra các giải pháp tốt hơn khi vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai.
6. Hít thở sâu
Một trong những bí quyết kiểm soát cảm xúc khác đó chính là thực hiện các bài tập thở sâu. Các bài tập này có thể giúp bạn giữ vững bản thân và lùi lại một bước từ cảm xúc mãnh liệt ban đầu và các phản ứng quá khích muốn tránh.
Lần tới khi cơn tức giận kéo đến, hãy học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc:
- Hít thở từ từ với hơi sâu đến từ cơ hoành, không phải từ ngực. Nó có thể hữu ích để hình dung hơi thở của bạn đang bốc lên từ sâu trong bụng.
- Giữ hơi thở đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
- Lặp lại một câu thần chú như “Tôi bình tĩnh” hoặc “Tôi đang thư giãn”.
Cảm xúc nên thể hiện đúng thời gian và địa điểm. Ví dụ, khóc nức nở không kiểm soát được là cảm xúc thường gặp khi mất đi người thân. Kêu gào, thậm chí đấm vào gối có thể giúp bản giải tỏa tâm trạng.
Đối với các tình huống khác có thể bạn sẽ cần kiềm chế hơn. Ví dụ, với sếp, bạn không nên la hét hoặc lớn tiếng, điều này không giúp ích gì cho bạn cả.
Chú ý quan sát môi trường xung quanh và tùy vào tình huống cụ thể để bộc lộ cảm xúc một cách tốt nhất mà vẫn được người khác tôn trọng và đón nhận.
8. Thay đổi thói quen sống
Việc thực hiện những thay đổi mới trong lối sống có thể giúp bạn tạm thời gác lại cơn tức giận. Một số các hoạt động đơn giản mà bạn có thể thực hiện gồm:
- Đi bộ
- Xem một video vui nhộn
- Nói chuyện với người yêu quý
- Dành thời gian chơi với thú cưng
Thiền có thể giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi cảm giác và trải nghiệm. Khi thiền, bạn đang dạy mình trò chuyện với những cảm xúc đó, để ý đến chúng mà không tự đánh giá bản thân hoặc cố gắng thay đổi chúng hoặc khiến chúng biến mất.
Thiền có thể giúp tăng cường nhận thức về các cảm nhận và trải nghiệm gặp phải. Việc học cách chấp nhận mọi cảm xúc có thể giúp bạn điều chỉnh chúng dễ dàng hơn. Từ đó giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
Thiền là phương pháp hữu hiệu giúp bạn kiểm soát cảm xúc
10. Tránh căng thẳng
Trạng thái căng thẳng tăng lên có thể làm việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những người thường kiểm soát tốt cảm xúc cũng có thể gặp khó khăn trong thời gian căng thẳng và stress cao độ. Do đó, việc giảm căng thẳng là yêu cầu cần thiết để kiểm soát cảm xúc.
Một số bí quyết kiểm soát cảm xúc mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Ngủ đủ giấc
- Dành thời gian để nói chuyện với bạn bè
- Tập thể dục
- Dành thời gian với thiên nhiên
- Dành thời gian để thư giãn và thực hiện các sở thích của bản thân