Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Lần đầu đón tết ở nhà chồng, nhiều nàng dâu gen Z nói rất hạnh phúc vì được gia đình chồng thương yêu, đỡ cảm thấy ngại hay nhớ nhà mẹ ruột.
Khác với mọi năm, tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, Nguyễn Thị Kim Anh (25 tuổi), ngụ tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, lần đầu đón năm mới ở nhà chồng. Dù đã có thời gian tìm hiểu và làm quen với gia đình chồng trước đó, nhưng cô gái quê ở tỉnh Hậu Giang cũng có chút lo lắng.
"Mình tưởng tượng làm dâu sẽ rất khó, sợ nhiều thứ, không đúng ý mọi người", Kim Anh bày tỏ. Tuy nhiên, những điều cô gái suy nghĩ trong đầu lại không xảy ra, mà ngược lại còn cảm thấy bỡ ngỡ vì mọi thứ suôn sẻ. Đón tết ở nhà chồng cũng không khác gì lúc ở cùng ba mẹ ruột.
Kim Anh thường đi du lịch và chụp nhiều ảnh cùng mẹ chồng
Những ngày tết vừa rồi, Kim Anh nói cảm thấy rất vui. Trước tết, cô và gia đình chồng cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, việc gì khó, nặng nhọc thì chồng của Kim Anh đảm nhiệm. Khâu mua sắm, trang trí cũng như nấu ăn, mẹ chồng và Kim Anh cùng nhau chuẩn bị. Những món ăn truyền thống trong ngày tết như thịt kho trứng, khổ qua dồn thịt... cô gái sẽ làm theo hướng dẫn của mẹ chồng.
Thay vì tranh cãi ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại, hai vợ chồng Kim Anh "chốt" đón giao thừa và mùng 1 tết tại nhà chồng, còn mùng 2, 3 sẽ về nhà mẹ ruột ở tỉnh Hậu Giang. Đầu năm mới, cô gái nói rất thích không khí náo nhiệt và hưởng ứng các trò chơi tết của mọi người trong nhà. Đặc biệt, Kim Anh rất vui vì vẫn còn được nhận lì xì từ người lớn.
Dù có lúc cô gái cũng nhớ nhà mẹ ruột, không biết năm nay gia đình ăn tết ra sao, có đón giao thừa, xem pháo hoa không... Nhưng thấy mẹ chồng bên cạnh chỉ dạy, chia sẻ công việc, yêu thương mình, nàng dâu gen Z nói bản thân thật may mắn.
"Tụi mình hạnh phúc vì có ba mẹ chồng vô cùng tâm lý, luôn muốn chia sẻ công việc với các con", cô gái nêu cảm nhận.
Vợ chồng Ngọc Phượng chụp ảnh năm mới ở Dinh Độc Lập
NVCC
Cũng có một mùa tết sum vầy, hạnh phúc bên gia đình chồng, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (27 tuổi), ngụ tại TP.HCM, nói đây là cái tết đáng nhớ vì lần đầu tiên cô được đón giao thừa cùng chồng, ăn cơm đoàn viên với người thân trong thời khắc chuyển giao năm mới.
Phượng kể những năm trước cô làm việc đến 28 tháng chạp, trong khi bạn bè đã về quê gần hết thì mình vẫn ở lại thành phố, tâm trạng nôn nao, muốn mau chóng về nhà ăn tết cùng ba mẹ. Còn năm nay, cô ở lại TP.HCM đón tết cùng gia đình chồng, nhịp sinh hoạt những ngày cuối năm không quá gấp gáp, yên bình, dễ chịu hơn.
"Chúng mình vừa cố gắng hoàn thành xong những việc ở chỗ làm, song song đó lo dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những thứ cần thiết trong gia đình để đón tết cùng nhau", Ngọc Phượng chia sẻ.
Khác với mọi năm, đây cũng là lần đầu cô gái phụ mẹ chồng sửa soạn mâm cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng chạp, trong khi ở quê nhà tỉnh Đồng Tháp, gia đình của Phượng không có phong tục này. Điều này, giúp cô gái có thêm kinh nghiệm, vốn sống mới cũng như tăng sự gắn kết với gia đình chồng hơn.
"Mình cảm thấy rất may mắn vì giống như làm con gái trong gia đình chồng. Mẹ chồng luôn bên cạnh hỗ trợ, quán xuyến mọi việc, mình và ông xã còn có thời gian đi dạo, cà phê đầu năm cùng nhau nữa", Phượng chia sẻ.
Mẹ chồng hướng dẫn nàng dâu gen Z làm món ăn ngày tết
HUỲNH NHI
Cũng vậy, T.T.N.T (25 tuổi), ngụ tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, lúc đầu cũng khá lo lắng khi đón tết ở nhà chồng. Tuy nhiên, qua một cái tết, cô cảm thấy mình và gia đình chồng đã gắn kết với nhau hơn rất nhiều.
T. được mẹ chồng dẫn đi uốn tóc, làm đẹp, cùng ra chợ bán hàng ngày tết, trang trí nhà cửa. Ngoài ra, do có cùng sở thích nấu ăn nên mẹ chồng và T. cùng nhau chuẩn bị nhiều món ngon để làm tiệc đãi gia đình hai bên.
"Mình thấy mẹ chồng dễ thương, hiền, luôn hỗ trợ hết sức có thể. Lúc đầu mình còn ngại, sợ sệt, nhưng qua mùa tết này, mình đã mến mẹ hơn. Còn mẹ cũng xem mình như con gái ruột", T. bày tỏ.
Khác với mọi năm, tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, Nguyễn Thị Kim Anh (25 tuổi), ngụ tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, lần đầu đón năm mới ở nhà chồng. Dù đã có thời gian tìm hiểu và làm quen với gia đình chồng trước đó, nhưng cô gái quê ở tỉnh Hậu Giang cũng có chút lo lắng.
"Mình tưởng tượng làm dâu sẽ rất khó, sợ nhiều thứ, không đúng ý mọi người", Kim Anh bày tỏ. Tuy nhiên, những điều cô gái suy nghĩ trong đầu lại không xảy ra, mà ngược lại còn cảm thấy bỡ ngỡ vì mọi thứ suôn sẻ. Đón tết ở nhà chồng cũng không khác gì lúc ở cùng ba mẹ ruột.
Kim Anh thường đi du lịch và chụp nhiều ảnh cùng mẹ chồng
Những ngày tết vừa rồi, Kim Anh nói cảm thấy rất vui. Trước tết, cô và gia đình chồng cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, việc gì khó, nặng nhọc thì chồng của Kim Anh đảm nhiệm. Khâu mua sắm, trang trí cũng như nấu ăn, mẹ chồng và Kim Anh cùng nhau chuẩn bị. Những món ăn truyền thống trong ngày tết như thịt kho trứng, khổ qua dồn thịt... cô gái sẽ làm theo hướng dẫn của mẹ chồng.
Thay vì tranh cãi ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại, hai vợ chồng Kim Anh "chốt" đón giao thừa và mùng 1 tết tại nhà chồng, còn mùng 2, 3 sẽ về nhà mẹ ruột ở tỉnh Hậu Giang. Đầu năm mới, cô gái nói rất thích không khí náo nhiệt và hưởng ứng các trò chơi tết của mọi người trong nhà. Đặc biệt, Kim Anh rất vui vì vẫn còn được nhận lì xì từ người lớn.
Dù có lúc cô gái cũng nhớ nhà mẹ ruột, không biết năm nay gia đình ăn tết ra sao, có đón giao thừa, xem pháo hoa không... Nhưng thấy mẹ chồng bên cạnh chỉ dạy, chia sẻ công việc, yêu thương mình, nàng dâu gen Z nói bản thân thật may mắn.
"Tụi mình hạnh phúc vì có ba mẹ chồng vô cùng tâm lý, luôn muốn chia sẻ công việc với các con", cô gái nêu cảm nhận.
Vợ chồng Ngọc Phượng chụp ảnh năm mới ở Dinh Độc Lập
NVCC
Cũng có một mùa tết sum vầy, hạnh phúc bên gia đình chồng, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (27 tuổi), ngụ tại TP.HCM, nói đây là cái tết đáng nhớ vì lần đầu tiên cô được đón giao thừa cùng chồng, ăn cơm đoàn viên với người thân trong thời khắc chuyển giao năm mới.
Phượng kể những năm trước cô làm việc đến 28 tháng chạp, trong khi bạn bè đã về quê gần hết thì mình vẫn ở lại thành phố, tâm trạng nôn nao, muốn mau chóng về nhà ăn tết cùng ba mẹ. Còn năm nay, cô ở lại TP.HCM đón tết cùng gia đình chồng, nhịp sinh hoạt những ngày cuối năm không quá gấp gáp, yên bình, dễ chịu hơn.
"Chúng mình vừa cố gắng hoàn thành xong những việc ở chỗ làm, song song đó lo dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những thứ cần thiết trong gia đình để đón tết cùng nhau", Ngọc Phượng chia sẻ.
Khác với mọi năm, đây cũng là lần đầu cô gái phụ mẹ chồng sửa soạn mâm cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng chạp, trong khi ở quê nhà tỉnh Đồng Tháp, gia đình của Phượng không có phong tục này. Điều này, giúp cô gái có thêm kinh nghiệm, vốn sống mới cũng như tăng sự gắn kết với gia đình chồng hơn.
"Mình cảm thấy rất may mắn vì giống như làm con gái trong gia đình chồng. Mẹ chồng luôn bên cạnh hỗ trợ, quán xuyến mọi việc, mình và ông xã còn có thời gian đi dạo, cà phê đầu năm cùng nhau nữa", Phượng chia sẻ.
Mẹ chồng hướng dẫn nàng dâu gen Z làm món ăn ngày tết
HUỲNH NHI
Cũng vậy, T.T.N.T (25 tuổi), ngụ tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, lúc đầu cũng khá lo lắng khi đón tết ở nhà chồng. Tuy nhiên, qua một cái tết, cô cảm thấy mình và gia đình chồng đã gắn kết với nhau hơn rất nhiều.
T. được mẹ chồng dẫn đi uốn tóc, làm đẹp, cùng ra chợ bán hàng ngày tết, trang trí nhà cửa. Ngoài ra, do có cùng sở thích nấu ăn nên mẹ chồng và T. cùng nhau chuẩn bị nhiều món ngon để làm tiệc đãi gia đình hai bên.
"Mình thấy mẹ chồng dễ thương, hiền, luôn hỗ trợ hết sức có thể. Lúc đầu mình còn ngại, sợ sệt, nhưng qua mùa tết này, mình đã mến mẹ hơn. Còn mẹ cũng xem mình như con gái ruột", T. bày tỏ.