Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Ba, ngày 07/01/2025 11:37 AM (GMT+7)
Chia sẻ
Tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chàng nông dân trẻ tuổi đã biến ý tưởng độc đáo thành hiện thực, tạo nên một khu vườn rau có 1 không 2 đem về nguồn thu nhập đáng mơ ước.
Đến với vườn rau của anh Phạm Thế Tuấn (36 tuổi) tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chắc chắn nhiều người chắc chắn sẽ vô cùng bất ngờ khi thấy rau xanh mọc ra từ những ống nhựa to.
Anh Phạm Thế Tuấn cùng khu vườn có 1 không hai, rau mọc ra từ những ống nhựa.
Đó chính là mô hình trồng rau khí canh mà anh Tuấn đang áp dụng và thành công. Vườn rau độc lạ này không chỉ giúp chàng nông dân 8X àm giàu từ mô hình trồng rau khác biệt mà còn góp phần định hình tương lai nông nghiệp bền vững tại địa phương.
Vườn rau mọc ra từ ống nhựa
Được biết, trước đây anh Tuấn cùng gia đình từng nhiều năm canh tác rau xanh theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, bước ngoặc đến vào năm 2018, sau khi anh Tuấn danh nhiều thời gian nghiên cứu và đã quyết định từ bỏ cách trồng rau truyền thống để bắt đầu thử nghiệm mô hình khí canh trên diện tích 120m².
Với lòng quyết tâm, anh đầu tư lắp đặt 100 ống nhựa phi 200mm, dựng đứng trên nền bê tông để đảm bảo độ chắc chắn. Trên mỗi trụ, anh khoan 50 lỗ, chèn giá thể xơ dừa và bắt đầu trồng cây.
Có những ống rau cao đến 1,85m nên buộc anh Tuấn phải bắc thang để chăm sóc.
Điểm đặc biệt của mô hình này nằm ở hệ thống tưới tự động. Anh Tuấn sử dụng bét phun sương trên đỉnh các ống nhựa, hòa tan nước và phân bón để cung cấp dưỡng chất cho cây. Khi hệ thống hoạt động, những hạt nước nhỏ li ti lan tỏa, bám vào giá thể và rễ cây, cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết. Nước dư thừa được thu hồi và tái sử dụng, tối ưu hóa nguồn tài nguyên.
“Ban đầu, mọi người đều cho rằng cách làm này quá lạ, khó thành công. Nhưng chỉ sau 28 ngày, toàn bộ xà lách trồng trong 100 ống trụ đã phát triển tốt, thu hoạch được gần 700kg. Năng suất này gấp nhiều lần so với cách trồng trên đất thông thường”, anh Tuấn chia sẻ.
Với phương pháp trồng rau khí canh, toàn bộ rau cấy trên ống nhựa hấp thụ được chất dinh dưỡng nên vô cùng tươi tốt.
Phương pháp trồng rau độc đáo này không chỉ mang lại năng suất vượt trội mà còn đảm bảo tính an toàn và chất lượng sản phẩm. Theo anh Tuấn, rau được trồng trong hệ thống này ít bị sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, sản phẩm rau của gia đình anh luôn được đối tác bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%.
Song song với việc tạo ra giá kinh tế vượt trội, mô hình này còn giúp rút ngắn thời gian canh tác. So với phương pháp trồng truyền thống, cần thời gian xử lý đất giữa các vụ, rau khí canh chỉ cần 2 ngày để súc rửa và tái sử dụng hệ thống. Nhờ đó, gia đình anh Tuấn duy trì sản xuất liên tục 12 tháng trong năm.
Chỉ khoảng 28 ngày sau xuống giống là anh Tuấn đã có thể thu hoạch.
Ngoài ra, với phương pháp độc đáo này giúp rau của anh Tuấn ít bị bị ảnh hưởng bởi sâu, bệnh hại. Do vậy, quá trình sản xuất ít khi phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện tại, anh Tuấn đã mở rộng quy mô lên 2.000 ống trụ, tương đương 2.000m², trồng đa dạng các loại rau ăn lá và ăn quả như xà lách, bắp cải, cải bó xôi, cà chua, dưa leo… Mỗi năm, mô hình này mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng. Với đầu ra ổn định từ các hợp đồng bao tiêu, anh Tuấn còn đang lên kế hoạch liên kết với các hộ dân trong vùng để mở rộng diện tích sản xuất lên 2ha.
Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng địa phương, tạo hướng đi bền vững cho tương lai
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, anh Tuấn chia sẻ rằng mọi thứ không hề dễ dàng. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và thậm chí phải đối mặt với sự nghi ngờ từ những người xung quanh. Nhưng với lòng kiên trì và sự nỗ lực, anh đã chứng minh rằng nông nghiệp không chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống.
Anh Tuấn luôn muốn hướng đến việc cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người sử dụng.
Không dừng lại ở việc làm giàu cho gia đình, anh Tuấn đang lên kế hoạch hợp tác với các hộ dân khác trong vùng để mở rộng mô hình khí canh lên 2ha.
Ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, đánh giá cao hiệu quả của mô hình này: “Phương pháp khí canh không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng tại địa phương vốn chủ yếu là cà phê, măng cụt và sầu riêng”.
Ngoài ra, khu vườn khí canh của anh Tuấn còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động chính thức và 8 lao động thời vụ với mức lương từ 5-9 triệu đồng mỗi tháng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện đời sống cho người dân trong khu vực.
Thành công của anh Phạm Thế Tuấn không chỉ nằm ở thu nhập mà còn ở việc mở ra một hướng đi mới cho nông nghiệp hiện đại. Mô hình khí canh giúp tiết kiệm tài nguyên nước, tối ưu hóa không gian và giảm thiểu tác động đến môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Song song đó, với việc chất lượng rau được nâng cao cũng đã giúp rau của anh Tuấn luôn được đối tác bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%.
Hiện anh Tuấn đã mở rộng mô hình sản xuất lên 2.000m2 và mong muốn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trong tương lai.
"Tôi hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng, không chỉ tại Lâm Đồng mà còn ở các vùng khác. Với sự hỗ trợ của chính quyền và sự hợp tác giữa các hộ dân, chúng tôi có thể xây dựng một cộng đồng sản xuất rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, anh Tuấn chia sẻ.
Trong tương lai, anh Tuấn dự định tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật trồng rau khí canh cho nông dân địa phương, từng bước nhân rộng mô hình này. Qua đó, anh Tuấn cũng mong muốn mô hình này sẽ được nhân rộng, không chỉ tại Lâm Đồng mà còn ở các vùng khác. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và sự hợp tác giữa các hộ dân, tham vọng của chàng nông dân 8X sẽ có thể xây dựng một cộng đồng sản xuất rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai gần.
Ghé thăm vườn mai bạc tỷ tuyệt đẹp của người nông dân đô thị ở Thủ Đức
Ở Thủ Đức - nơi nổi tiếng hội tụ những nghệ nhân và nhà vườn chăm sóc mai vàng, anh Nguyễn Thanh Hà (chủ nhân vườn...
Chia sẻ
Thanh Nam
Ghé thăm vườn mai bạc tỷ tuyệt đẹp của người nông dân đô thị ở Thủ Đức
Chia sẻ
Tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chàng nông dân trẻ tuổi đã biến ý tưởng độc đáo thành hiện thực, tạo nên một khu vườn rau có 1 không 2 đem về nguồn thu nhập đáng mơ ước.
Đến với vườn rau của anh Phạm Thế Tuấn (36 tuổi) tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chắc chắn nhiều người chắc chắn sẽ vô cùng bất ngờ khi thấy rau xanh mọc ra từ những ống nhựa to.
Anh Phạm Thế Tuấn cùng khu vườn có 1 không hai, rau mọc ra từ những ống nhựa.
Đó chính là mô hình trồng rau khí canh mà anh Tuấn đang áp dụng và thành công. Vườn rau độc lạ này không chỉ giúp chàng nông dân 8X àm giàu từ mô hình trồng rau khác biệt mà còn góp phần định hình tương lai nông nghiệp bền vững tại địa phương.
Vườn rau mọc ra từ ống nhựa
Được biết, trước đây anh Tuấn cùng gia đình từng nhiều năm canh tác rau xanh theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, bước ngoặc đến vào năm 2018, sau khi anh Tuấn danh nhiều thời gian nghiên cứu và đã quyết định từ bỏ cách trồng rau truyền thống để bắt đầu thử nghiệm mô hình khí canh trên diện tích 120m².
Với lòng quyết tâm, anh đầu tư lắp đặt 100 ống nhựa phi 200mm, dựng đứng trên nền bê tông để đảm bảo độ chắc chắn. Trên mỗi trụ, anh khoan 50 lỗ, chèn giá thể xơ dừa và bắt đầu trồng cây.
Có những ống rau cao đến 1,85m nên buộc anh Tuấn phải bắc thang để chăm sóc.
Điểm đặc biệt của mô hình này nằm ở hệ thống tưới tự động. Anh Tuấn sử dụng bét phun sương trên đỉnh các ống nhựa, hòa tan nước và phân bón để cung cấp dưỡng chất cho cây. Khi hệ thống hoạt động, những hạt nước nhỏ li ti lan tỏa, bám vào giá thể và rễ cây, cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết. Nước dư thừa được thu hồi và tái sử dụng, tối ưu hóa nguồn tài nguyên.
“Ban đầu, mọi người đều cho rằng cách làm này quá lạ, khó thành công. Nhưng chỉ sau 28 ngày, toàn bộ xà lách trồng trong 100 ống trụ đã phát triển tốt, thu hoạch được gần 700kg. Năng suất này gấp nhiều lần so với cách trồng trên đất thông thường”, anh Tuấn chia sẻ.
Với phương pháp trồng rau khí canh, toàn bộ rau cấy trên ống nhựa hấp thụ được chất dinh dưỡng nên vô cùng tươi tốt.
Phương pháp trồng rau độc đáo này không chỉ mang lại năng suất vượt trội mà còn đảm bảo tính an toàn và chất lượng sản phẩm. Theo anh Tuấn, rau được trồng trong hệ thống này ít bị sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, sản phẩm rau của gia đình anh luôn được đối tác bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%.
Song song với việc tạo ra giá kinh tế vượt trội, mô hình này còn giúp rút ngắn thời gian canh tác. So với phương pháp trồng truyền thống, cần thời gian xử lý đất giữa các vụ, rau khí canh chỉ cần 2 ngày để súc rửa và tái sử dụng hệ thống. Nhờ đó, gia đình anh Tuấn duy trì sản xuất liên tục 12 tháng trong năm.
Chỉ khoảng 28 ngày sau xuống giống là anh Tuấn đã có thể thu hoạch.
Hiện tại, anh Tuấn đã mở rộng quy mô lên 2.000 ống trụ, tương đương 2.000m², trồng đa dạng các loại rau ăn lá và ăn quả như xà lách, bắp cải, cải bó xôi, cà chua, dưa leo… Mỗi năm, mô hình này mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng. Với đầu ra ổn định từ các hợp đồng bao tiêu, anh Tuấn còn đang lên kế hoạch liên kết với các hộ dân trong vùng để mở rộng diện tích sản xuất lên 2ha.
Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng địa phương, tạo hướng đi bền vững cho tương lai
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, anh Tuấn chia sẻ rằng mọi thứ không hề dễ dàng. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và thậm chí phải đối mặt với sự nghi ngờ từ những người xung quanh. Nhưng với lòng kiên trì và sự nỗ lực, anh đã chứng minh rằng nông nghiệp không chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống.
Anh Tuấn luôn muốn hướng đến việc cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người sử dụng.
Không dừng lại ở việc làm giàu cho gia đình, anh Tuấn đang lên kế hoạch hợp tác với các hộ dân khác trong vùng để mở rộng mô hình khí canh lên 2ha.
Ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, đánh giá cao hiệu quả của mô hình này: “Phương pháp khí canh không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng tại địa phương vốn chủ yếu là cà phê, măng cụt và sầu riêng”.
Ngoài ra, khu vườn khí canh của anh Tuấn còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động chính thức và 8 lao động thời vụ với mức lương từ 5-9 triệu đồng mỗi tháng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện đời sống cho người dân trong khu vực.
Thành công của anh Phạm Thế Tuấn không chỉ nằm ở thu nhập mà còn ở việc mở ra một hướng đi mới cho nông nghiệp hiện đại. Mô hình khí canh giúp tiết kiệm tài nguyên nước, tối ưu hóa không gian và giảm thiểu tác động đến môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Song song đó, với việc chất lượng rau được nâng cao cũng đã giúp rau của anh Tuấn luôn được đối tác bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%.
Hiện anh Tuấn đã mở rộng mô hình sản xuất lên 2.000m2 và mong muốn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trong tương lai.
"Tôi hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng, không chỉ tại Lâm Đồng mà còn ở các vùng khác. Với sự hỗ trợ của chính quyền và sự hợp tác giữa các hộ dân, chúng tôi có thể xây dựng một cộng đồng sản xuất rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, anh Tuấn chia sẻ.
Trong tương lai, anh Tuấn dự định tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật trồng rau khí canh cho nông dân địa phương, từng bước nhân rộng mô hình này. Qua đó, anh Tuấn cũng mong muốn mô hình này sẽ được nhân rộng, không chỉ tại Lâm Đồng mà còn ở các vùng khác. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và sự hợp tác giữa các hộ dân, tham vọng của chàng nông dân 8X sẽ có thể xây dựng một cộng đồng sản xuất rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai gần.
Ghé thăm vườn mai bạc tỷ tuyệt đẹp của người nông dân đô thị ở Thủ Đức
Ở Thủ Đức - nơi nổi tiếng hội tụ những nghệ nhân và nhà vườn chăm sóc mai vàng, anh Nguyễn Thanh Hà (chủ nhân vườn...
Chia sẻ
Thanh Nam
Ghé thăm vườn mai bạc tỷ tuyệt đẹp của người nông dân đô thị ở Thủ Đức