Làm thế nào để phòng ngừa rạn da cho bà bầu?

Nguyễn May

Well-known member
Khi mang thai, cơ thể của chị em phụ nữ có khả năng thích ứng với những thay đổi lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là những thay đổi sẽ không để lại dấu tích. Rạn da là hiện tượng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân nào gây rạn da khi mang thai?

Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây được chia sẻ từ chuyên gia da liễu để hiểu rõ hơn về tình trạng rạn da khi mang thai và cách phòng ngừa rạn da hiệu quả.

Vết rạn da khi mang thai là gì?

Vết rạn da khi mang bầu là những vết sẹo dài màu hồng, màu đỏ hay màu nâu được hình thành khi da giãn ra hoặc co lại nhanh chóng. Chính sự thay đổi đột ngột này khiến các protein thiết yếu của da, đặc biệt là collagen và elastin bị phá vỡ. Vết rạn da phát triển khi da bắt đầu lành lại.

Ban đầu, vết rạn da thường ngứa, mỏng và có màu hồng, vết rạn dần biến thành sọc dài màu nâu đỏ. Chúng có xu hướng mờ dần thành màu trắng hoặc xám và thường xuất hiện quanh ngực, bụng, mông và đùi.

Vết rạn da xuất hiện ở khoảng 90% phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có chu vi bụng lớn hơn, chỉ số khối cơ thể cao hơn trước khi mang thai và tăng cân nhiều hơn sẽ dễ bị rạn da hơn. Một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là tiền sử gia đình, tuổi tác (theo các nghiên cứu các bà mẹ trẻ có nhiều khả năng bị rạn da hơn), mang thai đôi…

Vết ra da khi mang thai dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng xét về yếu tố thẩm mỹ thì khá nghiêm trọng làm các mẹ cảm thấy thiếu tự tin.

Vết rạn da khi mang thai có tự hết không?
Vết rạn da có xu hướng mờ dần theo thời gian. Vậy để nhiều năm sau, vết rạn da khi mang thai có tự hết? Các mẹ sẽ lấy lại làn da tươi sáng đều màu như trước kia. Theo các chuyên gia, vết rạn da là một dạng xẹp nên chúng không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi làn da của bạn.

Cần phải áp dụng một số biện pháp trị rạn da phù hợp mới có thể thoát khỏi nỗi lo đó. Nhưng cách điều trị rạn da không hề dễ dàng, cần thời gian và sự kiên trì. Nhất là với những vết rạn da lâu năm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất khó. Nên cách tốt nhất là nên phòng ngừa vết rạn da khi mang thai.

Vết rạn da xuất hiện khi nào trong quá trình mang thai?
Vết rạn da thường xuất hiện rõ rệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng tháng thứ sáu hay thứ bảy. Bên cạnh đó, một số bà mẹ xuất hiện vết rạn da ngay sau khi bụng bắt đầu to lên. Vị trí xuất hiện vết rạn da khi mang thai phổ biến vẫn là ở đùi, vùng bụng.
  • Vết rạn da ở đùi: Tăng cân rõ rệt và căng da thường xảy ra ở đùi và chân khi mang thai. Đây là lý do tại sao các vết rạn da thường phát triển ở mặt trong và mặt trên của đùi cũng như phía sau đầu gối.
  • Vết rạn da trên bụng: Các vết rạn da khi mang thai phổ biến ở vùng bụng vì da ở vùng này trải qua quá trình giãn nở mạnh mẽ nhất. Chúng sẽ ngày càng dễ nhận thấy hơn khi bụng bầu của các mẹ tiếp tục lớn hơn.
Đi tìm những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai chắc chắn bạn chưa biết
Vết rạn da thực chất là những vết rách nhỏ ở lớp mô nâng đỡ dưới da của bạn khi nó bị kéo căng trong thời kỳ mang thai. Và mẹ bầu có bị rạn da hay không còn phụ thuộc vào độ đàn hồi của làn da. Nguyên nhân gây rạn da trong quá trình mang thai có thể do yếu tố di truyền. Nếu mẹ bạn bị rạn da thì rất có thể bạn cũng bị rạn da khi mang thai.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt gồm chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cũng thúc đẩy sức khỏe và độ đàn hồi của làn da. Một yếu tố quan trọng cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng bị rạn da là các mẹ tăng bao nhiêu cân khi mang thai và tăng nhanh như thế nào. Tăng cân nhanh chóng khiến mẹ bầu dễ bị rạn da. Da của mẹ bầu càng căng ra nhanh thì càng có nhiều khả năng để lại dấu vết.

Làm thế nào để phòng ngừa rạn da cho bà bầu?
Theo các chuyên gia da liễu, đối với vết rạn da khi mang thai thì "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Các mẹ nên biết cách phòng ngừa rạn da từ sớm khi mang thai. Vậy các mẹ hãy áp dụng ngay một số cách phòng ngừa rạn da khi bắt đầu có tin vui.

Xây dựng chế độ chế độ ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là bước cần thiết để để giảm sự xuất hiện của các vết rạn da khi mang thai. Các bạn cần nhớ rằng, vết rạn hình thành do tăng cân nhanh chóng. Việc tăng cân đó không thể ngăn chặn được vì bạn đang mang thai nhưng hãy cố gắng duy trì ở mức kiểm soát được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai như:
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, ít nhất 4 phần mỗi ngày.
  • Dung nạp các thực phẩm giàu protein nạc như thịt gà, cá, các loại đậu.
  • Cung cấp đầy đủ các sản phẩm từ sữa và các loại vitamin cho cơ thể mẹ bầu.
  • Nên hạn chế ăn đồ ngọt và đường ở mức tối thiểu.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn sao cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Dưỡng ẩm cho làn da 2 lần/ngày
Một cách phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu cũng khá hiệu quả là duy trì một làn da luôn đủ ẩm. Các mẹ có thể đã quá quen thuộc với việc dưỡng ẩm cho vùng da mặt và cổ. Nhưng với vùng da khác trên cơ thể như tay, chân, bụng, hông… thì chưa được quan tâm. Vậy ngay từ bây giờ, các mẹ bầu nên thực hiện ngay việc dưỡng ẩm cho các vùng da còn lại trên cơ thể.

Có thể thoa kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên lành tính 2 lần/ngày để duy trì độ đàn hồi tốt nhất cho làn da. Theo đó, làn da sẽ căng lên và mở rộng hơn khi mẹ bầu tăng cân mà không hình thành các vết rạn da. Chú ý, khi chọn kem dưỡng ẩm body nên chắc chắn thành phần an toàn cho cả mẹ và bé. Để đạt kết quả dưỡng ẩm tối ưu ngăn ngừa vết rạn da hình thành nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

Uống nhiều nước
Kem dưỡng ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho làn da từ bên ngoài là chưa đủ. Các mẹ cần phải dưỡng ẩm cho làn da cả từ bên trong bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Hãy duy trì cho cơ thể đủ nước để các bộ phận khác đều hoạt động trơn tru bình thường và bao gồm cả làn da. Khi mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp các tế bào da hoạt động tốt nhất, tự sửa chữa hay phục hồi và tránh được các vết rạn da.

Nếu mẹ bầu không thể uống đủ 8 ly nước mỗi ngày thì có thể bổ sung thêm bằng cách uống trà nóng hay pha nước chanh, nước cam… Như vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ uống hơn và vẫn đảm bảo đủ nước cho cơ thể cùng làn da.

Tẩy tế bào chết cho những vùng dễ bị rạn da
Tẩy tế bào chết cho vùng da body để tối ưu hóa tác dụng của kem dưỡng ẩm. Vậy nên, các mẹ cần tẩy tế bào chết đều đặn 1-2 lần/tuần cho vùng vùng bụng, hông, đùi và ngực. Các tế bào da chết, khô sần có thể ngăn cản tác dụng của kem dưỡng ẩm hay các loại dưỡng chất khác hấp thu vào sâu bên trong và phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, tẩy da chết cũng thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới cho vùng da bụng, hông, đùi, ngực… trở nên tươi mới, mềm mại hơn ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành vết rạn da mới.

Các mẹ có thể áp dụng một số loại thảo mộc hay thành phần thiên nhiên lành tính để tẩy da chết cho vùng da body. Một số nguyên liệu có thể dùng để tẩy da chết cho mẹ bầu như baking soda, bột yến mạch, bã cà phê... Những thành phần này vừa dễ kiếm vừa thoa trực tiếp lên da mà không gây tổn thương vùng da nhạy cảm của mẹ bầu.

Massage làn da để ngăn ngừa vết rạn da xuất hiện khi mang thai
Mẹ bầu chăm chỉ massage làn da khi kết hợp thoa kem dưỡng ẩm hay kem trị rạn da cũng là cách tăng cường khả năng ngăn ngừa vết rạn da xuất hiện trên cơ thể. Hãy nhẹ nhàng massage các vùng dễ bị rạn da để nhận được những lợi ích như:
  • Duy trì một làn da mềm mại và có đàn hồi tốt.
  • Thúc đẩy dưỡng chất từ các loại kem vào sâu bên trong và phát huy tác dụng nhanh nhất.
  • Những vết rạn da mới hình thành có thể được làm mờ ngay lập tức.
  • Tăng cường lưu thông máu đến các tế bào cho làn da luôn khỏe mạnh, tươi sáng.
Theo các chuyên gia da liễu, để tối đa hiệu quả massage lên vết rạn da nên thoa một lượng kem lên đầu ngón tay. Rồi hãy massage kem này vào da với áp lực nhẹ nhàng và chuyển động tròn nhỏ. Duy trì thực hiện điều này mỗi ngày, các mẹ sẽ thấy hiệu quả thật đáng kinh ngạc.

Phòng ngừa rạn da cho bà bầu cũng không quá khó đúng không nào các mẹ. Hãy thực hiện ngay các cách phòng ngừa rạn da ngay khi mang thai để luôn có làn da mịn màng, tươi sáng đều màu. Đừng để vết rạn da hình thành vì việc điều trị không hề dễ dàng và có thể mẹ phải đồng hành cùng vết rạn da lâu dài.
 
Bên trên